![](https://rs.olm.vn/images/background/bg0.jpg?v=2)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/2.png?131730280946)
Nguyễn Thị Yến Ngọc
Giới thiệu về bản thân
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_mam_non.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_tan_binh.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_chuyen_can.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_cao_thu.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_thong_thai.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_kien_tuong.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_dai_kien_tuong.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
Câu 1:Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận thấy Lưu Quang Vũ thực sự là “một cây bút trẻ nhiều triển vọng”. Lưu Quang Vũ không chỉ là nhà viết kịch nổi tiếng mà còn là nhà thơ tài hoa xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Thơ Lưu Quang Vũ thường chất chứa nhiều cảm xúc và đầy trăn trở, ưu tư….Bài thơ “anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” rút trong tập “Bầy ong trong đêm sâu” năm 1993 là một trong những bài thơ xuất sắc của ông. Bài thơ là nỗi lo lắng, ám ảnh về thân phận con người và vì cuộc đời. Bài thơ là tiếng lòng của nhân vật trữ tình, là nỗi khắc khoải, buồn lo về những dự cảm của một tương lai đầy bất trắc, trước những thử thách của cuộc đời:
“Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.
Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay
Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa
Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau
Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.”
“Mưa… hạt mưa rơi cuốn trôi bao kỉ niệm dĩ vãng”. Có thể nói hình ảnh “mưa” là một biểu tượng gần như xuyên suốt cả bài thơ. Cơn mưa là sự thử thách của lòng người trước những tác động của ngoại cảnh. Mưa là hiện tượng thông thường của thời tiết, là điều hiển nhiên luôn xảy ra trong cuộc sống, vậy mưa có gì mà nhà thơ phải lo lắng, phải sợ hãi? Mưa là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của các nhà thơ nhà văn. Nhắc đến mưa là nhắc tới những nỗi buồn không tên, nhắc tới sự trống trải, lạc lõng trong lòng. Phải chăng ở đây Lưu Quang Vũ mượn hình ảnh “mưa” để cho thấy sự đổi thay của lòng người. “Anh chỉ sợ trời mưa” mưa chưa tới, nhưng tác giả đã lo lắng, lo mưa sẽ xóa nhòa đi tất cả, xoá đi bao kỉ niệm gắn bó. “Xoá nhoà hết những điều em hứa”, “Xoá cả dấu chân em về buổi ấy”, “Gối phai nhạt mùi hương…” Nỗi lo trong lòng nhân vật trữ tình ngày một tăng lên ấy là khi nhà thơ sợ mưa sẽ xóa đi tất cả sợ nhất là “em không còn màu mắt xưa”. Sợ lòng người mình thương sẽ quên đi bao kỉ niệm đẹp, sẽ xóa nhòa những ký ức ấy theo thời gian. Phải chăng nhà thơ lo quá xa không? Đứng trước những đổi thay của cuộc đời. Một người giàu ưu tư, nhạy cảm trước những đổi thay thì nỗi lo trên là điều dễ hiểu, dễ cảm thông. Chưa hết “cơn mưa rào nối trận mưa ngâu” Hết mưa to rồi lại đến mưa kéo dài, đây là những thay đổi thất thường của thời tiết hay đây chính là những đổi thay của năm tháng cuộc đời, đã gieo vào trong lòng tác giả một nỗi lo về cuộc sống về hạnh phúc và cả về tình yêu. Đối với một nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế như Lưu Quang Vũ mới có thể mường tượng được những trớ trêu đến từ cơn mưa “Mây đen”, “trời không xanh”, “nắng không trong”, “lá khô tan tác bay”, “mưa cướp đi ánh sáng của ngày”,…Những hình ảnh trên dự báo một điều chẳng lành hay một cơn bão sắp ập tới. Đó cũng chính là những phấp phỏng, lo âu không bao giờ dứt trong lòng nhà thơ. Nhất là khi nhân vật trữ tình đã nhận thấy hạnh phúc con người mong manh mưa sa.
