

Bùi Thị Diễm Hạnh
Giới thiệu về bản thân



































Câu1: Đoạn trích trên là một trong những đoạn truyện thơ đặc sắc của “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đặc sắc nghệ thuật được thể hiện qua ngôn ngữ thơ ca tinh tế, giàu hình ảnh và biểu cảm để khắc hoạ lại cuộc gặp gỡ của Kiều và Từ Hải. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hình ảnh đối lập để miêu tả sự tương phản giữa vẻ đẹp của Kiều- người thiếu nữ mềm mỏng, khiêm nhường còn Từ Hải- bậc anh hùng cái thế , tạo ra sự cân đối, hài hoà trong đoạn trích. Ngoài ra, cảm xúc sâu lắng mãnh liệt giữa hai tâm hồn đồng điệu cũng được thể hiện qua ngôn ngữ và hình ảnh, tạo nên một bức tranh về tình yêu đáng ngưỡng mộ. Tóm lại, đoạn trích trên là một kiệt tác của văn học Việt Nam, thể hiện sự tinh tế, sâu lắng của nghệ thuật thơ ca.
Câu2:
“Lòng tốt có thể chữa lành những vết thương nhưng lòng tốt cũng cần phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào con số không tròn trĩnh” là ý kiến mà em hoàn toàn đồng tình.
Trước hết, ta hiểu lòng tốt là một trong những phẩm chất quý giá ở trong tâm của mỗi con người, giúp con người trở nên nhân hậu, vị tha, bao dung và có trách nhiệm với người khác. Khi chúng ta thể hiện lòng tốt, ta không chỉ giúp đỡ người khác mà còn tạo ra cho bản thân một súc cảm hạnh phúc và lòng tốt sẽ giúp người khác được chữa lành về mặt thể chất và cả tinh thần. Tuy nhiên, lòng tốt không phải lúc nào cũng đủ để giải quyết mọi vấn đề, chúng ta phải tỉnh táo để nhìn nhận về trường hợp đó thật rõ rồi mới quyết định giúp đỡ hay không. Nếu chúng ta chỉ có lòng tốt mà không sắc sảo thì sẽ trở thành một trò cười cho thiên hạ, trở nên dễ bị lợi dụng hoặc thậm chí còn gây hại cho người được giúp đỡ. Đây chính là ý kiến mà em vô cùng tán thành.
Trong xã hội cuồng vật chất như hiện tại, để có thể sinh tồn giữa những ”bầy sói hoang” ta phải có sự tỉnh táo. Để thể hiện lòng tốt, ta chỉ cần đơn giản là ủng hộ cái bánh, cái kẹo với những bà , bác bán hàng rong, vất rác đúng nơi quy định, đi làm thiện nguyện,… Mỗi hành động của chúng ta đều có thể trở thành lòng tốt. Thế nhưng xã hội hiện tại xuất hiện rất nhiều trường hợp giả dạng những người nghèo khổ để xin sự giúp đỡ như giả bộ khuyết tật để xin tiền, mang con cái ra để làm công cụ kiếm tiền… Và trong quá khứ đã có rất nhiều trường hợp giả dạng đó bị công an bắt về đồn. Thật đáng tiếc thay, những lòng tốt bị đặt sai chỗ đã khiến họ trở nên vô sỉ, lười nhác và chọn những công việc không chân chính như vậy, đồng thời khiến mọi người trở nên ngày càng vô cảm và nghi ngờ nhân sinh hơn. Ở một mặt khác, nếu chúng ta có đủ sự sắc sảo và tinh tế, ta sẽ tìm ra giải pháp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn lâu dài và phát triển độc lập . Ví dụ như những chương trình Thắp sáng ước mơ, Vượt lên chính mình, Lục lạc vàng, Ngôi nhà mơ ước,… là những chương trình đã lấy đi rất nhiều nước mắt và cũng giúp đỡ được rất nhiều hoàn cảnh hay những quỹ bảo trợ nhân ái cũng rất nhiều.
Lòng tốt xuất phát từ tâm nên để song hành với cái tâm tốt chính là sự khéo léo và tinh tế. Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ trở nên rất kém duyên và tạo ra sự khó chịu cho người được giúp đỡ, thậm chí là cảm giác không được tôn trọng nếu ta thể hiện lòng tốt một cách lỗ mãng hoặc không phù hợp. Vì vậy, ta nên nhẹ nhàng, tôn trọng đối với mọi người xung quanh để tránh gây ra sự khó chịu hoặc làm họ cảm thấy bị coi thường. Khi làm được điều ấy, ta sẽ được mọi người yêu quý, biết ơn và hơn hết là bản thân thoải mái vì đã giúp đỡ được người khác dù chỉ là nhỏ nhặt.
Tóm lại, lòng tốt là một giá trị cao đẹp của con người, có thể chữa lành những vết thương và mang lại hạnh phúc cho người khác. Tuy nhiên, lòng tốt cũng cần đặt đúng chỗ để không bị phản tác dụng. Đây cũng là một phẩm chất mà chúng ta cần có để giúp xã hội văn minh, phát triển thịnh vượng hơn và đặc biệt là yêu thương hơn.
Câu 1: thể thơ lục bát
Câu 2: Từ Hải và Kiều gặp nhau ở lầu xanh
Câu 3: Những câu thơ trên đã cho thấy Kiều không chỉ xinh đẹp mà còn có tầm nhìn xa trông rộng, biết suy nghĩ, chứng tỏ cô là người thấu đáo, thông minh. Hơn nữa, trong lòng cô còn có lòng trắc ẩn , thương xót cho cả những mầm cây nhỏ bé. Chưa dừng lại ở đó, sự khiêm nhừơng còn thể hiện ở sự tự nhận mình tầm thường không dám phiền ai. Tóm lại, những câu thơ này cho thấy Kiều có tâm hồn cao đẹp, giàu lòng nhân ái và khiêm nhường- một nét đẹp đáng trân trọng ở người con gái.
Câu4: Qua đoạn trích, em thấy Từ Hải là một chính nhân quân tử, qua lời ngỏ ý với Kiều đã bộc lộ chí khí anh hùng của mình, sự mong muốn được bảo vệ người tri kỉ tình sâu nghĩa nặng vừa theo đuổi được khát vọng cá nhân. Hơn nữa chàng còn khá tự tin vào khả năng của bản thân mình, là hình ảnh của một bậc anh hùng có khát vọng làm nên nghiệp lớn trong xã hội phong kiến, quyết đoán và rất đáng để người phụ nữ tin cậy.
Câu5: Văn bản trên đã khơi gợi cho em suy nghĩ về tình cảm mãnh liệt, sâu sắc giữa đôi trai tài gái sắc, đó là một tình cảm rất đẹp. Họ đều thể hiện sự trân trọng và kính trọng cho nhau. Đồng thời gợi ra một sự liên kết mạnh mẽ giữa hai tâm hồn đồng điệu ngay từ những khoảnh khắc chạm mặt đầu tiên, phải chăng giữa họ có sợi dây định mệnh gắn kết nên họ mới có tình cảm như vậy.