

Phan Thị Như Quỳnh
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích là ngôi thứ ba. Người kể chuyện không tham gia vào câu chuyện mà chỉ kể lại các sự việc từ góc nhìn bên ngoài.
Câu 2:
Một số chi tiết cho thấy chị Bớt không giận mẹ dù từng bị mẹ phân biệt đối xử bao gồm:
Khi mẹ xuống ở cùng, Bớt rất mừng, dù trước đó từng bị đối xử bất công.
Bớt gặng hỏi mẹ cho hết lẽ, không phải để trách móc mà là để mẹ suy nghĩ chín chắn, tránh lập lại nỗi đau cũ.
Chị không nhắc lại chuyện cũ, không hờn trách mà còn ôm lấy mẹ khi thấy bà ân hận.
Khi bà cụ thở dài vì ân hận, chị nói ngay: “Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?” thể hiện thái độ bao dung, yêu thương và không trách mẹ.
Câu 3:
Qua đoạn trích em thay nv Bớt là người con hiếu thảo, bao dung, giàu lòng vị tha. Dù từng bị mẹ phân biệt đối xử, chị không oán hận mà vẫn đón mẹ về chăm sóc, yêu thương. Bớt cũng là người chịu thương chịu khó, hết lòng vì gia đình và sống có trách nhiệm với con cái cũng như công viec
Câu 4:
Hành động và lời nói của chị Bớt thể hiện sự tha thứ và cảm thông sâu sắc đối với mẹ. Chị muốn mẹ đừng tự trách mình, cũng không muốn khơi lại quá khứ đau lòng. Đó là sự vỗ về, xoa dịu, chứng tỏ chị đã buông bỏ oán giận, chỉ giữ lại tình thương.
Câu 5:
Qua đoạn trích, em thấy thông điệp có ý nghĩa nhất là tình yêu thương và sự bao dung trong gia đình chính là điều thiêng liêng và đáng trân trọng nhất. Dù trước kia bà Ngải từng thiên vị con gái lớn là chị Nở và đối xử không công bằng với chị Bớt, nhưng khi bà gặp khó khăn, chính chị Bớt lại là người dang tay đón mẹ về chăm sóc, không hề oán trách hay giận hờn. Điều ấy khiến em thật sự cảm phục tấm lòng bao dung, hiếu thảo của chị.
Trong cuộc sống hôm nay, khi đôi lúc con người dễ bị cuốn vào những lo toan vật chất, thì bài học về sự tha thứ và tình thân trong văn bản lại càng trở nên sâu sắc và cần thiết. Em hiểu rằng, mỗi người trong gia đình đều có thể từng mắc sai lầm, nhưng nếu biết bỏ qua, yêu thương và đồng hành cùng nhau, thì mái ấm sẽ luôn là chốn bình yên để trở về. Chính vì vậy, em nghĩ rằng việc nuôi dưỡng và giữ gìn tình cảm gia đình chính là một trong những giá trị quý báu nhất mà mỗi người chúng ta cần trân trọng và gìn giữ.
Câu 1
Đoạn thơ trích trong bài Trăng hè của Đoàn Văn Cừ đã vẽ nên một bức tranh quê thanh bình, giản dị và đầy chất thơ. Âm thanh “kẽo kẹt” của chiếc võng trong nhà, hình ảnh “con chó ngủ lơ mơ”, “bóng cây lơi lả bên hàng dậu” hay sự “vắng lặng” của đêm quê đã tạo nên một không gian tĩnh mịch, yên bình đến nao lòng. Bức tranh ấy không rực rỡ sắc màu, không náo nhiệt âm thanh, nhưng lại thấm đẫm hồn quê với những chi tiết mộc mạc, thân quen. Ông lão nằm chơi giữa sân, ánh trăng lấp loáng trên tàu cau, thằng bé ngắm bóng con mèo – tất cả đều hiện lên nhẹ nhàng, gần gũi như một đoạn phim quay chậm về đời sống thôn quê yên ả. Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu tha thiết của tác giả dành cho làng quê Việt Nam, nơi chứa đựng vẻ đẹp thanh tĩnh, giàu chất nhân văn và gợi nỗi nhớ sâu lắng trong lòng người đọc.
Câu 2
Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người đó là khi con người mang trong mình đầy ắp những ước mơ, hoài bão và sức sống mãnh liệt. Trong xã hội hiện đại, sự nỗ lực hết mình của tuổi trẻ không chỉ là yếu tố quyết định thành công cá nhân mà còn là động lực phát triển của cả cộng đồng.
