

Nguyễn Quốc Hưng
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 :
Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến đổi tính sáng tạo đóng vai trò then chốt đối với thế hệ trẻ. Sáng tạo không chỉ là khả năng tạo ra những điều mới mẻ, độc đáo mà còn là chìa khóa để giải quyết các vấn đề phức tạp, thích ứng với những thách thức chưa từng có. Thế hệ trẻ, với tư duy cởi mở và tinh thần dám nghĩ dám làm, cần phát huy tối đa khả năng sáng tạo để tạo ra những giá trị mới, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Sáng tạo giúp các bạn trẻ tìm ra những hướng đi riêng, khẳng định bản thân và tạo dựng sự nghiệp thành công. Đồng thời, nó còn giúp khơi dậy niềm đam mê, sự hứng thú trong học tập và làm việc, từ đó tạo động lực để không ngừng học hỏi, khám phá và đổi mới. Tóm lại, tính sáng tạo là hành trang không thể thiếu, giúp thế hệ trẻ tự tin bước vào tương lai và tạo nên những dấu ấn riêng biệt.
Câu 2: Bài văn cảm nhận về con người Nam Bộ qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo Trong truyện ngắn "Biển người mênh mông" của Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật Phi và ông Sáu Đèo hiện lên như những mảnh ghép chân thực, đầy xúc động về con người Nam Bộ. Ở Phi, ta thấy một chàng trai mang trong mình những vết thương của quá khứ, lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm gia đình. Sự hờ hững của người cha, sự bận rộn của người mẹ đã khiến Phi trở nên cô đơn, lạc lõng. Tuy nhiên, ẩn sâu trong vẻ ngoài có phần lôi thôi ấy là một trái tim ấm áp, giàu tình thương. Việc Phi chấp nhận nuôi con bìm bịp mà ông Sáu Đèo để lại đã cho thấy tấm lòng nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc của anh đối với những phận đời cô đơn, bất hạnh. Trái ngược với Phi, ông Sáu Đèo là hình ảnh của một người đàn ông từng trải, mang trong mình nỗi đau mất mát khôn nguôi. Suốt gần bốn mươi năm ròng rã, ông không ngừng tìm kiếm người vợ đã bỏ ông ra đi vì cuộc sống quá nghèo khổ. Hành động ấy cho thấy sự thủy chung, tình yêu sâu đậm mà ông dành cho người vợ. Dù cuộc sống lang bạt, vất vả, ông vẫn giữ trong mình một niềm tin, một hy vọng mong manh về ngày đoàn tụ. Tình yêu ấy, sự thủy chung ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong con người ông, là động lực để ông tiếp tục sống và tìm kiếm. Qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa thành công vẻ đẹp của con người Nam Bộ: giàu tình cảm, nhân hậu, thủy chung và luôn mang trong mình một niềm tin vào cuộc sống. Dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, họ vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp, sống trọn vẹn với những giá trị mà mình tin tưởng. Họ là những người con của vùng đất phương Nam, nơi con người sống chan hòa, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
Câu1 kiểu văn bản bản của ngữ liệu trên là văn bản thông tin
Câu2
Người bán và người mua hàng đều di chuyển bằng xuồng ghe
Sử dụng cây bèo để treo hàng hóa giúp khách hàng dễ dàng nhận biết từ xa
Giao hàng bằng âm thanh của kèn bấm tay kèn đạp chân (kèn cóc)
Các cô gái bán đồ ăn thức uống giao hàng bằng lời mời lạnh lốt thiết tha
Câu 3 tác dụng của việc sử dụng tên các địa danh trong văn bản trên:
Xác định rõ vị trí địa lý của các chợ nổi giúp người đọc hình dung được phạm vi phân bố của loại hình chợ này ở miền Tây
Tăng tính xác thực và sinh động cho thông tin được cung cấp
Gọi sự phong phú đa dạng của các chợ nổi ở các địa phương khác nhau
Câu4 tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản trên:
Cây bẹo là một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ độc đáo giúp người bán hàng giới thiệu sản phẩm một cách trực quan sinh động
Âm thanh của kèn cũng là một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thu hút sự chú ý của khách hàng
Câu 5 về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây, ta có thể trình bày suy nghĩ của mình về các khía cạnh sau:
Kinh tế: chợ nổi là nơi giao thương buôn bán hàng hóa tạo thu nhập cho người dân
Văn hóa: chợ nổi là một nét văn hóa đặc trưng của miền Tây thể hiện sự thích ứng của con người với môi trường sông nước
Xã hội: chợ nổi là nơi giao lưu gặp gỡ của người dân từ nhiều vùng miền khác nhau
Du lịch: chợ nổi là một địa điểm đến hấp dẫn đối với du khách góp phần phát triển du lịch địa phương