Nguyễn Hương Giang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Hương Giang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Sáng tạo là cội nguồn của mọi tiến bộ, là ngọn lửa âm thầm nhưng bền bỉ hấp sáng hành trình vươn tới tương lai của tuổi trẻ. Đối với thế hệ trẻ hôm nay - những con người đang lớn lên giữa vòng xoáy chuyển mình không ngừng của thời đại số và toàn cầu hóa - sáng tạo chính là linh hồn của bản lĩnh, là hành trang không thể thiếu trên con đường khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho cộng đồng. Sáng tạo không đơn thuần là nghĩ ra điều mới mẻ, mà còn là khả năng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác biệt, là giảm thách thức những khuôn mẫu cũ kỹ để tìm ra hướng đi đột phá. Chính nhờ tư duy sáng tạo mà tuổi trẻ có thể bứt phá khỏi lối mòn, làm chủ tri thức, chinh phục công nghệ và kiến tạo tương lai. Một học sinh biết sáng tạo trong học tập sẽ không học vẹt mà biết vận dụng linh hoạt các kiến thức. Một người trẻ có tư duy sáng tạo sẽ không bị bó hẹp trong khuôn mẫu, không hài lòng về cái đã có mà luôn khát khao tìm ra điều tốt hơn, khác biệt hơn. Sáng tạo, vì thế không phải là điều gì quá lớn lao, mà bắt đầu từ những suy nghĩ khác biệt, những câu hỏi chưa ai dám đặt ra và cả những khát vọng không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ hôm nay cần xem sáng tạo là hành trang không thể thiếu được xây dựng nên từ tri thức, trải nghiệm, và cả thất bại. Bởi vì khi không ngừng sáng tạo, con người mới thật sự sống một cuộc đời ý nghĩa và tuổi trẻ mới cháy rực với khát vọng vươn xa.

Câu 2:

Nguyễn Ngọc Tư – cây bút tài hoa của văn học đương đại Việt Nam – từ lâu đã khắc họa thành công hình ảnh con người Nam Bộ với tất cả sự mộc mạc, chân thành và giàu tình cảm trong từng trang viết. Truyện ngắn Biển người mênh mông là một minh chứng tiêu biểu cho điều ấy, khi bà mang đến cho người đọc hai chân dung sống động và cảm động: Phi – người đàn ông trẻ tuổi sống lặng lẽ giữa phố thị và ông Sáu Đèo – một lão nông già lang bạt với trái tim khắc khoải vì một lời xin lỗi chưa thành. Qua hai nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ kể câu chuyện đời người, mà còn lặng lẽ phơi bày vẻ đẹp sâu kín, bình dị nhưng xúc động đến nghẹn lòng của con người Nam Bộ – những con người sống tình, sống nghĩa, thủy chung và luôn đau đáu với quá khứ, với tình thân và với nhân phẩm của chính mình.

Phi – nhân vật trung tâm của truyện là một người trẻ có số phận gập ghềnh và chịu nhiều thiệt thòi. Sinh ra trong cảnh không cha, lớn lên với sự hắt hủi âm thầm của gia đình, cuộc đời Phi từ nhỏ đã chất chứa những khoảng trống không dễ bù đắp. Anh là đứa trẻ không được chọn, là vết gợn trong quá khứ của mẹ, là cái tên khiến cha “chết lặng” sau chín năm trở về từ chiến trường. Ngay từ bé, Phi đã sống trong ánh nhìn lạnh lùng, giễu cợt của cha, trong sự dè dặt, xa cách của mẹ. Người duy nhất yêu thương anh vô điều kiện là bà ngoại – người phụ nữ quê mùa nhưng bao dung, tận tụy. Sau khi bà mất, Phi như mất đi điểm tựa cuối cùng, trở thành một thân phận lạc lõng, “lôi thôi” giữa phố thị mênh mông.

Thế nhưng, chính trong vẻ ngoài “lôi thôi” ấy, ta lại nhận ra một Phi đầy nội lực: sống có tình, có nghĩa và âm thầm mang trong mình một tấm lòng nhân hậu. Anh không phải là người ồn ào, cũng không phô trương, mà lặng lẽ sống, lặng lẽ quan sát và đồng cảm với những số phận xung quanh. Tình cảm anh dành cho ông Sáu Đèo – người hàng xóm già cả, cô độc – là minh chứng rõ ràng nhất. Anh sẵn lòng lắng nghe những câu chuyện quá khứ của ông Sáu, chia sẻ bữa rượu tiễn biệt, và nhận nuôi con bìm bịp như một sự tiếp nối đầy lặng lẽ nhưng sâu sắc của lòng tin và tình người. Phi là hiện thân cho lớp người trẻ Nam Bộ hôm nay: có thể cứng cỏi bên ngoài nhưng trong lòng vẫn đầy ắp yêu thương, có thể cô đơn nhưng không lạnh lùng, luôn sẵn sàng cưu mang và giữ gìn những giá trị truyền thống sâu thẳm.