Tính từ “mong manh” như gợi tả sự yếu ớt, dễ vỡ của hạnh phúc con người. Bao nhiêu nỗi lo âu trăn trở mà cơn mưa ấy chỉ là lý do để nhà thơ gửi gắm nỗi lòng mình, nỗi lo lắng trước những đổi thay. Nhà thơ đã liên tưởng đến những tác động của ngoại cảnh phải chăng tác giả muốn gửi gắm tâm trạng bất an trước những đổi thay của cuộc sống và điều lo sợ nhất là lòng người liệu có đổi thay sau những cơn mưa gió của cuộc đời? Dù mưa có trôi đi tất cả kỷ niệm, dù lòng người có đổi thay thì tác giả vẫn giữ mãi một tấm lòng không đổi thay “Riêng lòng anh, anh không quên đâu”. Nhà thơ không quên từng bản nhạc, khúc hát ngày xưa, không quên cả những kỷ niệm tuổi thơ. “Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc/Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau” Dù cuộc đời có vất vả, mệt nhọc thì những kỷ niệm khó quên ấy sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nhà thơ. Câu thơ “anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” được lặp lại một lần nữa ở khổ thơ cuối. Tiếng lòng nhân vật trữ tình như càng được nhấn mạnh thêm, càng lo lắng, càng sợ hãi trước những cơn mưa, trước những thay đổi. Trời thì chưa mưa, cơn mưa chưa tới, nhưng nhà thơ đã cảm nhận được những hậu quả của cơn mưa đối với con người và cuộc đời. Nhà thơ biết sợ, biết chủ động trước những bất trắc có thể xảy ra. “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” là một ẩn dụ về nỗi khắc khoải khuôn nguôi, về đời sống, về thân phận của con người và về hạnh phúc trong lòng tác giả. Mưa thường mang đến cho người đọc những cảm nhận về nỗi buồn cũng giống bài thơ “buồn đêm mưa” của Huy Cận:
“Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la…”
“Buồn đêm mưa” là nỗi sầu của Huy Cận. Đó là nỗi buồn vô cớ, xuyên suốt không gian như một sự thẩm thấu ngấm ngầm theo nước mưa thấm vào lòng người. “Áo em ướt để anh buồn khóc mãi” giọt nước mắt cùng nỗi buồn trĩu nặng, sự bất lực khi không thể che chở cho người mình yêu. Lưu Quang Vũ đã kết thúc bài thơ bằng một câu hỏi không có câu trả lời “ngày mai chúng mình ra sao em ơi” Em, anh và cả chúng ta đều không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra trước những cơn mưa gió của cuộc đời. Không ai có thể trả lời cho câu hỏi “ngày mai”, nhất là khi con người luôn phải đối diện trước những thử thách, những đổi thay. Câu hỏi trên như xoáy vào lòng người đọc một nỗi buồn khôn tả, đây không chỉ là nỗi sợ của Lưu Quang Vũ mà có thể là nỗi sợ của chúng ta chăng? Mưa như đại diện của giọt nước mắt, là sự hiện diện của nỗi buồn. Qua bài thơ trên nhân vật trữ tình muốn gửi lòng mình vào bài thương để cho thấy nỗi khắc khoải, lo âu về đời sống, về hạnh phúc và về thân phận của con người. Bằng việc sử dụng lời thơ giản dị giầu cảm xúc các hình ảnh về thiên nhiên rất chân thực cùng với các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt bài thơ đã chạm đến tim độc giả. Lưu Quang Vũ đã mang nỗi lòng mình gửi chọn vào trong bài thơ, khiến cho bài thơ mang một nỗi buồn man mác, khiến cho người đọc cũng cảm thấy lo lắng trước những đổi thay của cuộc đời.
“Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” Là bài thứ hai được nhiều người yêu thích bởi nó chứa đựng nỗi ám ảnh về thân phận con người và cuộc đời. Mang đến cho đọc giả một nỗi buồn, sự lo lắng về tương lai.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5
(0 đánh giá)
Báo cáo
0
0 bình luận
Bình luận
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
Đặt câu hỏi ngay
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Trần Yến Nhi
vài giây trước
Ngữ Văn
Lớp 11
50đ
Trần Yến Nhi
13 phút trước
Ngữ Văn
Lớp 11
80đ
Vy Kieu
2 giờ trước
Ngữ Văn
Lớp 11
40đ
Thùy Linh
2 giờ trước
Ngữ Văn
Lớp 11
10đ
Thùy Linh
2 giờ trước
Ngữ Văn
Lớp 11
10đ
Điện thoại: 1900636019
Email: info@fqa.vn
Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
TÌM CHÚNG TÔI TRÊN
Fanpage FQA
Fanpage FQA+
Group FQA
Tiktok FQA+
Youtube FQA Official
Tải ứng dụng FQA
LIÊN KẾT
Hỏi đáp bài tập
Giải bài tập SGK
Cẩm nang
Đề ôn luyện
HỖ TRỢ
Điều khoản & chính sách
Sitemap
Liên hệ
Hướng dẫn sử dụng
Đánh giá và góp ý
Dịch vụ FQA media
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang
Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
Top từ khóa xu hướng:
Chat GPT Timi
Google Dịch
Máy tính Casio
Bảng tuần hoàn
Hoidap247
trường tư thục tốt nhất ở tphcm
luyện t“Mưa… hạt mưa rơi cuốn trôi bao kỉ niệm dĩ vãng”. Có thể nói hình ảnh “mưa” là một biểu tượng gần như xuyên suốt cả bài thơ. Cơn mưa là sự thử thách của lòng người trước những tác động của ngoại cảnh. Mưa là hiện tượng thông thường của thời tiết, là điều hiển nhiên luôn xảy ra trong cuộc sống, vậy mưa có gì mà nhà thơ phải lo lắng, phải sợ hãi? Mưa là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của các nhà thơ nhà văn. Nhắc đến mưa là nhắc tới những nỗi buồn không tên, nhắc tới sự trống trải, lạc lõng trong lòng. Phải chăng ở đây Lưu Quang Vũ mượn hình ảnh “mưa” để cho thấy sự đổi thay của lòng người. “Anh chỉ sợ trời mưa” mưa chưa tới, nhưng tác giả đã lo lắng, lo mưa sẽ xóa nhòa đi tất cả, xoá đi bao kỉ niệm gắn bó. “Xoá nhoà hết những điều em hứa”, “Xoá cả dấu chân em về buổi ấy”, “Gối phai nhạt mùi hương…” Nỗi lo trong lòng nhân vật trữ tình ngày một tăng lên ấy là khi nhà thơ sợ mưa sẽ xóa đi tất cả sợ nhất là “em không còn màu mắt xưa”. Sợ lòng người mình thương sẽ quên đi bao kỉ niệm đẹp, sẽ xóa nhòa những ký ức ấy theo thời gian. Phải chăng nhà thơ lo quá xa không? Đứng trước những đổi thay của cuộc đời. Một người giàu ưu tư, nhạy cảm trước những đổi thay thì nỗi lo trên là điều dễ hiểu, dễ cảm thông. Chưa hết “cơn mưa rào nối trận mưa ngâu” Hết mưa to rồi lại đến mưa kéo dài, đây là những thay đổi thất thường của thời tiết hay đây chính là những đổi thay của năm tháng cuộc đời, đã gieo vào trong lòng tác giả một nỗi lo về cuộc sống về hạnh phúc và cả về tình yêu. Đối với một nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế như Lưu Quang Vũ mới có thể mường tượng được những trớ trêu đến từ cơn mưa “Mây đen”, “trời không xanh”, “nắng không trong”, “lá khô tan tác bay”, “mưa cướp đi ánh sáng của ngày”,…Những hình ảnh trên dự báo một điều chẳng lành hay một cơn bão sắp ập tới. Đó cũng chính là những phấp phỏng, lo âu không bao giờ dứt trong lòng nhà thơ. Nhất là khi nhân vật trữ tình đã nhận thấy hạnh phúc con người mong manh mưa sa.Tính từ “mong