Hoàng Thị Trâm Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Hoàng Thị Trâm Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: 1. Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. 2. Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần dẫn đến hai hậu quả sau: - Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng. - Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.

4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.

5. Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của các phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học:

1. Áp suất

Giải thích: khi nén hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tăng lên. Việc tăng áp suất hỗn hợp khí làm cho va chạm hiệu quả tăng dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

2. Nồng độ

Giải thích: trong quá trình phản ứng, các hạt (phân tử, nguyên tử, ion) luôn chuyển động không ngừng và va chạm vào nhau. Những va chạm có năng lượng đủ lớn phá vỡ liên kết cũ và hình thành liên kết mới dẫn tới phản ứng hóa học, được gọi là va chạm hiệu quả. Khi nồng độ , số va chạm hiệu quả tăng, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

3. Chất xúc tác

Giải thích: khi có chất xúc tác, phản ứng sẽ xảy ra qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn cần có năng lượng hoạt hóa thấp so với phản ứng xúc tác. Do số hạt có đủ năng lượng hoạt hóa sẽ nhiều hơn, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

4. Nhiệt độ

Giải thích: khi tăng nhiệt độ, các hạt sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Các va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

5. Diện tích bề mặt

Giải thích: khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.