Nguyễn Thị Trà Vy

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Trà Vy
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Bài thơ "Chân quê" của Nguyễn Bính gửi gắm thông điệp: "giữ gìn nét đẹp truyền thống của con người và quê hương". nhà thơ bày tỏ sự tiếc nuối trước những thay đổi của con người đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam 

Biện pháp tu từ

- ẩn dụ: "Hương đồng gió nội" thể hiện cho sự mộc mạc, giản dị và vẻ đẹp của những người thôn quê

- nhân hoá: "bay đi ít nhiều" thể hiện cho sự mất mát, phai nhạt dần theo thời gian 

Tác dụng:

- tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn 

- nhấn mạnh nỗi buồn man mác cùng sự nuối tiếc trước sự thay đổi của con người và cuộc sống của những người thôn quê

Những loại trang phục trong bài thơ:

- khăn nhung, quần lĩnh

- áo cài khuy bấm

- yếm lụa sồi

- dây lưng đũi

- áo tứ thân

- khăn mỏ quạ

Ý nghĩa đại diện: những trang phục này đại diện cho sự mộc mạc, giản dị của người phụ nữ Việt Nam cùng với những trang phục hiện đại thể hiện sự hoà nhập với lối sống đô thị 

Nhan đề "Chân quê" gợi cho em liên tưởng đến sự mộc mạc, giản dị của quê hương gắn liền với cội nguồn và cảm nhận được nỗi nhớ thương da diết của những người xa quê

      Trong cuộc đời, ai rồi cũng phải đối diện với ngã rẽ quan trọng. Sẽ có những thời điểm chúng ta buộc phải độc lập bước đi mà không còn chỗ dựa là gia đình hay bạn bè, đó chính là lúc mà chúng ta phải tự lập. Tinh thần tự lập rất quan trọng, đặc biệt là đối với tuổi trẻ.

        Tự lập là khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm với những quyết định Của bản thân mà không phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người dám đối diện với thử thách, chủ động tìm cách giải quyết vấn đề, không ngừng rèn luyện bản thân để thích nghi với cuộc sống. Tuổi trẻ là giai đoạn chuyển giao từ sự bao bọc của gia đình sang môi trường rộng lớn hơn, nơi mà con người phải lo liệu và quyết định tương lai của chính mình. Vì vậy, tự lập không chỉ là một phần cần thiết mà còn là "chìa khóa" để chúng ta trưởng thành và thành công. Tự lập giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh và trách nhiệm; giúp phát triển kĩ năng và khả năng thích nghi; giúp chúng ta trân trọng giá trị của cuộc sống; là con đường dẫn đến thành công. Để rèn luyện sự tự lập chúng ta cần chủ động học hỏi, tự chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân, quản lí tốt thời gian và tài chính, nâng cao kiến thức cũng như kĩ năng đời sống. Tuy nhiên, tự lập không có nghĩa là cô lập, tách biệt bản thân. Ngược lại, một người thực sự tự lập là người biết cân bằng giữa việc tự chủ và tìm kiếm hỗ trợ khi cần thiết. Học cách làm việc nhóm, hợp tác với mọi người cũng là một phần quan trọng để bản thân trở nên tự lập.

       Sự tự lập là một hành trang quan trọng trên con đường trưởng thành. Đặc biệt là tuổi trẻ, đó không chỉ là một kĩ năng mà còn là một thái độ sống quyết định tương lai của chính mình. Vì vậy, hãy tự bước đi trên đôi chân của chính mình, bởi chỉ khi có tự lập, ta mới làm chủ được cuộc đời mình.

   Bài thơ "Tống biệt hành" của Thâm Tâm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là hình tượng "li khách". Li khách (người ra đi) hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, dứt khoát và đầy ẩn ý. Đây không chỉ là một con người cụ thể mà là còn là biểu tượng cho những người mang trong mình hoài bão lớn, sẵn sàng rời xa chốn thân quen để theo đuổi lý tưởng. Hình ảnh "li khách" gợi lên sự cô đơn nhưng không bi kịch. Câu thơ :

"Thì không bao giờ nói trở lại!

Ba năm mẹ già cũng đừng mong"

thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt của người ra đi. Nhưng đằng sau đó là sự mất mát của họ và những người ở lại. Qua hình tượng "li khách", "Tống biệt hành" không chỉ là bài thơ tiễn biệt mà còn là khúc ca bi tráng về những con người dám dấn thân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Qua văn bản tôi rút ra thông điệp là: "Sống phải có lý tưởng và chấp nhận hy sinh vì mục tiêu cao cả" vì nhân vật ra đi trong văn bản không phải vì mục đích cá nhân mà là vì một lí tưởng cao đẹp dù con đường phía trước đầy gian nan

Hình ảnh "tiếng sóng" trong văn bản mang nhiều ý nghĩa tượng trưng:

+ Là tiếng lòng trăn trở của người ra đi trước một quyết định lớn

+ Là dự cảm về những hiểm nguy, mất mát đang chờ đợi phía trước

+ Là tiếng gọi của lý tưởng, thôi thúc con người ra đi, dù biết rằng đó có thể là con đường không có ngày trở lại

Tác giả sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường: "không thắm", "không vàng vọt", "sao đầy hoàng hôn trong mắt trong"

- Tác dụng:

+ Thể hiện tâm trạng lửng lơ, day dứt của nhân vật trữ tình khi tiễn biệt

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn