Phạm Minh Thư

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Minh Thư
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1.
Thể thơ của đoạn trích trên là thể thơ tám chữ

Câu 2.
Một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh của biển đảo và đất nước là: Hoàng Sa , sóng dữ , bám biển , máu ngư dân , giữ nước , giữ biển , màu cờ nước Việt
Câu 3.
- Biện pháp tu từ so sánh sử dụng trong câu:

" Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta " - " máu ấm trong màu cờ nước Việt "

- Tác dụng : Biện pháp tu từ so sánh “Mẹ Tổ quốc… như máu ấm trong màu cờ nước Việt” giúp hình tượng hóa Tổ quốc như một người mẹ hiền luôn đồng hành và chở che con dân giữa những gian lao. Hình ảnh “máu ấm” gợi liên tưởng đến sự sống, sự gắn bó thiêng liêng và niềm tự hào sâu sắc. So sánh này không chỉ làm tăng sức gợi cảm, mà còn nhấn mạnh vai trò gần gũi , thiêng liêng và bất biến của Tổ quốc trong trái tim mỗi người dân. Qua đó, nhà thơ khơi dậy tình yêu quê hương, lòng biết ơn và ý thức bảo vệ đất nước nơi người đọc.

Câu 4.

Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc, niềm tự hào về truyền thống giữ nước anh hùng của dân tộc Việt Nam. Nhà thơ tri ân những thế hệ đã hi sinh xương máu để viết nên “ngàn chương sử đỏ” cho đất nước. Đồng thời, tác giả cũng ngợi ca những con người bình dị – như ngư dân – vẫn ngày đêm bám biển, kiên cường giữ gìn từng tấc sóng quê hương. Hình ảnh “mẹ Tổ quốc” gần gũi, ấm áp cho thấy đất nước luôn dõi theo, chở che những người con yêu dấu. Từ đó, gợi lên tình cảm thiêng liêng, máu thịt giữa con người và biển đảo. Đó không chỉ là lòng biết ơn, mà còn là lời nhắn nhủ sâu sắc về trách nhiệm của mỗi công dân. Qua đoạn thơ, tình yêu Tổ quốc trở thành một mạch nguồn cảm xúc thiết tha, bền chặt.

Câu 5 :

Từ đoạn trích, ta có thể nhận thấy trách nhiệm bảo vệ biển đảo là vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Biển đảo không chỉ là tài sản quý giá của Tổ quốc mà còn là biểu tượng thiêng liêng của sự độc lập, tự do. Việc bảo vệ biển đảo không chỉ cần sự hy sinh của những người lính, ngư dân mà còn đòi hỏi sự ý thức, trách nhiệm từ mỗi người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền. Bản thân ta sẽ phải nỗ lực không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết về biển đảo, tuyên truyền, vận động mọi người ý thức hơn về bảo vệ lãnh thổ. Đồng thời góp sức mình bằng những hành động thiết thực, cùng cộng đồng xây dựng đất nước giàu mạnh, biển đảo vững bền, góp phần bảo vệ bình yên cho Tổ quốc thân yêu. Chỉ khi mỗi người đều ý thức và hành động vì biển đảo quê hương thì Tổ quốc mới luôn vững bền và phát triển bền vững trong tương lai.


Câu 1.
Văn bản thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh đang sống nơi đất khách quê người, cụ thể là ở thành phố San Diego, Mỹ.


Câu 2.
Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê ta gồm:
– Nắng trên cao
– Màu mây trắng bay phía xa
– Đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn

Câu 3.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết của người xa xứ. Dù đứng giữa một thành phố hiện đại nơi đất khách, nhân vật trữ tình vẫn luôn hướng tâm hồn về quê nhà qua những hình ảnh quen thuộc như nắng, mây, đồi núi. Những điều tưởng chừng giống quê hương lại càng khiến nỗi nhớ thêm day dứt. Bài thơ cho thấy tâm trạng cô đơn, lạc lõng của người tha hương và tình cảm sâu nặng với nơi “chôn nhau cắt rốn”. Cảm hứng ấy thấm đẫm trong từng câu chữ, mộc mạc mà xúc động.

Câu 4.

Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi cảm nhận hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong hai khổ thơ có sự chuyển biến tinh tế. Ở khổ thơ đầu, những hình ảnh ấy gợi cảm giác thân quen, gần gũi, khiến người thơ ngỡ như đang đứng trên mảnh đất quê nhà. Nắng, mây, đồi dường như là cầu nối ký ức, mang lại chút ấm áp giữa nơi đất khách. Tuy nhiên, đến khổ thơ thứ ba, cũng là mây trắng, nắng vàng ấy lại khiến nhân vật trữ tình thêm buồn tủi và cô đơn. Khi ngó xuống mũi giày, người thơ nhận ra mình là kẻ lữ thứ, tất cả chỉ là “bụi của người ta”. Cảnh vật không còn mang hơi thở quê hương mà trở thành biểu tượng cho sự xa lạ, khiến nỗi nhớ nhà càng thấm thía hơn.

Câu 5.

Hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với bản thân trong bài thơ đó chính là hình ảnh " Nắng xuống vào cây , soi tận lá ; Cây lá không là cây lá quen " . Hình ảnh này thể hiện cảm giác vừa gần gũi , vừa xa lạ của nhân vật trữ tình. Nắng – một hiện tượng tự nhiên quen thuộc – vẫn chiếu xuống như ở quê nhà, nhưng khi rọi vào cây lá nơi đất khách, mọi thứ lại trở nên khác biệt, không còn thân thuộc. “Cây lá không là cây lá quen” cho thấy dù cảnh vật có phần tương đồng, nhưng tâm hồn người xa quê vẫn cảm thấy hụt hẫng, chông chênh. Đây là hình ảnh thể hiện sâu sắc nỗi nhớ quê hương – một nỗi nhớ không chỉ là nhớ người, nhớ nơi chốn, mà còn là sự thiếu vắng cảm giác được thuộc về, được là chính mình nơi quê nhà yêu dấu.

Câu 1. Văn bản được kể theo ngôi kể thứ 1 , người kể xưng “tôi”.

Câu 2. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 3. Một đặc điểm của thể loại truyện ngắn thể hiện trong văn bản : tập trung vào một tình huống tiêu biểu để làm nổi bật sự thay đổi trong nhận thức , tình cảm của nhân vật.

Câu 4. Những lời thầm kêu của Hoài thể hiện sự thay đổi trong nhận thức và cảm xúc của cậu bé sau sự việc bắt chim bồng chanh. Từ một cậu bé bồng bột, ham thích việc sở hữu con chim đẹp, Hoài đã dần thấu hiểu và cảm thông với cuộc sống gia đình của loài chim. Lời kêu gọi bồng chanh trở về mang đậm sự ân hận, xót xa và mong muốn bù đắp cho lỗi lầm của mình. Hoài không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương mà còn cho thấy sự trưởng thành trong tâm hồn khi đặt mình vào hoàn cảnh của loài vật. Cậu bé nhận ra rằng loài chim không chỉ cũng có tổ ấm, mà còn có gia đình và quyền được sống yên ổn như con người. Sự thay đổi này khiến Hoài trở nên sâu sắc, nhân hậu và giàu lòng trắc ẩn hơn.

Câu 5. Trong cuộc sống hiện đại, khi con người ngày càng có những bước tiến vượt bậc về khoa học, công nghệ, thì mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay chính là sự suy giảm nhanh chóng của các loài động vật hoang dã do nạn săn bắt, buôn bán trái phép và tàn phá môi trường sống của chúng. Từ câu chuyện về đôi chim bồng chanh trong văn bản "Bồng chanh đỏ" của nhà văn Đỗ Chu , chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật hoang dã để giữ gìn sự sống và bảo vệ môi trường sống chung. Việc bảo vệ động vật hoang dã không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội . Đồng thời , người đọc cũng có thể rút ra nhiều bài học quý giá về trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã. Bảo vệ động vật không chỉ là bảo vệ một sinh vật cụ thể, mà còn là giữ gìn sự cân bằng sinh thái và vẻ đẹp tự nhiên của hành tinh. Để làm được điều đó, trước hết mỗi người cần nâng cao nhận thức, hiểu rằng các loài vật cũng có tổ ấm, có cuộc sống riêng như con người. Từ đó, không săn bắt, buôn bán hay nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép , đồng thời cần đẩy mạnh giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên thông qua sách vở, phim ảnh và các hoạt động trải nghiệm , tạo môi trường sống an toàn, phục hồi và bảo tồn các khu vực sinh thái tự nhiên. Mỗi hành động nhỏ, như thả một con chim về rừng, cũng là một bước đi tích cực góp phần gìn giữ sự sống cho muôn loài.

