

Vũ Thị Phương Nhi
Giới thiệu về bản thân



































câu 1Có ai trên đời này lại không muốn tự quyết định cuộc đời mình? Có ai muốn nhất nhất nghe theo sự chỉ huy của người khác? Muốn thế chỉ có cách ta phải “sống ở thế chủ động”. Chủ động – có thể được hiểu là tự mình lập kế hoạch, thực hiện, và chịu trách nhiệm với mọi vấn đề trong cuộc sống mà không chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài. Có thể ví cuộc sống mỗi chúng ta như một chặng đường, thì chủ động chính là chúng ta biết được hướng đi, tốc độ, điểm dừng, đích đến, chính vì thế mà người chủ động thường dễ thành công hơn. Chỉ có sống trong thế chủ động, Bác mới hướng mình sang phương Tây, để tìm hiểu cuộc sống nhân dân bên đó, để tìm ra con đường cứu nước cứu dân. Chỉ có sống và làm chủ bản thân, Bill Gates hay Mark mới bỏ ngang trường đại học danh giá nhất nước Mỹ để thực hiện ước mơ của mình. Và cũng chỉ có thế chủ động, bất cứ ai trong chúng ta mới có thể sẵn sàng đối diện với sóng gió. Người xưa đã từng than thở “gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?”, thế hệ thanh niên của chúng ta ngày hôm nay không thể bị động như thế, không thể đóng vai “hành khách” trên chuyến xe mà người khác cầm lái. Có thể chúng ta chưa làm được điều gì to lớn, nhưng ít nhất sáng mai ăn gì, học như thế nào, thi trường gì, chúng ta hãy chủ động quyết định. Người chủ động phải là người luôn cầu tiến, ham học hỏi, rèn luyện và chuẩn bị hành trang cần thiết cho chuyến đi của mình. Làm gì có người leo núi nào lại không chuẩn bị thể lực, đồ dùng, làm gì có người giương buồm ra khơi nào mà không biết trước hướng đi. Điều đó có nghĩa, chủ động nhưng không liều lĩnh, chủ động cần tỉnh táo, tham khảo ý kiến mọi người, hạn chế mức thấp nhất sai lầm, thất bại, sẵn sàng đối diện với khó khăn.
câu 1 : thất ngôn bát cú đường luật
câu 2 : tác giả nói bốn mùa đi qua , ngồi uống rượu ngắm thiên nhiên
câu 3 : biện pháp liệt kê trong câu trên , nói lên sự an nhàn của tác giả , nghĩ đến việc làm ruộng , câu cá , sống an nhàn.
câu 4 : ý của tác giả muốn nói là , không ai muốn tìm về một nơi vắng vẻ cả , chỉ muốn đến những nơi đông vui nhộn nhịp , vì thế quan niệm dại - khôn của tác giả có thể được hiểu như vậy.
câu 5 :
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người nghĩ đến một cuộc sống vui vẻ , bình yên . Vẻ đẹp yêu thiên nhiên của ông đã khiến cho người đọc có những cảm xúc khi đọc bài thơ của ông . Ông chứng minh cho ta thấy rằng , cuộc sống an nhàn , thảnh thơi thanh tịnh như thế nào . Là một người yêu thiên nhiên , yêu trốn bình yên , nên ông không muốn phải sống một cuộc sống ồn ào , nhộn nhịp. Qua đó chúng ta có thể thấy được nét đẹp độc đáo của ông.