Tạ Đức Duy

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Tạ Đức Duy
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội.

Bà em đã gần bảy mươi tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Câu 1:

-Chủ đề của bài thơ là niềm tự hào về vẻ đẹp, giá trị truyền thống văn hóa của quê hương.

Câu 2:

-Vẻ đẹp quê hương được "tôi" ngợi ca ở khía cạnh là sự trù phú về sản vật gắn với từng địa danh, từng vùng đất.

Câu 3:

- Nghĩa của từ “vàng” trong hai dòng thơ “Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất/ “Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng.”: Ánh sáng vằng vặc của trăng, phủ kín đêm đen, chứng kiến cảnh đất nước bị đô hộ. Từ ngữ được dùng gợi tả không gian đêm tối nhưng không mờ mịt mà luôn có ánh sáng ấm áp cũng như đất nước đang trong cảnh nguy nan nhưng vẫn sẽ có ánh sáng dẫn lối đến thắng lợi.

Câu 4:

-Giá trị của biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Quê hương tôi có…”:

+ Liệt kê những truyền thống văn hóa lâu đời, những anh hùng hào kiệt, những danh lam thắng cảnh, những sản vật trời ban. Từ đó thể hiện lòng tự hào, tình yêu dành cho quê hương của tác giả.

+ Tạo nhạc điệu tha thiết cho bài thơ, khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc.

Câu 5:

– Học sinh trình bày những thông điệp mà mình tiếp nhận được sau khi đọc bài thơ.

– Ví dụ: Tình yêu và niềm tự hào dành cho quê hương đất nước; lòng biết ơn những anh hùng hào kiệt đã hi sinh bảo vệ non sông, ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển đất nước;…

Bài 6:

Bài làm

Em tự hào nhất về tinh thần tương thân tương ái của quê hương mình. Đây là nét đẹp văn hóa đậm chất nhân văn, thể hiện qua những hành động sẻ chia, đoàn kết trong lúc khó khăn. Từ những ngày xa xưa, người Việt đã cùng nhau chung tay chống giặc, bảo vệ làng quê; cho đến ngày nay, tinh thần ấy vẫn còn mãnh liệt trong những đợt quyên góp giúp đỡ người gặp hoạn nạn, thiên tai. Chính tinh thần này làm em cảm nhận được sự ấm áp và ý nghĩa của tình người.

Tục ngữ, ca dao là kho tàng tri thức quý báu của dân tộc, được đúc kết từ những kinh nghiệm sống và bài học đạo đức của cha ông ta. Trong số đó, câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" không chỉ là một hình ảnh sinh động mà còn chứa đựng một triết lý sâu sắc về tình yêu thương, sự đoàn kết và tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh con ngựa trong đàn để nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong một tập thể. Khi một con ngựa bị đau ốm, cả đàn ngựa sẽ ngừng ăn cỏ, thể hiện sự lo lắng, quan tâm và chia sẻ nỗi đau với đồng loại. Hình ảnh này gợi lên trong ta cảm xúc về sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không thể tồn tại độc lập mà luôn gắn bó với những người xung quanh, tạo nên một cộng đồng, một xã hội. Khi một thành viên trong cộng đồng gặp khó khăn, hoạn nạn, những người khác không thể làm ngơ, thờ ơ mà cần phải chung tay giúp đỡ, chia sẻ. Sự giúp đỡ không chỉ mang lại sự hỗ trợ về vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần lớn lao, giúp người gặp nạn có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.

Câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" còn mang ý nghĩa về sự đoàn kết, sức mạnh tập thể. Khi chúng ta cùng nhau đoàn kết, chúng ta sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn, có thể vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó. Trong những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc đã giúp chúng ta đánh bại những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần. Trong cuộc sống hàng ngày, sự đoàn kết cũng giúp chúng ta xây dựng một cộng đồng văn minh, giàu mạnh.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, khi mà lối sống cá nhân hóa đang dần chiếm ưu thế, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái có nguy cơ bị mai một. Nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng. Những hành động vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác vẫn còn tồn tại. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải nhìn nhận lại giá trị của tình yêu thương, sự đoàn kết và có những hành động thiết thực để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Để phát huy tinh thần "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", chúng ta cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hãy quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Hãy tham gia vào các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng. Hãy lan tỏa những thông điệp yêu thương, đoàn kết đến mọi người.

Câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" là một bài học quý giá về tình yêu thương, sự đoàn kết và tinh thần tương thân tương ái. Hãy ghi nhớ và thực hành bài học này để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho cộng đồng.

Câu 1: Thể thơ tự do.

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong khổ thơ thứ nhất: Mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ; Mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở để gieo vụ tháng mười; Mẹ gánh lúa về nhà; Mẹ tưới mồ hôi xuống đất.

Câu 3: Nghĩa của từ “cấy” trong hai dòng thơ “Mẹ tưới mồ hôi xuống đất/ Cấy hy vọng đời con.”: Đặt vào con mọi hy vọng, niềm tin, mong con thành công. “Cấy” còn là hành động mang tính vun đắp, hy sinh của mẹ để con có được tương lai tươi sáng.

Câu 4:

+ Biện pháp so sánh: Ôi cánh đồng như lòng mẹ.

+ Tác dụng của biện pháp so sánh: Giúp người đọc hình dung, cảm nhận về tình cảm yêu thương, tấm lòng bao dung của người mẹ dành cho con; giúp diễn đạt của câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm.

+ Biện pháp điệp từ: Nhớ.

+ Tác dụng của biện pháp điệp từ: Nhấn mạnh nỗi nhớ mong da diết của người con dành cho làng quê, cho cánh đồng và đặc biệt là cho mẹ. Người con nhớ về nơi mình được sinh ra và lớn lên, nhớ cánh đồng gắn liền với tuổi thơ và nhớ về mẹ đã tần tảo nuôi mình ăn học; giúp diễn đạt của câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm, giàu nhạc điệu.

Câu 5: Trong khổ thơ thứ hai, người con đã thể hiện nỗi tiếc nuối, ân hận của mình khi chưa về thăm quê, thăm cánh đồng, mặc mẹ tuổi già sức yếu.

Câu 6:

BÀI LÀM

Trong kí ức của tôi, hình ảnh con đường làng vào mỗi buổi chiều tà luôn hiện lên thật đẹp. Đó là con đường đất nhỏ, hai bên là những hàng tre xanh mát, xa xa là cánh đồng lúa vàng óng ả. Mỗi khi chiều về, tôi cùng đám bạn trong xóm thường ra đây chơi đùa, thả diều, đá bóng. Những khoảnh khắc ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi, là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ và bình yên nhất.

Học tập giúp con người và xã hội phát triển. Một trong những cách học hữu hiệu nhất chính là học từ thực tế, trải nghiệm thực tế như câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

“Sàng” là vật dụng nhà nông, dùng để đựng thóc gạo. Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ con người nên đi đây đi đó để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những kiến thức mà ta học tập trong những chuyến đi đó sẽ được tích lũy dần dần. Theo thời gian, tri thức ta có được sẽ nhiều như những sàng thóc đầy. Học tập vốn là cả một quá trình.

Thời đại càng phát triển, kiến thức càng mênh mông. Nếu ta chỉ biết ngồi lại một chỗ và gặm nhấm những điều cũ kĩ, không chịu mở mang tầm mắt thì sớm muộn cũng trở thành kẻ lạc hậu và bị xã hội đào thải. Con người nên học tập mọi nơi, mọi lúc. Trải nghiệm nhiều, ta không chỉ có thêm kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống mà còn có cơ hội mở rộng các mối quan hệ xã hội. Tâm hồn ta trở nên phóng khoáng, trí óc được minh mẫn. Đứng trước những thử thách của cuộc sống, ta có chính kiến và bản lĩnh để đối mặt. Ngược lại, những người sống thụ động, không dám thoát khỏi vùng an toàn sẽ mãi ở phía sau rồi ngưỡng vọng thành quả của người khác. Họ chẳng khác nào những “Thầy bói xem voi”, “Ếch ngồi đáy giếng” trong truyện ngụ ngôn.