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể thứ 3


Câu 2. Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Việt

Câu 3. Biện pháp so sánh “ súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trồng đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi ” có tác dụng không chỉ tăng sức gợi hình , gợi cảm mà còn làm cho văn bản thêm phần sinh động , hấp dẫn . Ngoài ra còn gợi nên âm thanh rộn ràng, hào hùng và khí thế sôi sục của trận đánh. Hình ảnh so sánh gợi liên tưởng đến những ngày Đồng khởi oanh liệt, làm nổi bật tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của bộ đội Giải phóng. Qua đó, tác giả như muốn người đọc cảm nhận được sự gần gũi giữa chiến tranh cách mạng và truyền thống làng quê. Câu văn góp phần làm tăng chất sử thi và tính dân tộc cho tác phẩm.

Câu 4. Qua văn bản, nhân vật Việt hiện lên với hình ảnh một chiến sĩ trẻ tuổi, gan dạ, dũng cảm, giàu lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu kiên cường. Dù bị thương nặng và rơi vào tình cảnh cô độc giữa chiến trường, Việt vẫn không ngừng nghĩ về đồng đội và sẵn sàng trở lại trận tuyến. Ở Việt, người đọc thấy được sự trưởng thành trong ý chí, nghị lực nhưng vẫn còn nét hồn nhiên, trẻ con qua những hồi ức về gia đình. Việt rất yêu thương má, chị Chiến và em út, đặc biệt gắn bó với anh em đồng đội như ruột thịt. Nhân vật này chính là một trong những biểu tượng đẹp đẽ nhất của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kháng chiến mà tác giả muốn gửi gắm tới cho người đọc .

Câu 5. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những trang văn viết về một thời khói lửa vẫn luôn làm lay động lòng người bởi tinh thần bất khuất và tình cảm thiêng liêng của con người Việt Nam. Trong dòng văn học cách mạng, Nguyễn Thi là cây bút tiêu biểu với nhiều tác phẩm viết về người lính và hậu phương miền Nam trong kháng chiến. Truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông, khắc họa sinh động hình ảnh những con người mang trong mình truyền thống yêu nước sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Việt – một chàng trai trẻ gan dạ, giàu tình cảm, tiêu biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam thời chống Mĩ. Hình ảnh một người chiến sĩ trẻ, giàu lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc giúp thế hệ trẻ nhận thức rõ hơn về giá trị của hòa bình và tự do hôm nay. Qua Việt, người trẻ học được tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm, sự kiên cường trước gian khổ và ý chí vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Những hồi ức về gia đình và tình cảm với đồng đội của Việt còn nhắc nhở giới trẻ trân trọng tình thân, biết ơn thế hệ đi trước. Câu chuyện truyền cảm hứng để người trẻ sống có lý tưởng, có mục tiêu và không ngừng cố gắng vì cộng đồng, đất nước. Trong thời đại hiện nay, khi cuộc sống đầy đủ hơn, những tấm gương như Việt lại càng cần được nhắc đến để khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Đồng thời, tác phẩm không chỉ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và định hướng nhân cách cho thế hệ trẻ Việt Nam mà còn truyền cảm hứng để người trẻ sống có lý tưởng, có mục tiêu và không ngừng cố gắng vì cộng đồng, đất nước. Trong thời đại hiện nay, khi cuộc sống đầy đủ hơn, những tấm gương như Việt lại càng cần được nhắc đến để khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.





      Hai Lang, Tien Yen, Quang Ninh

                                  13 December 2024              

 Viet Organic Garden 

1036 Hang Dau Street, Hoan Kiem District, Ha Noi

Dear Sir or Madam,

 

Re: Application for the position of a part-time receptionist 

 

I am writing to apply for the position of the part-time server , which you advertised on your website on 12 October . I believe having a part-time job is  a great opportunity to learn valuable skills.

 

I am in my final year of secondary school and have some experience in the hospitality industry. Last summer, I worked as a part-time receptionist for a local restaurant. My responsibilities included meeting and greeting the customers and taking them to their tables. I also answered the phone and took bookings.

 

I consider myself to be reliable, hardworking, and enthusiastic. I can speak English fluently so I can communicate with foreign guests quite comfortably. 

 

I would be delighted to meet you in person to discuss my application. I am available for an interview on any afternoon.If my application is successful, I will be able to start work after the 20th of August when I finish my exams.

 

Thank you for your consideration. I look forward to hearing from you soon.

Yours faithfully,

 Thu