manh” như gợi tả sự yếu ớt, dễ vỡ của hạnh phúc con người. Bao nhiêu nỗi lo âu trăn trở mà cơn mưa ấy chỉ là lý do để nhà thơ gửi gắm nỗi lòng mình, nỗi lo lắng trước những đổi thay. Nhà thơ đã liên tưởng đến những tác động của ngoại cảnh phải chăng tác giả muốn gửi gắm tâm trạng bất an trước những đổi thay của cuộc sống và điều lo sợ nhất là lòng người liệu có đổi thay sau những cơn mưa gió của cuộc đời? Dù mưa có trôi đi tất cả kỷ niệm, dù lòng người có đổi thay thì tác giả vẫn giữ mãi một tấm lòng không đổi thay “Riêng lòng anh, anh không quên đâu”. Nhà thơ không quên từng bản nhạc, khúc hát ngày xưa, không quên cả những kỷ niệm tuổi thơ. “Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc/Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau” Dù cuộc đời có vất vả, mệt nhọc thì những kỷ niệm khó quên ấy sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nhà thơ. Câu thơ “anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” được lặp lại một lần nữa ở khổ thơ cuối. Tiếng lòng nhân vật trữ tình như càng được nhấn mạnh thêm, càng lo lắng, càng sợ hãi trước những cơn mưa, trước những thay đổi. Trời thì chưa mưa, cơn mưa chưa tới, nhưng nhà thơ đã cảm nhận được những hậu quả của cơn mưa đối với con người và cuộc đời. Nhà thơ biết sợ, biết chủ động trước những bất trắc có thể xảy ra. “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” là một ẩn dụ về nỗi khắc khoải khuôn nguôi, về đời sống, về thân phận của con người và về hạnh phúc trong lòng tác giả. Mưa thường mang đến cho người đọc những cảm nhận về nỗi buồn cũng giống bài thơ “buồn đêm mưa” của Huy Cận:
“Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao l“Buồn đêm mưa” là nỗi sầu của Huy Cận. Đó là nỗi buồn vô cớ, xuyên suốt không gian như một sự thẩm thấu ngấm ngầm theo nước mưa thấm vào lòng người. “Áo em ướt để anh buồn khóc mãi” giọt nước mắt cùng nỗi buồn trĩu nặng, sự bất lực khi không thể che chở cho người mình yêu. Lưu Quang Vũ đã kết thúc bài thơ bằng một câu hỏi không có câu trả lời “ngày mai chúng mình ra sao em ơi” Em, anh và cả chúng ta đều không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra trước những cơn mưa gió của cuộc đời. Không ai có thể trả lời cho câu hỏi “ngày mai”, nhất là khi con người luôn phải đối diện trước những thử thách, những đổi thay. Câu hỏi trên như xoáy vào lòng người đọc một nỗi buồn khôn tả, đây không chỉ là nỗi sợ của Lưu Quang Vũ mà có thể là nỗi sợ của chúng ta chăng? Mưa như đại diện của giọt nước mắt, là sự hiện diện của nỗi buồn. Qua bài thơ trên nhân vật trữ tình muốn gửi lòng mình vào bài thương để cho thấy nỗi khắc khoải, lo âu về đời sống, về hạnh phúc và về thân phận của con người. Bằng việc sử dụng lời thơ giản dị giầu cảm xúc các hình ảnh về thiên nhiên rất chân thực cùng với các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt bài thơ đã chạm đến tim độc giả. Lưu Quang Vũ đã mang nỗi lòng mình gửi chọn vào trong bài thơ, khiến cho bài thơ mang một nỗi buồn man mác, khiến cho người đọc cũng cảm thấy lo lắng trước những đổi thay của cuộc đời.
“Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” Là bài thứ hai được nhiều người yêu thích bởi nó chứa đựng nỗi ám ảnh về thân phận con người và cuộc đời. Mang đến cho đọc giả một nỗi buồn, sự lo lắng về tương lai.
