

Dương Bảo Hiếu
Giới thiệu về bản thân



































Truyện ngắn “Bát phở” của Phong Điệp là một lát cắt đời thường nhưng giàu cảm xúc về tình cha con. Qua khung cảnh một bữa ăn sáng giản dị nơi quán phở Hà Nội, nhà văn đã khắc họa hình ảnh hai người cha thôn quê đầy yêu thương và hy sinh thầm lặng cho con mình
Chủ đề chính của truyện là tình cảm cha con – thứ tình cảm âm thầm mà sâu sắc. Hai người cha từ quê đưa con lên thành phố thi đại học, trong hoàn cảnh xa lạ, đắt đỏ. Dù cuộc sống khó khăn, họ vẫn cố gắng dành cho con một bữa ăn tốt nhất – hai bát phở với trứng – trong khi bản thân thì ngồi chờ, không gọi gì. Chi tiết “sao bốn người mà chỉ hai bát?” cùng hình ảnh chiếc ví vải cũ kỹ đếm từng tờ tiền lẻ để trả phở đã chạm đến trái tim người đọc. Đó là minh chứng cho sự tằn tiện, chắt chiu nhưng tràn đầy tình yêu thương của người cha dành cho con cái
Hành động nhường phần ăn, nỗi lo tiền trọ, chuyện đồng áng ở quê, tất cả đều gợi lên hình ảnh những người cha lam lũ, luôn âm thầm đứng sau hỗ trợ con mình. Không cần nói lời yêu thương, không cần tỏ ra xúc động, nhưng qua hành động, qua ánh mắt, họ truyền đi thông điệp đầy tình cảm: “Cha luôn vì con mà sẵn sàng chịu mọi thiệt thòi”
Về nghệ thuật, tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, giúp câu chuyện trở nên gần gũi, tự nhiên và chân thật. Bên cạnh đó người kể chuyện đóng vai người chứng kiến, không chen vào mà chỉ quan sát và suy ngẫm, khiến cảm xúc lan tỏa một cách nhẹ nhàng. Cách kể dung dị, chi tiết đời thường như “bát phở”, “quả trứng”, “chiếc ví vải bông chần”... đều mang ý nghĩa biểu tượng cho sự hy sinh của cha mẹ
Câu kết “Hôm nay, chúng nợ cha ba mươi nghìn đồng. Cuộc đời này, chúng nợ những người cha hơn thế nhiều...” như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về lòng biết ơn. Nó khiến người đọc phải suy nghĩ và trân trọng hơn tình cảm gia đình – đặc biệt là tình cha thiêng liêng
Tóm lại, “Bát phở” là một truyện ngắn giản dị mà giàu cảm xúc, vừa thể hiện tình cha con sâu đậm, vừa khiến người đọc thấu hiểu và đồng cảm với những hi sinh thầm lặng trong cuộc sống
Bài 1 : Văn bản bàn về vẻ đẹp và ý nghĩa của mùa gặt trong thơ Nguyễn Duy , qua đó ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên , vẻ đẹp lao động
Bài 2 : Câu văn nêu luận điểm trong đoạn 3 là : Chưa hết, không gian mùa gặt không chỉ được mở ra trên những cánh đồng ban ngày, nó còn hiện lên ở trong thôn xóm buổi đêm: “Mảnh sân trăng lúa chất đầy/ Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình”
Bài 3 :
a)Thành phần biệt lập là "Hình như"- Thành phần tình thái
b)Thành phần biệt lập là "của một đồng , công một nén là đây"- Thành phần phụ chú
Bài 4 : -Cách trích dẫn bằng chứng trong đoạn (2): trích dẫn nguyên văn các câu thơ của Nguyễn Duy
-Tác dụng: giúp lập luận thêm thuyết phục, cụ thể, đồng thời giữ được vẻ đẹp nguyên bản của thơ để làm nổi bật hình ảnh sinh động của mùa gặt
Bài 5 : Các lí lẽ và bằng chứng trong đoạn (4) làm nổi bật chiều sâu cảm xúc và suy tư của người nông dân trước thành quả lao động, thể hiện được sự trân trọng và gắn bó của họ với hạt lúa – qua đó làm rõ nét hơn tâm hồn “hay cả nghĩ” và đầy tình cảm của người lao động
Bài 6 : Em thích nhất nghệ thuật kết hợp giữa phân tích lí lẽ với cảm nhận hình ảnh thơ sinh động của tác giả. Vì cách viết này vừa sâu sắc, vừa gần gũi, giúp người đọc thấy được vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thi vị của thơ Nguyễn Duy và mùa gặt quê hương