

Nguyễn Phương Thùy
Giới thiệu về bản thân



































Câu 4 :
Qua lời miêu tả của chú bé Hoài, em có thể hình dung ra được dáng vẻ rực rỡ của chum bồng chanh đỏ. Chim bồng chanh đỏ khoác lên mình bộ cánh rất đẹp. Nó có cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa. Không những vậy, loài chim này có tập tính sinh hoạt độc đáo và rất khó có thể bắt gặp loài chim này vì chúng chỉ sông ở đầm có nhiều thức ăn.
Câu 1 :
Ngôi kể thứ nhất : nhân vật xưng tôi
Câu 5 :
Qua nhân vật Hoài em thấy cần phải bảo tồn các loài động vật hoang dã
- Không mua bán và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã; tố giác các hành vi mua bán và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
- Thực hiện các hành động bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã: thu gom rác thải, trồng cây,…
- Tham gia các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã do trường và địa phương phát động.
- Tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức về bảo vệ các loài động vật hoang dã.
Câu 1 :
Ngôi thứ 3
Câu 2 :
Điểm nhìn của Việt
Câu 3 :
Quện vào nhau như tiếng mõ.
Tác dụng : tăng sức gợi hình gợi cảm , người đọc dễ dàng hiểu sâu hơn
Câu 4
Việt là một người lính, một người anh hùng thời ông cha ta kháng chiến chống Mỹ kết hợp tất cả những phẩm chất của một người lính cùng với tính cách gan dạ, dũng cảm, ngoan cường, dũng cảm và không sợ hãi, khuất phục trước nghịch cảnh: khi mất đơn vị, bị thương rất nặng nhưng nhân vật người chiến sĩ anh hùng Việt vẫn bình tĩnh, lạc quan và luôn trong tư thế chiến đấu với kẻ địch để bảo vệ Tổ quốc mình.
Câu 5 :
- Hình ảnh người thương binh vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng đã thể hiện khí chất anh hùng của nhân vật mà tác giả muốn khắc họa. Nhân vật người chiến sĩ bị thương Việt là một gương mặt tiêu biểu của lớp thanh niên thời chống Mỹ, tham gia kháng chiến bằng tất cả nhiệt huyết, nhiệt huyết của tuổi trẻ không ngại gian khổ, ngoan cường và không sợ chết hết lòng vì nhân dân, Tổ quốc và luôn quan tâm đến những người anh em đồng đội luôn sát cánh bên mình.
Câu 1 :
Tuyến đường Trường Sơn không chỉ là con đường của khói lửa và bom đạn mà còn là một phần máu thịt của thiên nhiên Việt Nam hùng vĩ. Vẻ đẹp tâm hồn của những con người đã sống và chiến đấu trên con đường ấy dường như hòa quyện với vẻ đẹp của núi rừng, tạo nên một bức tranh tinh thần độc đáo và sâu sắc. Họ đã học cách nương tựa vào thiên nhiên, vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết và địa hình hiểm trở, cho thấy một sự dẻo dai và khả năng thích nghi kỳ diệu. Chính sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên đã bồi đắp cho họ một tâm hồn mạnh mẽ và kiên cường.Trong hoàn cảnh khó khăn, tình đồng chí, đồng đội trên tuyến đường Trường Sơn càng trở nên thiêng liêng và quý giá. Họ chia sẻ với nhau từng hạt gạo, từng ngụm nước, cùng nhau vượt qua những giây phút hiểm nguy. Sự sẻ chia, đùm bọc ấy không chỉ giúp họ tồn tại mà còn tạo nên một sức mạnh tinh thần to lớn, một niềm tin vững chắc vào thắng lợi. Những hành động nhỏ bé như một lời động viên, một ánh mắt cảm thông cũng đủ để sưởi ấm trái tim và tiếp thêm nghị lực cho những người lính, những cô gái thanh niên xung phong . Bên cạnh những hành động anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn của những người con Trường Sơn còn thể hiện ở sự thầm lặng, kiên trì và một lòng hướng về mục tiêu chung. Họ âm thầm làm việc, vận chuyển hàng hóa, mở đường dưới mưa bom bão đạn, không màng đến danh lợi cá nhân. Sự nhẫn nại và quyết tâm ấy xuất phát từ một niềm tin sâu sắc vào lý tưởng và một trách nhiệm cao cả với Tổ quốc. Chính sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, giữa tình đồng đội và ý chí kiên cường đã tạo nên vẻ đẹp tâm hồn đặc biệt và bất tử của những người trên tuyến đường Trường Sơn.
Câu 2 :
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, ít ai chú ý đến việc lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của chính mình. Việc tự nhận thức và quản lý cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và mối quan hệ xã hội của mỗi người.
Lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của chính mình giúp con người trở nên nhạy bén hơn trước những thay đổi tinh tế trong cuộc sống. Khi chúng ta có khả năng nhận biết và hiểu rõ cảm xúc của mình, chúng ta sẽ dễ dàng nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của bản thân. Điều này giúp chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn và tìm kiếm sự hài lòng trong cuộc sống. Đồng thời, khi chúng ta biết lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác, chúng ta tạo ra một môi trường giao tiếp tốt đẹp, tăng cường lòng tin và sự đồng cảm giữa mọi người.
Việc lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc còn hỗ trợ rất nhiều trong quá trình giải quyết mâu thuẫn và xung đột. Khi chúng ta có khả năng lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn nhận vấn đề từ góc độ của họ và tìm ra giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên. Điều này giúp tránh những hậu quả tiêu cực và tạo ra một không gian an toàn cho sự chia sẻ và thảo luận.
Ngoài ra, việc lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ. Khi chúng ta biết lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác, chúng ta thể hiện sự tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe. Điều này giúp người khác cảm thấy được trân trọng và có giá trị, từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc cho tình bạn và sự gắn kết gia đình. Hơn nữa, việc lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc còn góp phần vào hạnh phúc chung của cộng đồng, bởi vì nó tạo ra một môi trường hòa thuận và đoàn kết.
Tuy nhiên, việc lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi, chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc sống hối hả và quên mất việc dành thời gian cho bản thân và người xung quanh. Chúng ta cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích và kiên nhẫn để thực sự thấu hiểu cảm xúc của người khác.
Tóm lại, việc lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của chính mình là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ bản thân mà còn tạo ra một môi trường giao tiếp tốt đẹp và hỗ trợ trong việc giải quyết mâu thuẫn và xây dựng mối quan hệ. Mặc dù việc này đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng liên tục, nhưng nó đem lại lợi ích to lớn cho bản thân và cộng đồng.
Câu 1 :
- Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.
- Dấu hiệu hình thức nhận biết ngôi kể thứ ba: người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong văn bản như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện, chỉ được nhận biết qua lời kể.
Câu 2 :
- Hai chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa ở đoạn trích: - Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay của Nết đầy khéo léo; - Khói chỉ lan lờ mờ trong cỏ như sương ban mai rồi tan dần, lửa thì đậu lại.
Câu 3 :
Tác giả đã sử dụng cách kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật Nết. Cách kể chuyện này để lại nhiều tác dụng: - Khắc họa rõ nét hình ảnh, tâm hồn, tạo chiều sâu tâm lý nhân vật - Tạo sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho mạch truyện liền mạch hơn - Làm nổi bật những nỗi đau, những mất mát mà chiến tranh gây ra cho con người
Câu 4 :
Cách xưng hô “chị – em”, “cái con quỷ”: đậm chất dân dã, đời thường, thể hiện sự gắn kết trong gia đình - Câu đùa “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”: mang sắc thái hài hước, tạo không khí vui vẻ.
- Sử dụng từ “bế” thay vì “bắt”; “khóc thét om cả nhà”: cách diễn đạt mang tính khẩu ngữ, tái hiện sinh động cảnh sinh hoạt gia đình - Câu “Cái con quỷ này lớn xác chỉ khoẻ trêu em!”: không chỉ là lời mắng yêu mà còn thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho các con - Hiệu quả biểu cảm và khắc hoạ nhân vật:
+ Nhân vật Nết hiện lên với hình ảnh là một cô chị tinh nghịch, còn cậu em thì nhõng nhẽo, đáng yêu
+ Lời nói và hành động được miêu tả tự nhiên, giúp người đọc dễ dàng hình dung bối cảnh gia đình.
=> Việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong câu văn giúp tạo nên một bức tranh gia đình chân thực, ấm áp, làm nổi bật sự hồn nhiên, nghịch ngợm của trẻ con và tình cảm yêu thương giữa các thành viên.
Câu 5 :
- Câu nói của Nết thể hiện ý chí mạnh mẽ, tinh thần kiên cường trước nghịch cảnh.
- Thay vì yếu đuối, than khóc, Nết chọn cách hoàn thành công việc trước khi bộc lộ cảm xúc
=> Gợi lên bài học về cách con người đối diện với khó khăn trong cuộc sống. - Mỗi người có một cách phản ứng khác nhau: có người bi quan, buông xuôi, có người mạnh mẽ vươn lên.
- Như Nết, ta cần hiểu rằng khóc lóc không giải quyết vấn đề, mà hành động mới quan trọng.
- Cuộc sống luôn có những thử thách, nhưng thái độ trước khó khăn quyết định sự thành công.
