

Nguyễn Lê Minh Đức
Giới thiệu về bản thân



































Câu 2:
Bài làm
Bài thơ "Bảo kính cảnh giới" số 43 của Nguyễn Trãi là một tác phẩm tiêu biểu, thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng nhân ái của tác giả đối với nhân dân.
Bài thơ khắc họa một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống thôn dã bình yên, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương cùng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Mở đầu bài thơ, tác giả gợi lên không gian thanh mát của một ngày hè:
“Rồi hồng mát thuở ngày trường.”
Hình ảnh “rồi hồng mát” gợi tả một buổi trưa hè trong trẻo, thanh bình, nơi con người có thể thư thái tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên. Cảnh vật tiếp tục được miêu tả bằng những gam màu rực rỡ:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp trường,
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.”
Cây hòe xanh mát tỏa bóng rợp mát, thạch lựu đỏ rực như ngọn lửa bừng cháy, sen hồng trong ao tỏa hương ngào ngạt. Những hình ảnh này không chỉ tái hiện vẻ đẹp sinh động của thiên nhiên mà còn thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả trước tạo hóa. Nguyễn Trãi không chỉ ngắm nhìn mà còn cảm nhận từng sự chuyển động của cảnh vật, từng màu sắc, mùi hương hòa quyện vào không gian.
Không chỉ có thiên nhiên, bài thơ còn miêu tả âm thanh của cuộc sống con người:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
Tiếng chợ cá nhộn nhịp, lao xao gợi lên một khung cảnh đời thường giản dị nhưng tràn đầy sức sống. Âm thanh của “cầm ve” (tiếng ve kêu) lại tạo nên sự đối lập với không gian tĩnh lặng nơi “lầu tịch dương”, cho thấy sự giao hòa giữa động và tĩnh, giữa con người với thiên nhiên
Câu 1:
Bài làm
Trong cuộc sống hiện đại đầy biến động, lối sống chủ động đóng vai trò quan trọng, giúp con người làm chủ vận mệnh và đạt được thành công. Người có lối sống chủ động không chờ đợi cơ hội đến mà biết cách tạo ra cơ hội, không để hoàn cảnh chi phối mà luôn chủ động thích nghi và tìm hướng đi phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng trong học tập và công việc. Một học sinh chủ động sẽ không chỉ học theo chương trình trên lớp mà còn tự tìm tòi kiến thức, phát triển bản thân. Trong công việc, những người có tinh thần chủ động luôn sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, từ đó tạo ra những bước tiến lớn. Điển hình như Elon Musk – một doanh nhân nổi tiếng thế giới, nhờ tinh thần chủ động học hỏi và đổi mới, ông đã tạo ra những thành tựu đột phá trong công nghệ và khoa học. Ngược lại, những người thụ động thường dễ bỏ lỡ cơ hội và trở nên trì trệ. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện tư duy linh hoạt, tinh thần tự giác để có thể làm chủ cuộc đời mình. Lối sống chủ động không chỉ giúp cá nhân phát triển mà còn góp phần xây dựng một xã hội năng động, tiến bộ.
Câu 1:
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2: Những hình ảnh thể hiện nét sinh hoạt đạm bạc, thanh cao của tác giả là:
- " Một mai, một cuốc, một cần câu"
- "Thu ăn măng trúc", " đông ăn giá"
- " Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống"
- "Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"
Câu 3:
- Biện pháp tu từ liệt kê: "Một mai", "một cuốc", "một cần câu"
- Tác dụng:
+ Làm tăng hiệu quả biểu đạt, tăng tính biểu cảm và khiến cho bài thơ thêm giàu hình ảnh, sinh động.
+ Nhấn mạnh những vật dụng gắn liền với đời sống lao động giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Gợi lên triết lí sống an nhàn, không chạy theo danh lợi, phù phiếm.
Câu 4:
- Quan niệm về dại- khôn của tác giả:
+ "Dại": "tìm nơi vắng vẻ" - nơi yên tĩnh của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.
+ "Khôn": "đến chốn lao xao"- chốn cửa quyền bon chen, tranh giành, sát phạt.
=> Thực chất, đó là một cách nói ngược nghĩa, hàm ý mỉa mai: khôn mà dại, dại mà khôn của tác giả. Qua đó, cho thấy trí tuệ sắc sảo và nhân cách cao quý, không màng danh lợi của nhà thơ.
Câu 5:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ mang phong thái ung dung, thanh cao và có tư tưởng sâu sắc về cuộc sống. Qua bài thơ “Nhàn”, ông thể hiện quan niệm sống giản dị, tránh xa danh lợi để giữ tâm hồn thanh thản. Ông coi sự nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên là lẽ sống cao quý, đối lập với chốn quan trường đầy bon chen. Điều đó thể hiện nhân cách trong sạch, trí tuệ uyên thâm và thái độ an nhiên trước cuộc đời. Vẻ đẹp nhân cách ấy không chỉ là một triết lý sống cá nhân mà còn là bài học sâu sắc cho hậu thế.
1. Dân cư - lao động:
- Lực lượng sản xuất trực tiếp
- Nguồn tiêu thụ nông sản
2. Sở hữu ruộng đất:
- Quan hệ sở hữu Nhà nước, tập thể, tư nhân về ruộng đất
3. Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp:
- Cơ giới hóa
- Thủy lợi hóa
- Hóa học hóa
- Cách mạng xanh và công nghệ sinh học
4. Thị trường tiêu thụ:
- Trong nước
- Nước ngoài
Câu 1;
a) Các nguồn lực là:
* Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực sau:
1. Nguồn lực vị trí địa lí gồm :
- Tự nhiên
- Kinh tế, chính trị, giao thông
2. Nguồn lực tự nhiên gồm:
- Đất
- Khí hậu
- Nước
- Biển
- Sinh vật
- Khoáng sản
3. Nguồn lực kinh tế - xã hội gồm:
- Dân số và nguồn lao động
- Vốn
- Thị trường
- Khoa học kĩ thuật và công nghệ
- Chính sách và xu thế phát triển
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ có:
1. Nguồn lực bên trong:
- Vị trí địa lí tự nhiên
- Kinh tế-xã hội trong nước
2. Nguồn lực bên ngoài:
- Vốn
- Thị trường
- Khoa học và công nghệ
- Kinh nghiệm quản lí, sản xuất, kinh doanh từ các nước khác