NGUYỄN TRẦN GIA NGUYÊN
Giới thiệu về bản thân
Câu 1: Hình tượng "mưa" trong bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, gợi lên nỗi sợ hãi về sự bấp bênh, đổi thay và mất mát trong tình yêu cũng như cuộc đời. Mưa không chỉ là hiện tượng tự nhiên mà còn hóa thành nhân vật, mang sức mạnh tàn phá, "Mưa cướp đi ánh sáng của ngày", "xoá cả dấu chân em về buổi ấy". Đó là cơn mưa của thời gian, của biến cố, có thể xóa nhòa kỷ niệm, làm phai mờ những lời hứa ban đầu. Nhưng hơn thế, mưa còn chất chứa những lo âu sâu thẳm về tương lai, khi "hạnh phúc con người mong manh mưa sa". Thông qua hình ảnh này, Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc khắc họa nỗi lòng của nhân vật trữ tình, vừa hoài niệm quá khứ, vừa lo lắng trước những gì sắp đến. Hình tượng "mưa" vì thế không chỉ là biểu tưởng của nỗi sợ, của sự chia xa, của nỗi buồn, mà còn là lời nhắc nhở trân trọng những gì ta đang có trước khi tất cả phai nhòa theo thời gian.
Câu 2:
Trong dòng chảy bất tận của cuộc sống, con người không ít lần lạc lối giữa những lo toan cơm áo gạo tiền và những tham vọng vô tận. Có những người sống một cuộc đời mỏi mệt, bận rộn mà chẳng thể cảm nhận được ý nghĩa thực sự của nó. Howard Thurman từng nói: “Hãy tự hỏi xem điều gì sẽ khiến bạn tỉnh thức, và thực hiện điều đó. Bởi cái thế giới cần là những con người đã thức tỉnh.” Câu nói ấy như một lời nhắc nhở sâu sắc rằng sự tỉnh thức không chỉ giúp chúng ta sống trọn vẹn hơn mà còn trở thành ngọn lửa dẫn lối để xây dựng một thế giới tươi đẹp.
Tỉnh thức, theo nghĩa rộng, không đơn thuần là việc thức dậy khỏi giấc ngủ của thể xác mà còn là sự bừng tỉnh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là khoảnh khắc khi ta nhận ra bản thân mình đang sống như thế nào, vì điều gì, và điều đó có ý nghĩa gì với cuộc đời. Sự tỉnh thức là ánh sáng rọi chiếu vào những góc tối trong tâm hồn, giúp ta nhận ra điều quý giá mà đôi khi vì quá vội vã, ta đã lãng quên.
Những biến cố trong cuộc sống chính là hồi chuông thức tỉnh mạnh mẽ nhất. Khi đối mặt với mất mát hay thất bại, chúng ta buộc phải suy nghĩ lại về mục tiêu và giá trị của bản thân. Chỉ khi mất đi điều gì đó quý giá, con người mới nhận ra ý nghĩa thật sự của nó. Một người từng mải mê với công việc, bỏ lỡ những bữa cơm gia đình, có thể thức tỉnh khi cha mẹ qua đời mà chưa kịp nói lời yêu thương. Hoặc như Helen Keller, dù mất cả thị giác và thính giác từ nhỏ, vẫn vươn lên tìm ánh sáng tri thức, truyền cảm hứng cho hàng triệu người. Những nghịch cảnh, đau thương đôi khi là chất xúc tác buộc con người đối diện với sự thật và sống ý nghĩa hơn.
Không chỉ có nghịch cảnh, tình yêu và lòng trắc ẩn cũng là ngọn lửa thắp sáng sự tỉnh thức. Khi biết yêu thương và được yêu thương, chúng ta nhận ra ý nghĩa của cuộc sống không nằm ở vật chất mà là sự sẻ chia và cống hiến. Hình ảnh những người mẹ hy sinh vì con, những người anh hùng cứu giúp đồng bào trong thiên tai là minh chứng cho sức mạnh của tình yêu. Tình yêu không cần lớn lao; đôi khi, chỉ một hành động nhỏ như lời động viên chân thành cũng đủ để thức tỉnh một tâm hồn lạc lối. Nó giúp con người thoát khỏi sự ích kỷ, sống trọn vẹn vì những giá trị bền vững và nhân văn.
Dẫu vậy, không phải ai cũng dễ dàng tỉnh thức. Trong guồng quay hiện đại, con người dễ rơi vào trạng thái "ngủ mê", chạy theo tiền bạc, danh vọng mà lãng quên những giá trị tinh thần. Một cuộc đời sống hời hợt, thiếu tỉnh thức chẳng khác nào ngọn đèn cạn dầu, mờ nhạt và ngắn ngủi. Nếu không dừng lại để lắng nghe chính mình, chúng ta sẽ mãi trôi dạt trong vô nghĩa, chỉ thức tỉnh khi đã trả giá bằng những điều không thể quay lại.
Có thể nói, sự tỉnh thức không chỉ là nhận thức mà còn là hành động để làm sáng rõ mục đích sống của mỗi người. Những biến cố, tình yêu và lòng trắc ẩn chính là yếu tố quan trọng đánh thức tâm hồn, giúp chúng ta sống ý nghĩa hơn. Dẫu cuộc đời ngắn ngủi, nhưng nếu sống tỉnh thức, chúng ta không chỉ làm đẹp cho chính mình mà còn góp phần xây dựng một thế giới nhân văn, tốt đẹp. Vậy nên, hãy tự hỏi rằng "Điều gì khiến ta bừng tỉnh?" và sống trọn vẹn với điều đó, bởi thế giới luôn cần những trái tim thức tỉnh để lan tỏa ánh sáng yêu thương.
Câu 1: Thể thơ của bài thơ trên là thơ tự do
Câu 2: Bài thơ trên thể hiện nỗi lo lắng, suy tư của nhân vật trữ tình trước những sóng gió trong cuộc sống và tình yêu
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa (Mưa cướp đi ánh sáng của ngày)
- Ý nghĩa : + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn
+ Góp phần thể hiện cảm xúc lo âu của tác giả trước những khó khăn của cuộc sống
Câu 4:
Khi đối diện với tương lai, nơi những điều chưa biết vẫn mù mịt trước mắt, con người cần giữ cho mình sự bình thản, một tâm hồn kiên định và đôi mắt đầy hy vọng. Tương lai không phải là một con đường bằng phẳng, mà là một đại dương rộng lớn, đầy sóng gió và mịt mù sương khói. Tuy nhiên, chính trong sự vô định ấy, con người có thể tìm thấy những cơ hội mới, những cuộc hành trình mới mẻ. Thay vì sợ hãi trước những gì chưa đến, ta cần bước đi bằng lòng dũng cảm, đón nhận thử thách với sự linh hoạt, và luôn giữ vững niềm tin vào khả năng vươn lên, chỉ thế mới có thể giúp ta vững vàng hơn trước những con sóng của đời.