Nỗ lực là biểu hiện của ý chí, của tinh thần vượt khó để vươn tới những điều tốt đẹp hơn. Một người trẻ sống có lý tưởng, biết phấn đấu, rèn luyện và học hỏi không ngừng sẽ không dễ dàng bị khuất phục bởi khó khăn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, nếu tuổi trẻ không biết cố gắng, dễ buông xuôi, sống an phận thì sẽ tự đánh mất cơ hội của chính mình. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ ngày nay đang không ngừng nỗ lực để khẳng định bản thân. Họ dám ước mơ lớn, dám khởi nghiệp, dám thử thách bản thân ở những môi trường khắc nghiệt. Có những bạn học sinh nỗ lực ngày đêm để đạt thành tích cao, có những người lao động trẻ không ngại vất vả để theo đuổi đam mê. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng vẫn còn một bộ phận giới trẻ sống thiếu mục tiêu, dễ bỏ cuộc, sống hưởng thụ và lười biếng. Họ cần được định hướng và khơi gợi lại niềm tin vào giá trị của sự cố gắng. Bởi lẽ, không ai có thể thành công nếu chỉ ngồi chờ đợi, mà không chịu bước đi.
Tuổi trẻ là quãng thời gian duy nhất mà ta có thể vấp ngã, đứng lên và thử lại hàng trăm lần. Vì thế, hãy sống hết mình, dám nghĩ, dám làm và không ngừng nỗ lực. Có thể hôm nay bạn chưa thành công, nhưng nếu không ngừng cố gắng, ngày mai sẽ khác. Bởi thành quả ngọt ngào luôn dành cho những người biết gieo mầm bằng chính mồ hôi và quyết tâm của mình.
the end.
hihi :333333333333
câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là biểu cảm
câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ biện pháp đối
Phép đối này làm nổi bật sự tương phản giữa hai cảnh tượng, tạo nên sự ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Sự tương phản này cũng nhấn mạnh ý nghĩa của bài thơ nếu không có khó khăn, gian khổ thì sẽ không có thành công, vinh quang.
câu 4: Trong bài thơ, "tai ương" không còn là những điều tiêu cực đơn thuần mà trở thành nhân tố rèn luyện tinh thần. Đối với nhân vật trữ tình, tai ương là thử thách, là cơ hội để con người tôi luyện bản thân, làm cho tinh thần thêm mạnh mẽ, kiên cường. Khó khăn, gian khổ chính là điều kiện để con người trưởng thành và vươn lên
câu 5: Bài học ý nghĩa nhất rút ra từ bài thơ là sự cần thiết phải vượt qua khó khăn, gian khổ để đạt được thành công. Bài thơ khẳng định rằng, những thử thách, gian truân trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi, nhưng chính những khó khăn đó lại là động lực, là cơ hội để con người rèn luyện bản thân, trưởng thành và đạt được những thành tựu lớn lao. Chỉ khi trải qua những thử thách, con người mới có thể hiểu rõ hơn về bản thân và giá trị của thành công.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là biểu cảm và nghị luận
Câu 2: Mối quan hệ của thiên nhiên và con người, sự trân trọng của con ngừoi dành cho thiên nhiên
Câu 3: Đối lập với cách ta làm tổn thương tự nhiên, trái lại tự nhiên luôn nhẫn nhịn, bao dung, và luôn yêu thương
Câu 4: "Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm" câu nói này của tác giả rất sâu sắc và đầy ý nghĩa. Theo em tác giả muốn gửi thông điệp rằng trong con đường thành công luôn phải có những ngày khó khăn và mình phải đối mặt với chúng, không con đường nào là con đường bằng phẳng, chân đi cũng phải đạp gai để có thể có được kinh nghiệm mà còn bước tiếp.
Câu 5: Bài học em rút ra được trong văn bản là về việc yêu thiên nhiên, nghiêm cấm những hành động phá hoại và tàn phá thiên nhiên cũng như không khí trong lành
Câu 1: Ngôi kể thứ 3
Câu 2: Điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn bên trong.Giúp người kể chuyện có được tầm nhìn bao quát để quan sát câu chuyện, sự việc, nhân vật từ nhiều vị trí không gian, thời gian khác nhau, bổ sung nhiều thông tin phong phú về các sự kiện, nhân vật.
Câu 3: Vì thương gia đình và vì hoàn cảnh khó khăn
Cau4: Thể hiện cuộc đời đầy bi kịch của tầng lớp trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ, những người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”, phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa trong xã hội