- Học cách kiên cường giúp ta mạnh mẽ hơn và truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
Câu 1 :
Thể thơ tự do.
Câu 2 :
Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với:
- Những cánh sẻ nâu
- Mẹ
- Tuổi sinh thành
- Trò chơi tuổi nhỏ
- Dấu chân bấm mặt đường xa
Câu 3 :
Cú pháp: Biết ơn (đối tượng)... (đã ảnh hưởng như thế nào tới nhân vật trữ tình).
+ Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo nhịp điệu, nhấn mạnh, khẳng định, khắc sâu nội dung về đối tượng và tầm ảnh hưởng đối với cuộc đời nhân vật trữ tình, thể hiện tình cảm của tác giả. Mỗi đối tượng nêu ra dù nhỏ bé (con sẻ, trò chơi chuyền, dấu chân), và tuổi mụ đã làm cho nhân vật thêm yêu tuổi thơ, yêu năm tháng tuổi trẻ, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những thành quả người trước để lại.
Câu 4. Việc vận dụng thành ngữ “mồng tơi không kịp rớt” có tác dụng:
+ Làm nổi bật sự nghèo khó, thiếu thốn của miền Trung
+ Tăng tính hình ảnh và cảm xúc cho câu thơ bằng một cách diễn đạt dân gian quen thuộc.
Câu 5 :
Cuộc sống của chúng ta luôn có nhiều bộn bề, lo lắng. Không phải ai cũng có thể tìm thấy giá trị của cuộc sống thông qua những điều gần gũi, giản dị xung quanh ta. Hạnh phúc của mỗi chúng ta đơn giản lắm khi mà chỉ cần một bữa cơm gia đình có đủ thành viên cũng làm cho mọi người vui và thấy thật ấm áp. Giá trị cuộc sống chính là những điều bình thường, giản dị mà nhiều khi khiến chúng ta lãng quên nói. Điều giản dị đó có thể là những dòng tin nhắn, những cuộc gọi ngắn của người thân gọi hỏi thăm thấy tình yêu thương của chúng ta lại ùa về lúc nào không hay. Nhưng nhiều người lại thờ ơ, lãng quên điều đó, mà thay vào đó đi tìm những thứ hào nhoáng, những điều viển vông mà không hề nhận ra nó luôn bên ta chứ đâu xa.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (kết hợp với tự sự và miêu tả).
Câu 2. Văn bản gợi nhắc đến các tác phẩm nổi tiếng của Andecxen như:
“Nàng tiên cá”
“Cô bé bán diêm”
(Gián tiếp cả hình ảnh hoàng tử, cổ tích, que diêm…)
Câu 3. Việc gợi nhắc các tác phẩm của Andecxen có tác dụng:
- Tạo không gian cổ tích lãng mạn, huyền ảo cho bài thơ
- Khơi gợi cảm xúc hoài niệm, tiếc nuối và cái đẹp trong sáng của tình yêu
- Tăng chiều sâu biểu cảm, giúp liên hệ giữa truyện cổ tích và hiện thực tình cảm đời thường.
Câu 4. Biện pháp so sánh trong câu “Biển mặn mòi như nước mắt của em” có giá trị:
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm: biển mặn gắn liền với nỗi buồn, nước mắt
+ Thể hiện nỗi đau, sự day dứt trong tình yêu
+ Gợi lên sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên, giữa cảm xúc và không gian.
Câu 5. Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong khổ thơ cuối:
+ Yêu sâu sắc, thủy chung và đầy bao dung
+ Mang vẻ đẹp lãng mạn, nhân hậu như nhân vật trong truyện cổ
+ Dẫu “tình yêu không là hai nửa nguyên vẹn”, nhưng vẫn mong người yên giấc, giữ trọn tình yêu đến cuối cùng – đó là một vẻ đẹp cao thượng và hy sinh.
Câu 1 : Thể thơ tự do
Câu 2:
Hai hình ảnh cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung:
“Trên nắng và dưới cát”
“Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ"
=> Hai hình ảnh này thể hiện vùng đất đầy nắng gió, khô cằn, thiên nhiên khắc nghiệt gây nhiều khó khăn cho đời sống con người.
Câu 3:
Những dòng thơ:
“Eo đất này thắt đáy lưng ong / Cho tình người đọng mật"
=> Giúp hiểu rằng dù thiên nhiên khắc nghiệt, con người miền Trung vẫn giàu tình cảm, chịu thương chịu khó và luôn giữ gìn tình người đậm đà, thủy chung.
Câu 4:
Việc vận dụng thành ngữ “Mảnh đất nghèo mỏng tới không kịp rớt” có tác dụng:
Nhấn mạnh sự nghèo nàn, khô cằn của đất đai.
Làm tăng tính hình ảnh và biểu cảm cho câu thơ.