Trái ngược với Phi – người trẻ cô độc giữa phố thị – ông Sáu Đèo là một lão nông già cả, từng sống lang bạt trên sông nước và mang theo mình một nỗi dằn vặt chưa nguôi. Cả cuộc đời ông là hành trình đi tìm lại người vợ đã rời bỏ ông trong một đêm buồn tủi. Ba mươi ba lần dời nhà, bốn mươi năm lặn lội, ông không tìm để oán trách, để níu kéo, mà chỉ để nói một lời xin lỗi. Chỉ một lời xin lỗi thôi, nhưng là kết tinh của cả một đời ăn năn và trân trọng quá khứ. Qua ông Sáu, Nguyễn Ngọc Tư đã phác họa một mẫu người Nam Bộ giàu nghĩa tình, luôn sống với lòng thủy chung và sự ngay thẳng trong tâm hồn. Ông có thể nghèo vật chất, có thể sống cô độc, nhưng nhân phẩm thì chưa bao giờ vơi cạn. Ông không bỏ rơi con bìm bịp – sinh linh bé nhỏ mà ông xem như một phần ký ức sống mà cẩn thận nhờ Phi chăm sóc, như thể trao lại cả một mảnh hồn quá khứ của mình cho người trẻ tiếp nối.

Con người Nam Bộ trong Biển người mênh mông hiện lên không ồn ào, không dữ dội, mà âm thầm, chân chất và đầy xúc động. Họ sống với một lòng yêu thương bền bỉ, một thứ tình cảm không phô trương nhưng sâu như sông, lặng như đất, và mãnh liệt như dòng nước ngầm. Nguyễn Ngọc Tư không tô vẽ, không lý tưởng hóa, mà chỉ lặng lẽ ghi lại những lát cắt rất đời thường – một mái tóc bị chê là “du côn”, một bữa cơm rượu tiễn biệt, một cái nhìn ái ngại, một ánh mắt tin tưởng trao nhau… Nhưng chính từ những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đó, bức chân dung người Nam Bộ hiện lên rõ nét và đầy ám ảnh.

Ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư cũng là một yếu tố góp phần quan trọng vào việc khắc họa chân dung nhân vật. Giọng văn mộc mạc, bình dị như chính con người và vùng đất ấy. Những từ ngữ đặc trưng như “qua”, “biểu”, “cổ”, “tía”… không chỉ tạo màu sắc địa phương, mà còn mang lại cảm giác gần gũi, thân thương, khiến người đọc như được sống lại giữa một miền sông nước hiền hòa, nơi có những con người sống tình, sống nghĩa và sống thật.

Biển người mênh mông không chỉ là câu chuyện của Phi, của ông Sáu Đèo, mà còn là câu chuyện của bao con người Nam Bộ đang hiện diện đâu đó giữa dòng đời xuôi ngược. Truyện để lại dư âm sâu sắc không phải bằng những cao trào kịch tính, mà bằng thứ cảm xúc lặng thầm, âm ỉ và thấm đẫm tình người. Đọc truyện, ta như nghe được tiếng lòng của một vùng đất – nơi mà dù “biển người mênh mông”, những tấm lòng chân thật vẫn tìm thấy nhau, nối kết nhau bằng những sợi dây vô hình nhưng bền chặt. Và chính tình người ấy – giản dị, thủy chung, bao dung và nhân hậu đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng, làm nên cốt cách bền bỉ của con người Nam Bộ trong văn Nguyễn Ngọc Tư.

Câu 1: Kiểu văn bản là văn bản thông tin.

Câu 2: Các hình ảnh, chỉ tiết:

- Rao hàng bằng "cây bẹo", cắm dựng đứng trên ghế xuống.

- " Bẹo" hàng bằng các âm thanh lạ tai từ chiếc kèn.

- các cô gái bán đồ ăn thức uống thì " bẹo hàng" bằng lời rao.

Câu 3: tác dụng của việc sử dụng các tên địa danh trong văn bản trên : giúp cho bài làm thêm sinh động, có tính minh bạch, xác đáng và phong phú.

Câu 4: phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong bài giúp cho người đọc có cái nhìn trực quan về thông tin, tăng tính xác thực.

Câu 5: Chợ nổi là một nét văn hóa vùng sông nước vô cùng độc đáo đối với người dân miền Tây cũng như khách du lịch trên toàn thế giới. Đối với người dân miền Tây sông nước, chợ nổi như một bức tranh cuộc sống sinh động, nhiều màu sắc với các xuồng, ghe bán những hàng hóa rực rỡ tạo nên một nét văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng châu thổ phía Nam đất nước.