Câu 2:Sống tỉnh thức là gì? Lối sống tỉnh thức là sống tỉnh táo, không mê muội, đắm chìm vào những thứ vô bổ, không quan trọng. Người tỉnh thức mà người biết đâu là đúng, đâu là sai trái, không ảo tưởng về bản thân và cuộc đời; không nhầm lẫn mộng tưởng với thức tại; không còn mê muội, mơ hồ, nhưng là người nhận biết mình đang biết: biết về thực trạng của bản thân mình. Người sống thức tỉnh còn là người biết sống lành mạnh, trân quý từng giây từng phút trôi qua, sống hết mình, sống không hối tiếc. Với sự phát triển của xã hội ngày nay, việc giới trẻ luôn sống với công nghệ thông tin là một điều không còn xa lạ. Chúng luôn vùi mình vào điện thoại, laptop để rồi quên đi những điều xung quanh. Đó chính là lối sống mê muội, thiếu sự tỉnh thức. Mỗi ngày bước ra ngoài là một bài học mới, nhưng con người lại quá thờ ơ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, không quan tâm đến sở thích của bản thân mà chỉ mãi đắm chìm trong thế giới mà người khác đặt ra quy tắc, khuân mẫu. Thật hạnh phúc biết bao khi con người ta được sống tỉnh táo với bản thân, được làm những điều mà bản thân cho là hạnh phúc, cần thiết đối với mình. Dường như chỉ khi con người sống tỉnh thức, thoát ra được cõi u mê, không bị lôi cuốn bởi những khuân mẫu quy tắc mà người khác sắp đặt thì họ sẽ hạnh phúc, thì đó mới chính là cuộc sống mà mỗi người mong ước. Con người sống tỉnh thức là dám vượt lên khuôn mẫu, dám khác biệt, dám ước mơ và dám cháy hết mình vì khát vọng của mình. Sống tỉnh thức là khi chúng ta biết độc lập, biết tự bước đi trên con đường của mình mà chẳng cần ai nâng đỡ hay đi theo dấu chân đã cũ. Sống tỉnh thức là người biết vượt lên những cám dỗ, những vũng lầy của cuộc sống, biết sống cho những người thân yêu. Biết san sẻ cho mọi người, sống vì mọi người. Như Harland Sanders- cha đẻ của món gà rán KFC, là người thất bại nhiều lần nhưng ông có thái độ sống tỉnh thức, không chùn bước trước khó khăn mà mạnh mẽ tiếp tục thực hiện ước mơ của mình. Ông đã thành công với món gà rán, hiện là món chính trong thực đơn của chuỗi nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng thế giới KFC. Khi con người ta sống thức tỉnh sẽ tạo ra một lối sống tích cực cho bản thân và mọi người; dễ dàng cảm nhận được dư vị của cuộc sống, sống có ý nghĩa hơn. Sống được làm chính mình, sống một cách tích cực nhất để không uổng phí thời gian sống. Bên cạnh những người sống tỉnh thức là một bộ phận thanh niên hiện nay sống u mê, lạm dụng công nghệ, để cho công nghệ điều khiển bản thân, sống theo khuôn mẫu, không có chính kiến. Sống không hết mình, sống hời hợt với đời, với bản thân và mọi người. Khi chúng ta vượt lên khuôn mẫu mà người khác áp đặt, ta cần phải chắt lọc, tìm hiểu mặt đúng, mặt sai để sửa chữa và áp dụng vào bản thân mình, chứ không hoàn toàn bác bỏ ý kiến của người khác. Sống thức tỉnh là để nhìn nhận cuộc đời bằng con mắt đa chiều chứ không phải mà phủ nhận ý kiến của người khác để nâng bản thân lên. Là học sinh, chúng ta cần có ước mơ, hoài bão, sống theo chuẩn mực đạo đức, sống vì người khác, vì sự phát triển của cộng đồng. Hãy sống một cách tỉnh thức để cảm nhận được những vẻ đẹp, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, tránh u mê trước những điều xấu trong xã hội.
