Phạm Hữu Chiến

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Hữu Chiến
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.Dấu hiệu nhận biết là không giới hạn số câu ,số chữ trong một dòng thơ. Câu 2: Một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh biển đảo và đất nước là: “Hoàng Sa”, “bám biển”, “Mẹ Tổ quốc”, “máu ngư dân”, “giữ nước”, “biển Tổ quốc”. Câu 3: Biện pháp tu từ so sánh: “Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta / Như máu ấm trong màu cờ nước Việt”. Tác dụng của biện pháp so sánh trong hai câu thơ trên : Tăng tính tượng hình, sinh động ,hấp dẫn hơn. So sánh này làm nổi bật hình ảnh Tổ quốc luôn gắn bó, che chở cho con người. Nó thể hiện tình yêu nước sâu nặng và khẳng định sự thiêng liêng của Tổ quốc trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Câu 4: Đoạn trích thể hiện tình yêu, lòng tự hào, sự biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với biển đảo quê hương và những con người kiên cường đang ngày đêm giữ gìn chủ quyền đất nước, đó là một niềm tự hào của người dân . Câu 5: Từ đoạn thơ, em thấy rằng mỗi người, nhất là thế hệ trẻ, cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ biển đảo quê hương, đất nước. Em sẽ cố gắng học tập tốt, tìm hiểu về chủ quyền biển đảo và tuyên truyền cho mọi người cùng ý thức giữ gìn Tổ quốc. Dù không trực tiếp cầm súng, chúng ta có thể góp phần bằng tình yêu nước và những hành động nhỏ thiết thực hằng ngày.

Câu 1: Văn bản thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình khi đang sống ở một nơi xa quê hương, cụ thể là thành phố Xan-đi-ê-gô (San-diego).

Câu 2: Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê hương mình là: ánh nắng trên cao, màu trắng của mây bay ở phía xa, và đồi núi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn. Những hình ảnh này gợi cho nhân vật cảm giác thân quen như đang ở quê nhà. Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của văn bản là nỗi nhớ quê hương da diết khi sống ở nơi đất khách quê người. Dù cảnh vật ở đó đẹp và giống quê nhà nhưng vẫn không thể thay thế được cảm giác thân thuộc thật sự nơi mà mình đã gắn bó. Câu 4: Trong khổ thơ đầu, khi nhìn thấy mây trắng, nắng vàng, nhân vật trữ tình cảm thấy cảnh vật rất giống quê mình nên có chút ấm lòng và cảm giác gần gũi. Nhưng đến khổ thơ thứ ba, khi nhìn xuống mũi giày và nhận ra mình chỉ là người lữ khách,qua đó thì cảm xúc chuyển sang buồn, cô đơn, thấy mình lạc lõng giữa nơi xa lạ. Câu 5: Qua văn bản trên em cảm thấy ấn tượng nhất với hình ảnh “Bụi đường cũng bụi của người ta” vì câu thơ rất giản dị nhưng lại thể hiện rõ nỗi cô đơn, lạc lõng của người xa quê. Nó cho thấy dù cảnh vật có giống quê nhà thì vẫn không thể nào là quê hương thật sự của mình được.

Câu 1 : Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể xưng “tôi” và là nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện – đó là Hoài, em trai của Hiền. Việc sử dụng ngôi kể này giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với tâm trạng, suy nghĩ và sự thay đổi nhận thức của nhân vật. Câu 2:

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ trong truyện có tính biểu cảm cao, hình ảnh giàu chất thơ, lời kể sinh động, giàu cảm xúc, thể hiện rõ tâm lý và chuyển biến nhận thức của nhân vật Hoài. Qua đó, tác giả truyền tải thông điệp nhân văn sâu sắc. Câu 3 :

Nêu một đặc điểm của thể loại truyện ngắn được thể hiện trong văn bản trên. Một đặc điểm nổi bật của thể loại truyện ngắn được thể hiện trong văn bản là: thể hiện một tình huống có ý nghĩa, từ đó nhân vật có sự chuyển biến về nhận thức hoặc tâm lý. Cụ thể, tình huống trong truyện là việc Hoài cùng anh đi bắt chim bồng chanh đỏ. Ban đầu Hoài giận dữ khi anh Hiền thả chim, nhưng sau khi hiểu được lý lẽ của anh, cậu dần thay đổi cách nhìn nhận, thể hiện qua những suy nghĩ ân hận và lời “thầm kêu” đầy yêu thương dành cho đôi chim.

Câu 4 : Lời “thầm kêu” của Hoài cho thấy: Sự hối hận và thức tỉnh: Từ chỗ chỉ muốn bắt chim làm thú vui, Hoài đã nhận ra hành động đó là sai, là ích kỷ.Tình yêu thương và sự đồng cảm với loài vật: Hoài đã biết đặt mình vào hoàn cảnh của chim để suy nghĩ, thấu hiểu nỗi vất vả, sự lo âu và cả nỗi mất mát mà chúng phải chịu đựng.Sự trưởng thành trong nhận thức: Qua câu chuyện, Hoài không còn là một cậu bé chỉ biết đam mê bắt chim nữa, mà đã có suy nghĩ sâu sắc, giàu tình cảm, thể hiện sự trưởng thành về mặt nhân cách.

Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu giải pháp bảo vệ các loài động vật hoang dã.Từ câu chuyện về đôi chim bồng chanh đỏ, có thể rút ra một số giải pháp thiết thực để bảo vệ các loài động vật hoang dã: Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng, đặc biệt là học sinh, thanh thiếu niên, về tầm quan trọng của động vật hoang dã trong hệ sinh thái và giá trị nhân văn trong việc bảo vệ chúng.Không săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép – tôn trọng quyền sống của mọi sinh vật.Tuyên truyền các câu chuyện, tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa giáo dục về tình yêu thiên nhiên, từ đó lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường và sinh vật. Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến động vật hoang dã, kết hợp với bảo vệ và phục hồi các môi trường sống tự nhiên cho chúng.Tham gia các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, như trồng rừng, giữ gìn nguồn nước, tham quan các khu bảo tồn để hiểu và yêu thiên nhiên hơn.

Câu 1 : Truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi được kể theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện không xưng “tôi” mà kể lại câu chuyện từ bên ngoài, không trực tiếp tham gia vào các sự kiện. Câu 2 : Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Việt – một chiến sĩ trẻ đang bị thương, nằm lại giữa chiến trường. Từ điểm nhìn này, dòng hồi tưởng của Việt được tái hiện sinh động, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về hoàn cảnh, tâm trạng, kí ức và lý tưởng sống của nhân vật. Cách trần thuật này tạo cảm giác gần gũi, chân thực hơn. Câu 3 :

Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn trên có tác dụng khơi gợi âm thanh hào hùng, vang dội của trận đánh, đồng thời gợi liên tưởng đến khí thế sục sôi của cuộc Đồng khởi – một mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng miền Nam. Việc so sánh tiếng súng chiến đấu với tiếng mõ và trống đình – những âm thanh quen thuộc trong đời sống văn hóa nông thôn – khiến âm hưởng cách mạng trở nên gần gũi, thân thuộc với người dân. Qua đó, tác giả không chỉ nhấn mạnh sự mạnh mẽ, quyết liệt của trận đánh mà còn làm nổi bật tính chính nghĩa và tinh thần dân tộc trong cuộc chiến đấu của nhân dân ta.

Câu 4 :

Qua văn bản trên em thấy Việt là một người Nhân vật Việt hiện lên là một người trẻ tuổi nhưng có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, tấm lòng yêu nước sâu sắc, và một tâm hồn giàu tình cảm. Việt xuất thân trong một gia đình cách mạng, sớm chịu nhiều mất mát đau thương do chiến tranh gây ra, điều đó hun đúc ở anh ý chí trả thù giặc và khát vọng lập công.Bên cạnh vẻ kiên cường, ta còn thấy ở Việt một tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên và tình cảm: nhớ má, nhớ chị Chiến, nhớ những kỉ niệm gia đình, thậm chí trong giây phút sinh tử vẫn có những liên tưởng thơ ngây về "con ma cụt đầu", "thằng chỏng thụt lưỡi"...

Câu 5 :

Câu chuyện về Việt không chỉ là một tác phẩm văn học giàu giá trị nghệ thuật, mà còn mang đến nhiều thông điệp sâu sắc cho thế hệ trẻ hiện nay: Trước hết, nó giúp các bạn trẻ hiểu và trân trọng những hy sinh, mất mát của cha ông trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc. Sự gan dạ, quả cảm của Việt là bài học sống động về lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm với quê hương.Tác phẩm cũng truyền cảm hứng về ý chí vượt khó, tinh thần vượt lên hoàn cảnh. Việt bị thương, cô đơn giữa rừng, nhưng không tuyệt vọng, vẫn hướng về ánh sáng, về đồng đội – điều đó khơi dậy trong giới trẻ niềm tin và khát vọng sống tích cực.Bên cạnh đó, nhân vật Việt còn nhấn mạnh rằng: người trẻ không chỉ cần lòng yêu nước mà còn cần gắn bó với gia đình, giữ gìn đạo lý truyền thống – điều rất cần thiết trong thời đại hiện nay khi một bộ phận giới trẻ còn thờ ơ với cội nguồn. Vì vậy, hình ảnh Việt như một ngọn lửa nhỏ tiếp tục thắp sáng lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần dân tộc trong trái tim của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.

To: The Wildlife Magazine

From: [Your Name]

Subject: The Conservation of Tigers

Date: [Today’s Date]

 

Introduction

 

This report describes the threats facing tigers and suggests some solutions to the problem.

 

Threats

 

Research has shown that tiger populations have drastically declined due to habitat destruction. Deforestation and land conversion for agriculture and urban development have reduced their natural habitat, making it difficult for them to find food and shelter.

 

Another serious threat is poaching and illegal wildlife trade. Tigers are hunted for their skins, bones, and other body parts, which are used in traditional medicine and sold on the black market. Despite strict laws, illegal hunting continues to be a major issue.

 

Solutions

 

One solution is to strengthen laws and enforcement against poaching and illegal trade. Governments should impose stricter penalties on those involved in wildlife crimes.

 

Second, it is important to protect and restore tiger habitats. This can be done by establishing more wildlife reserves and promoting sustainable land-use practices.

 

In addition, we should raise awareness about tiger conservation. Educating local communities and encouraging them to participate in conservation efforts can help protect these endangered animals.

 

Conclusion

 

In conclusion, tigers face severe threats due to habitat loss and poaching. Therefore, we recommend stronger law enforcement, habitat protection, and public awareness campaigns to ensure the survival of this magnificent species.