Vũ Như Thuỳ

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vũ Như Thuỳ
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Vì trong rễ cây đậu nành có sự cộng sinh giữa rễ cây và vi khuẩn Rhizobium.Trong mối quan hệ cộng sinh này, cây cung cấp sản phẩm quang hợp cho đời sống và hoạt động của vi khuẩn và ngược lại vi khuẩn có vai trò cố định N2 tự do từ không khí thành NH3 vừa cung cấp cho cây vừa cung cấp cho đất.Như vậy,việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng bổ sung và duy trì nitrogen trong đất

a.Môi trường nuôi cây không liên tục là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất,sự sinh trưởng của vi khuẩn bao gồm bốn pha cơ bản:pha tiềm phát,pha luỹ thừa,pha cân bằng và pha suy vong.

-Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy lớn,thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.

b.Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở các pha trong môi trường nuôi cấy không liên tục:

-Pha tiềm phát:tính từ khi vi khuẩn được nuôi cấy cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng<phân chia>.Ở pha này,vi khuẩn dần thích nghi với môi trường,tổng hợp vật chất chuẩn bị cho sự phân chia.

-Pha luỹ thừa:Vi sinh vật phân chia mạnh mẽ theo tiềm năng,số lượng tế bảo tăng theo pha luỹ thừa và đạt đến cực đại ở cuối pha.

-Pha cân bằng:Dinh dưỡng trong môi trường giảm,chất độc hại tăng.Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần.Số lượng tế bào sinh ra bằng lượng tế bào chết đi.

-Pha suy vong:Số lượng tế bào trong quần thể ngày càng giảm do chất dinh dưỡng cạn kiệt,chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.

Câu 1:Trong 'Chiếu Cầu Hiền Tài',Nguyễn Trãi thể hiện lập luận sắc bén.Ông nêu cao vai trò hiền tài,ví họ như'sao sáng',là 'nguyên khí quốc gia'.Tác giả phân tích tình hình đất nước,nhấn mạnh sự cần thiết của hiền tài.Ông dùng so sánh,đối chiếu,liệt kê để làm nổi bật vấn đề.Ví dụ,so sánh việc dùng người tài với'dùng đồ gỗ tốt làm nhà'.Nguyễn Trãi cũng chỉ ra tệ nạn trong việc tuyển chọn.Ông bày tỏ lòng trân trọng hiền tài,hứa hẹn điều kiện để họ cống hiện.Sự kết hợp lý lẽ và tình cảm tạo sức thuyết phục cho bài chiếu.

Câu 2:

'Chảy máu chất xám'là hiện tượng người tài giỏi Việt Nam rời bỏ đất nước để làm việc ở nước ngoài,gây ra nhiều hệ luỵ cho sự phát triển của mỗi quốc gia.Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân,trongt đó chủ yếu là sự chênh lệch về điều kiện làm việc,mức lương và cơ hội phát triển giưa Việt Nam và các nước phát triển.Môi trường làm việc thiếu chuyện nghiệp,thiếu tính sáng tạo cùng với những bất cập trong chính sách đãi ngộ cũng là những yếu tố góp phần đẩy người tài ra đi.

Hậu quả của "chảy máu chất xám" là vô cùng nghiêm trọng.Nó làm suy giảm nguồn lực chất lượng cao,ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế,đồng thời làm chậm quá trình đổi mới và sáng tạo của đất nước.Việc mất đi những chuyên gia đầu ngành,những nhà khoa học,kỹ sư tài năng cũng gây ra những tổn thất lớn cho đất nước,cho các lĩnh vựcc khoa học,công nghệ,y tế và giáo dục.

Để khắc phục tình trạng này,cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt.Trước hét,cần cải thiện môi trường làm việc đồng thời tăng lương và tạo cơ hội thăng tiến cho người tài.Cần có những chính sách ưu đãi để thu hút và giữ chân nhân tài,đồng thời đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và khoa học công nghệ.Việc tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp,sáng tạo và công bằng sẽ giúp giữ chân nhân tài và thu hút những người tài giỏi từ nước ngoài về.

"Chảy máu chất xám"là một thách thức lớn,nhưng cũng là một cơ hội để Việt Nam nhìn nhận lại và cải thiện chính sách,môi trường làm việc và đầu tư vào giáo dục,khoa học công nghệ.Chỉ khi đó,chúng ta mới có thể giữ chân và thu hút được những người tài giỏi,góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển.

câu 1:phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

Câu2:Chủ thể của bài viết là Ngô Thì Nhậm.

Câu3:Mục đích chính của văn bản trên là kêu gọi nhân tài ra giúp nước,giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng chiều đại mới.Những đường lối tiến cử người hiền tài:

-Người tiến cử được thưởng vào bục thượng thưởng,theo như phép xưa.

-Tiến cử người có tài trung bình thì được thăng hai trật.

-Tiến cử người có tài đức đều trội hơn đời,thì được trọng thưởng.

Câu4:

-Dẫn chứng:

+Người viết nêu ra những tấm gương điển hình từ thời Hán và Đường:Tiêu Hà tiến cử Tào Tham,Nguỵ Vô Tri tiến cử Trần Bình;Địch Nhân Kiệt tiến cử Trương Cửu Linh,Tiêu Tung tiến cử Hàn Hưu.

Nhận xét về cách nêu dẫn chứng:

Các dân chứng được chọn lọc kĩ lưỡng,có tính điển hình cao và phù hợp với bối cảnh nghị luận.Tác giả không chỉ kể tên mà còn nhấn mạnh vai trò của việc tiến cử trong sự thành công của các triều đại,từ đo tăng tính thuyết phục.

Câu5:

Nhận xét về phẩm chất của chủ thể bài viết :

-Có trách nghiệm:Vua Lê Lợi tự nhận trách nhiệm nặng nề trong việc trị quốc và luôn mong muốn tìm người tài giúp sức.

-Khiêm tốn và cầu thị:Ông không câu nệ tiểu tiết,sẵn sàng chấp nhận cả những người tự tiến cử.

-Sáng suốt và công bằng:Đưa ra chính sách thưởng phạt rõ ràng trong việc tiến cử hiền tài,dựa trên tài năng và đức độ.

-Quan tâm đến hiền tài:Hiểu rõ vai trò quan trọng của nhân tài trong việc xây dựng đất nước và sẵn lòng trọng dụng người tài từ mọi tầng lớp.