Câu 1:thể thơ tự do
Câu 2:Trong bài thơ thợ gốm bát tràng nhà thơ hữu thỉnh viết : Khó nhất : phóng 1 nét tóm gọn cả trời đất Khó hơn : làm vạn vật sinh tình Ý thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn
Câu 3
Câu 4:Trong cuộc sống, cách ứng xử giữa người với người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó được hiểu là thái độ, hành động, cử chỉ, cách nói năng với mọi người xung quanh. Sự ứng xử thông minh mang tính quyết định đến thành công của mỗi cá nhân. Không chỉ vậy, khi biết cách hành xử khéo léo, ta sẽ khiến các mối quan hệ ngày càng được gắn kết và có nhiều người bạn mới. Vậy làm thế nào để trở thành người cư xử có văn hóa? Đầu tiên, chúng ta cần biết tôn trọng và lắng nghe đối phương trong mỗi cuộc trò chuyện. Không chỉ vậy, ta cũng không nên áp đặt hành động, suy nghĩ của mình lên người khác, không nên làm tổn thương, xúc phạm người khác chỉ để thỏa mãn cảm xúc của mình. Trong ứng xử hàng ngày, việc quan sát và lắng nghe sẽ giúp ta hiểu rõ hơn vấn đề. Thế nhưng, ta vẫn còn bắt gặp một số người có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Những trường hợp như vậy sẽ khó nhận được sự yêu quý, kính trọng từ người khác. Vậy nên, mỗi cá nhân hãy tự rèn luyện, trau dồi thêm nhiều kỹ năng để trở nên văn minh, giúp bản thân hoàn thiện một cách tích cực hơn. Có như vậy, ta mới có đầy đủ hành trang để vững bước trên con đường chinh phục thành công.
Câu 1:Nam Cao là cây bút truyện ngắn hiện thực năng lực, tài giỏi. Truyện của ông gắn liền với nông dân, làng quê. Đề tài này dường như trở thành quen thuộc với các tác phẩm của ông. "Lão Hạc" cũng là một trong số những truyện ngắn nổi bật của ông có đề tài về người nông dân. Trong truyện ngắn không chỉ nhớ đến nhân vật trung tâm là Lão Hạc mà còn nổi bật hình ảnh ông giáo - người bạn, người hàng xóm của lão.
Trong truyện, nhân vật ông giáo là hàng xóm của lão Hạc. Đây là nhân vật làm nghề dạy học, một nghề cao quý, đối với thời ấy là một nghề thanh danh, được nhiều người kính nể. Ông sống gần gũi, thân tình với lão Hạc, được lão Hạc trân trọng và tin tưởng. Trong mối quan hệ với lão Hạc nhân vật chính của truyện thì ông giáo là người biết thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc, xót xa với lão Hạc. Điều ấy được Nam Cao khắc hoạ tài tình qua nhiều chi tiết. Lão Hạc thường qua nhà ông giáo chơi, trò chuyện : sẻ chia giãi bày mọi chuyện trong nhà những băn khoăn nỗi niềm tâm trạng về cậu con trai, con chó Vàng, những khó khăn trong cuộc sống nỗi niềm nhớ thương con, những tính toán sản xuất rồi việc nhà,... Ông giáo đều nghe, thấu hiểu và thương cho từng hoàn cảnh của Lão Hạc bởi vậy mà ông luôn chăm chú nghe và thâm tâm luôn trào niềm thương cảm.
Ông giáo lắng nghe tất cả chuyện của lão ,từ chuyện nhỏ đến to, đến cả những việc chẳng mấy quan trọng hay có ý nghĩa. Chuyện con Vàng bữa ăn như thế nào, chuyện con Vàng thông minh, gần gũi như người bạn. Hơn một ai trong làng ấy, chỉ có ông giáo hiểu sâu sắc hoàn cảnh của lão Hạc. Ông hiểu lão Hạc chỉ có con Vàng làm banh vì vợ mất sớm, con trai vì phẫn uất không lấy được vợ mà bỏ đi đồn điền cao su. Ông giáo cũng là người hiểu rõ tâm tư tình cảm những nỗi đau niềm yêu thương, tấm lòng nhân hậu, lương thiện của một lão nông nhân hậu, một người cha thương con. Khi lão Hạc báo tin bán chó. Ông giáo ngạc nhiên và thấy đáng thương cho lão Hạc. Nhìn giọt nước mắt của lão mà ông giáo thương cảm vô vàn. Ông băn khoăn khi lão Hạc gửi hết tiền cho mình. Vẫn lặng lẽ quan sát thấy lão Hạc vất vả, khó nhọc kiếm được gì ăn nấy, muốn giúp đỡ mà cũng bất lực vì hoàn cảnh của mình cũng khó như lão.
