

Nguyễn Thị Thanh Thảo
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Tính sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay. Trong một xã hội không ngừng phát triển và thay đổi như hiện nay, sáng tạo chính là chìa khóa giúp các bạn trẻ thích nghi, vươn lên và khẳng định bản thân. Người trẻ sáng tạo không chỉ biết tiếp thu kiến thức mà còn biết vận dụng linh hoạt, tạo ra những giá trị mới, ý tưởng mới phục vụ cho học tập, công việc và cuộc sống. Sáng tạo còn giúp thế hệ trẻ phát triển tư duy độc lập, dám nghĩ, dám làm, vượt qua những lối mòn và giới hạn cũ. Nhờ đó, họ có thể trở thành những người tiên phong, dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực cho xã hội. Bên cạnh đó, sáng tạo còn là yếu tố then chốt để khơi dậy đam mê, tạo động lực phấn đấu và khẳng định giá trị cá nhân. Vì vậy, thế hệ trẻ ngày nay cần không ngừng rèn luyện, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo để có thể tự tin hội nhập và làm chủ tương lai
Câu 2 :
Trong truyện ngắn Biển người mênh mông của Nguyễn Ngọc Tư, hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo hiện lên như những hình ảnh tiêu biểu cho con người Nam Bộ: chân chất, giàu tình cảm, và luôn mang trong mình một nỗi niềm sâu xa, da diết.
Phi là một người trẻ lớn lên trong hoàn cảnh gia đình đầy bất hạnh. Từ nhỏ, anh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, chỉ có bà ngoại là người quan tâm, nuôi dưỡng và dạy dỗ anh. Khi ngoại mất, Phi như lạc lõng giữa đời. Anh sống giản dị, có phần lôi thôi, nhưng lại giàu lòng tự trọng và tình nghĩa. Qua Phi, người đọc cảm nhận được hình ảnh của những người trẻ Nam Bộ tuy chịu nhiều thiệt thòi nhưng vẫn mạnh mẽ, sống tình cảm, và biết trân quý những điều tốt đẹp quanh mình.
Ông Sáu Đèo – người hàng xóm già nghèo khổ – là một hình tượng khác giàu cảm xúc. Ông sống đơn độc, mang trong lòng nỗi day dứt khôn nguôi vì lỡ lời làm vợ bỏ đi. Suốt bốn mươi năm, ông không ngừng tìm kiếm người vợ cũ chỉ để xin một lời tha thứ. Ẩn sau vẻ ngoài khắc khổ là một trái tim thủy chung, đầy ân nghĩa. Trước khi tiếp tục hành trình, ông gửi gắm con chim bìm bịp – như một phần ký ức và tình cảm – cho Phi, thể hiện niềm tin vào tấm lòng của người trẻ.
Qua hai nhân vật ấy, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ kể câu chuyện đời thường mà còn khắc họa một cách chân thực và xúc động hình ảnh con người Nam Bộ: giàu tình người, kiên cường trong gian khó, mộc mạc mà sâu sắc trong cảm xúc và lối sống. Chính những con người ấy đã làm nên một miền đất phương Nam đầy nghĩa tình và nhân hậu.
Câu 1:
-kiểu Văn bản của ngữ liệu trên: văn bản thông tin
Câu 2: -Một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi: +Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng. Ngày xưa là xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản. Bây giờ có cả tắc ráng, ghe máy. Người đi mua cũng đến chợ bằng xuồng, ghe. Những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra.
+ lối rao hàng bằng " cây bẹo"
+hàng hóa phong phú như : trái cây ,rau củ,...
Câu 3:
-Tác dụng của việc sử dụng tên các địa danh:
+Giúp người đọc hình dung cụ thể và chân thực về các chợ nổi. +Tăng tính xác thực và sinh động cho nội dung. +Thể hiện sự đa dạng của văn hóa chợ nổi ở các tỉnh miền Tây. +Gợi niềm tự hào về vùng đất và con người nơi đây. Câu 4:
-Tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: +Giúp khách hàng dễ nhận biết mặt hàng từ xa (qua “cây bẹo”). +Tạo nên nét văn hóa đặc sắc, gần gũi, thú vị. +Góp phần làm cho không khí chợ nổi thêm sinh động, hấp dẫn. +Phản ánh sự khéo léo, sáng tạo của người dân sông nước.
Câu 5:
-Suy nghĩ về vai trò của chợ nổi đối với đời sống người dân miền Tây: Chợ nổi không chỉ là nơi mua bán mà còn là nét văn hóa đặc trưng của miền Tây. Nó phản ánh nếp sống sông nước, giúp gắn kết cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế và thu hút du lịch. Chợ nổi là một biểu tượng văn hóa cần được gìn giữ và phát huy.