Gợi cảm giác xót xa, đồng cảm với miền đất gian khó.
Câu 5:
Tình cảm của tác giả với miền Trung được thể hiện qua:
Sự thấu hiểu và xót xa trước thiên nhiên khắc nghiệt và cuộc sống vất vả của người dân.
Sự trân trọng, ngợi ca đức tính chịu thương, chịu khó, giàu tình cảm của con người nơi đây.
Lời nhắn gửi đầy yêu thương, mong người con xa quê trở về, thể hiện sự gắn bó thiêng liêng với quê hương.
Câu 2 :
Đoạn thơ trong “Trăng hè” của Đoàn Văn Cừ đã vẽ nên bức tranh quê yên bình, thấm đẫm hơi thở đời sống thôn dã. Âm thanh “tiếng võng trong nhà kẽo kẹt đưa” khẽ lay động không gian, mở đầu cho nhịp sống chậm rãi, khoan thai của buổi đêm trăng mùa hạ. Hình ảnh “đầu thềm con chó ngủ lơ mơ” gợi sự an nhiên, tin cậy giữa con người và cảnh vật. Bóng cây, hàng dậu in dài trên mặt đất, làm nổi bật cái “vắng”, cái “im”, cái “lặng tờ” của đêm quê. Sự tĩnh tại ấy không hề lạnh lẽo mà chứa chan ấm áp bởi con người hiện diện rất đỗi thân thương: ông lão lim dim nghỉ ngơi sau ngày lao động, bé cu đứng vịnh thành giếng ngắm bóng chú mèo quện dưới chân. Ánh trăng “ngân” phản chiếu lên “tàu cau lấp loáng”, phủ lớp sơn bạc lung linh lên cảnh vật, khiến chốn thôn quê trở thành bức tranh thuỷ mặc mềm mại, thơ mộng. Qua nét bút tài hoa của thi nhân, vẻ đẹp đồng quê hiện lên giản dị mà thanh sạch, êm đềm mà giàu cảm xúc, nhắc ta trân trọng nếp sống dung dị, hài hòa giữa con người và thiên nhiên – nguồn mạch nuôi dưỡng tâm hồn Việt từ bao đời.
Đoạn thơ trong Trăng hè của Đoàn Văn Cừ đã vẽ nên bức tranh quê yên bình thấm đẫm hơi thở đời sống thôn dã . Âm thanh “ tiếng võng trong nhà kẽo kẹt đưa “ khẽ lay động không gian , mở đầu cho nhịp sống chậm rãi , khoan thai của đên trăng mà hạ . Hình ảnh “ đầu thềm con chó ngủ lơ mơ “ gơi sự an nhiên giữa con người và cảnh vật. Bóng cây hàng dậu trên mặt đất làm nổi bật cái “ vắng “ “ im “ lặng tờ” của đên quê . Sự tĩnh lặng ấy không hề lạnh lẽo mà chứa chan ấm áp của con người hiện diện . Qua nét bút tài hoa của thi nhân , vẻ đẹp đồng quê hiện lên giản dị mà thanh sạch , êm đềm mà giàu cảm xúc , nhắc ta trân trọng lối sống dung dị , hài hoà giữa con người và thiên nhiên .
Câu 2 :
Đoạn thơ trong “Trăng hè” của Đoàn Văn Cừ đã vẽ nên bức tranh quê yên bình, thấm đẫm hơi thở đời sống thôn dã. Âm thanh “tiếng võng trong nhà kẽo kẹt đưa” khẽ lay động không gian, mở đầu cho nhịp sống chậm rãi, khoan thai của buổi đêm trăng mùa hạ. Hình ảnh “đầu thềm con chó ngủ lơ mơ” gợi sự an nhiên, tin cậy giữa con người và cảnh vật. Bóng cây, hàng dậu in dài trên mặt đất, làm nổi bật cái “vắng”, cái “im”, cái “lặng tờ” của đêm quê. Sự tĩnh tại ấy không hề lạnh lẽo mà chứa chan ấm áp bởi con người hiện diện rất đỗi thân thương: ông lão lim dim nghỉ ngơi sau ngày lao động, bé cu đứng vịnh thành giếng ngắm bóng chú mèo quện dưới chân. Ánh trăng “ngân” phản chiếu lên “tàu cau lấp loáng”, phủ lớp sơn bạc lung linh lên cảnh vật, khiến chốn thôn quê trở thành bức tranh thuỷ mặc mềm mại, thơ mộng. Qua nét bút tài hoa của thi nhân, vẻ đẹp đồng quê hiện lên giản dị mà thanh sạch, êm đềm mà giàu cảm xúc, nhắc ta trân trọng nếp sống dung dị, hài hòa giữa con người và thiên nhiên – nguồn mạch nuôi dưỡng tâm hồn Việt từ bao đời.