Cho dù nhiều bảo lão Hạc gàn dở nhưng ông giáo một lòng trân trọng vì ông biết lão Hạc chết vì quyết giữ vườn cho con. Ông giáo nhận ra nét đẹp trong con người lão Hạc Đức hi sinh cao cả của người cha, lòng tự trọng đẹp đẽ của con người. Tuổi tác, nghề nghiệp, vị trí xã hội khác nhau nhưng không ngăn cách hai tâm hồn. Ông giáo và lão Hạc vẫn thân thiết, tin tưởng và thấu hiểu nhau. Từ đó ta thấy ông giáo là người có trái tim nhân hậu, yêu thương con người, đặc biệt với những người nghèo đói, khó khăn. Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo từng buồn bã thất vọng vì nghĩ lão Hạc đã mất đi tấm lòng trong sáng. Nhưng chứng kiến cái chết ăn bả chó của lão để giữ tấ Nhân vật ông giáo tuy không phải nhân vật trung tâm nhưng luôn gắn bó chặt chẽ với nhân vật chính như một người bạn, tri kỉ, chứng kiến và kể lí chân thật câu chuyện.
Ông giáo là sự hoá thân của nhà văn Nam Cao, bày tỏ tình cảm thái độ về số phận của những người nông dân bất hạnh và phẩm chất cao đẹp của họ. Qua nhân vật ông giáo ta không chỉ thấy nhân vật hiện lên mà còn thấy cả tác giả với thái độ tình cảm và cảm nhận được cả đời sống nông dân thời bấy giờ.
Câu 2:Mỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh chứng của điều đó. Vậy bạn và tôi hãy cùng nhau phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Câu chuyện kể về hai anh em song sinh có cùng một hoàn cảnh: có một người cha nghiện ngập nặng. Họ luôn phải chứng kiến những khung cảnh bạo lực của cha mẹ. Sau này người anh trưởng thành giống hoàn toàn người cha, còn người em thì trở thành người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Với câu hỏi được đặt ra là:" điều gì khiến anh trở nên như thế ? " Bất ngờ cả hai cùng một câu trả lời:" có một người cha như vậy đương nhiên tôi phải trở thành người như thế rồi. " Ta có thể thấy chỉ với một mẫu truyện nhỏ thôi nhưng đã lột trần ra bao hiện tượng như: bạo lực và tệ nạn xã hôi, sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái hay là hiện tượng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh là nổi bật hơn cả. Hiện tượng trên muốn cho người đọc biết rằng hãy biết vươn lên, chống lại hoàn cảnh mà đừng để hoàn cảnh vùi dập để rồi chỉ biết đổ lỗi ngược lại.
Vậy thì tại sao hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh lại xảy ra phổ biến như vậy? Liệu đây là một hiện tượng mới xảy ra hay là đã xảy ra từ trước đó? Và điều gì làm xuất hiện hiện tượng này? Trước đó ta hãy hiểu rõ về gia đình- một nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên tính cách này. Con người sinh ra và trưởng thành trong một nơi gọi là "gia đình". Đó chính là nơi mà bạn được yêu thương, hạnh phúc, được chở che... Cho dù sau này bạn đã bước chân ra ngoài xã hội gặp phải nhiều khó khăn không thể tự mình vượt qua thì vẫn có gia đình là hậu phương vững chắc, luôn âm thành tạo điều kiện, bảo vệ và cùng bạn vượt qua. Thế nhưng lại có nhiều gia đình hoàn toàn ngược lại, đó không còn là một nơi ấm áp nữa mà đã trở thành nơi gieo rắt những hạt giống suy tàn, đồi bại tuy nhiên vẫn có những hạt giống vươn lên tìm được ánh sáng cho chính mình. Chính vì thế mà ta có thể nói gia đình rất quan trọng.
