

Nguyễn Thu Hương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
- Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến này về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng .
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào khoảng năm 40 sau công nguyên, là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo . Cuộc khởi nghĩa này đã thức tỉnh tinh thần độc lập của người dân Việt Nam , đánh dấu sự nổi dậy của dân tộc chống ngoại xâm và tìm kiếm độc lập .
+) Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng không chỉ là một cuộc nổi dậy của dân tộc mà còn là biểu tượng cho ý chí vươn lên của người Việt Nam , mở đường cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
+) Đó thực sự là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập, tự chủ.
+) Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là sự kết tinh của cả một quá trình đấu tranh lâu dài, khi thì âm thầm, lúc thì lại công khai của nhân dân Việt Nam. Đây là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ. +) Đây là cuộc khởi nghĩa chống sự cai trị của Trung Quốc đầu tiên của người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc. +) Hai Bà Trưng đã dựa vào nhân dân khôi phục lại sự nghiệp cũ của vua Hùng. Cuộc khởi nghĩa là sự phủ nhận hiên ngang cường quyền của các triều đại phương Bắc coi các dân tộc xung quanh là “Man Di” (“man tộc”, “man rợ” hay “mọi rợ”), thuộc quốc buộc phải phục tùng “thiên triều”, “thiên tử”, phủ nhận tư tưởng “tôn quân, đại thống nhất”. + ) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do phụ nữ là lãnh đạo khởi nghĩa, trong thế giới tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của đế chế Hán cổ đại, được xem là sự đối chọi quyết liệt về văn hóa, nếp sống, nếp tư duy của đôi bên Nam – Bắc, Việt – Hán. Vì vậy, việc Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần nào đã giúp nâng cao vị thế của phụ nữ xưa trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
- Do đó , ý kiến này hoàn toàn phản ánh đúng bản chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Câu 2 :
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo
a) Biểu đồ thể hiện quy mô GDP của Nam Phi trong giai đoạn 2000-2020 là :
b) Nhận xét về quy mô GDP của Nam phi qua các năm là :
| ||||
* Ảnh hưởng của khí hậu:
- Miền đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú. Tuy nhiên, mưa tập trung vào mùa hạ gây ra lũ lụt ở hạ lưu sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.
- Miền tây khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
+ ) Thuận lợi: Tạo điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.
+) Khó khăn: Gây nhiều khó khăn ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.
* Ảnh hưởng của sông ngòi :
- Ở miền đông, sông ngòi có giá trị cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy, tuy nhiên vào mùa hạ nước sông dâng cao gây ra lũ lụt cho nhiều vùng đất rộng lớn ở hạ lưu.
Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang, Hắc Long Giang,… +) Bồi đắp nên các đồng bằng lớn; thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá; là nguồn thuỷ năng lớn, cung cấp nước.
=> Là nơi dự trữ nguồn nước ngọt quan trọng, có nhiều giá trị về nông nghiệp và du lịch.