Hãy dùng đôi chân của mình để tiến lên, dùng đôi mắt trong sáng để trông nhìn và dùng trí óc để suy ngẫm. Năm tháng dài và rộng, đừng sống hoài sống phí!

Câu 1: Văn bản viết về đề tài: Thám hiểm Sao Hỏa.

Câu 2: Tình huống trong văn bản: Các linh mục tới Hỏa Tinh mong muốn xây dựng nhà thờ cho cư dân là những quả cầu lửa xanh.

Câu 3

– Nghĩa của từ “quang” trong câu “Đây là con đường đã dọn quang.”: sạch sẽ, khai thông, sáng sủa.

– Cách xác định nghĩa của từ: Dựa vào từ đứng trước đó (“dọn”, “đã dọn”) và những từ ở câu sau (“con đường cỏ dại, gai góc”, “tự mở lối”).

Câu 4:

– Dựa vào một vài chi tiết:

+ Đức Cha quan tâm đến chiều cao, màu da của các sinh vật ở Hỏa Tinh để xây dựng nhà thờ phù hợp với họ.

+ Đức Cha quyết định đến nơi của những quả cầu lửa xanh, cho rằng chúng cũng có linh hồn.

+ Đức Cha nghĩ rằng con người cần chủ động mở lối mà đi, khám phá những thứ mới, không nên quanh quẩn với những lối mòn quen thuộc.

– Tính cách của nhân vật Đức Cha Peregrine:

+ Giàu tình thương, cảm thông với những linh hồn trên Hỏa Tinh.

+ Kiên định, quyết tâm đi tìm những điều mới.

– Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình khi nghe câu nói “Hãy chỉ cho ta con đường cỏ dại, gai góc. Chính ta phải tự mở lối mà đi.”...

Câu 5: Nội dung chính của văn bản: Đức Cha Peregrine và những người đồng hành đặt chân đến Hỏa Tinh. Thay vì vào thành phố, họ quyết định đến nơi ở của các quả cầu lửa xanh để khám phá.

Câu 6:

+ Khuyến khích con người chủ động tìm những vùng đất mới, khám phá những điều mới mẻ.

+ Khuyến khích con người không ngại khó khăn, thử thách.

+ Học sinh có thể liên hệ bản thân: Chủ động tìm kiếm, học tập những kiến thức mới; phát huy hết năng lực học tập của chính mình;…

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con. 

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó. 

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ. 

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. 

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.    Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà ...thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng. 

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi. 

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ. 

"Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

- Về nhận thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lính, nhận thức được sự hi sinh cao cả của họ, có trong chính mình tình yêu nước,…

- Về hành động: Yêu quý, kính trọng, biết ơn những người lính,…

- Điệu hồn (chiều sâu cảm xúc, tinh thần của bài thơ) đó là ca ngợi, tự hào về vẻ đẹp của người lính lái xe được xây dựng trên cấu trúc từ cái riêng đến cái chung. Cụ thể người lính có những cái riêng (Thời gian tham gia cách mạng, tính cách, quê hương, tên) nhưng đã vào chiến trường họ có chung mục tiêu, lí tưởng, khát vọng.

- Mối quan hệ này đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lính: đa dạng, riêng biệt nhưng cũng thống nhất. Những người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường luôn lạc quan, khát khao chiến thắng.

Renewable energy sources are important because they are clean, which means they don't harm the environment. They are also sustainable because they won't run out. Additionally, they help reduce pollution and greenhouse gas emissions. Using renewable energy can also create new job opportunities. Overall, renewable energy helps us protect the planet for future generations.