Đổ lỗi cho hoàn cảnh là một hiện tượng khá phổ biến và xuất hiện từ xưa đến nay chưa bao giờ chấm dứt. Như trong trường học, học sình thường đổ lỗi cho việc chưa học bài hay làm bài tập bằng lí do bài quá khó, quá dài, giáo Viên giảng không hiểu. Khi ta đạt kết quả thi không như mong muốn thì lại có thêm hàng trăm lí do để đổ lỗi. Hay trong công việc khi mà bạn không hoàn thành các công việc được giao bạn lại viện cớ vì số lượng công việc, vì không đủ thời gian hay bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra. Trong cuộc sống bạn cũng có thể lấy đổ lỗi cho hoàn cảnh để che dấu cho sự thật rằng bạn yếu đuối, gục ngã, không đủ sức mạnh lí trí để vượt qua như hoàn cảnh người anh trong câu chuyện. Thế đấy, con người hầu như dùng hoàn cảnh để làm lí do che dấu, vậy ai cũng như thế ư? Ai cũng trốn tránh không dám đối mặt, vươn lên ư? Song song với những người tiêu cực thì vẫn có những con người biết vươn lên, biết đấu tranh với nghịch cảnh, họ còn lấy hoàn cảnh để làm động lực cho bước tiến đầu tiên - bước đầu đến con đường trải hoa hồng. Nơi mà họ nhận được thành quả sau khi trải qua bao gian khổ, vượt qua bao chông gai, đối mặt với hàng thử thách. Vì vậy những người tiến lên phía trước là những người muốn tìm hoàn cảnh mà họ khao khát, nếu không thấy hãy tự tạo ra nó, đừng từ bỏ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh, từ nguyên nhân nhỏ đến lớn. Như đã nhắc đến ở trên "gia đình" là một phần nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhân cách con người. Gia đình tốt, có gia giáo, có đạo đức chuẩn mực có thể hình thành cho bạn một nhân cách tốt tuy nhiên điều đó chưa hẳn là đúng bởi vẫn có nhiều trường hợp trái ngược lại, nên nó còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tiếp đó là nhà trường- nơi mà bạn được dạy về đạo đức, lối sống... Và do chính bản thân bạn, khi mà sau những lần sai bạn lại viện cớ lí do, nếu bạn cứ lặp lại điều này thì nó sẽ dần trở thành một vũ khí hủy hoại chính bạn. Đừng để bản thân sa vào vùng lẫy do chính mình tạo ra.
Nếu con người cứ tiếp tục tiếp diễn hiện tượng này thì một ngày không xa sẽ trở thành những người vô trách nhiệm chỉ biết trối bỏ mọi thứ, buông xuôi cho bản thân sống không có tương lai và sẽ tạo thành một thói quen nguy hiểm, nhân cách xấu xa. Nếu ai cũng như thế này thì xã hội sẽ trở nên thoái hoá, không phát triển, yếu kém
Để thay đổi tình trạng này thì đầu tiên mỗi người trong gia đình hãy là tấm gương sáng cho con noi theo, biết giáo dục con đúng cách, theo chiều hướng tốt, biết dạy trẻ nhận sai khi phạm sai lầm, biết tự đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Đồng thời cần có những buổi tuyên truyền, giáo dục hướng trẻ đến một lí tưởng.
Câu 1:Ngôi thứ ba
Câu 2:điểm nhìn hạn trị, điểm nhìn bên trong người kể chuyện ngôi thứ ba,nương vào cảm nhận,suy nghĩ của nhân vật thứ để kể
Câu 3:Vì cả nhà “ăn khỏe, ăn dồn cả vào một bữa cho đỡ lách ca lách cách. Đằng nào cũng chỉ có bằng ấy gạo; chia ra hai bữa thì cũng thế” và vì các em của Thứ đông quá, nên nếu cho ăn bữa tối thì “Khốn, nhưng rồi chúng quen đi thì chết đấy! Cứ bắt chúng nó nhịn cho quen chứ!"
Câu4:Là một người nông dân nghèo vợ mất sớm cậu con trai duy nhất vì nghèo không có tiền cưới vợ bỏ đi làm đồn điền cao su lão hạc cô động hằng ngày , lão làm thuê để kiếm ăn Trong hoàn cảnh như thế cậu vàng là một người bạn duy nhất của ông.Quá trình không nuôi nổi bản thân , cùng không muốn bỏ đói cậu vàng vì vậy lão hạc đã chọn cách cuối cùng bán cậu vàng đi lãocố tỏ ra vui vẻ , nhưng ầng ậc nước mắt mặt co rún lại vết nhan xo lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra đầu lão nghoẹo xang một bên miệng móm mếu của lão mếu như một đứa con nít lão hu hu khóc