Hứa Thị Hải Yến

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Hứa Thị Hải Yến
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1: Thành công đến từ việc bạn biết chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: chủ động có vai trò mấu chốt trong việc đưa con người đến thành công. Những người có tính chủ động là những người tự tin và biết mình cần làm gì trong cuộc sống. Họ theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm, không những thế họ còn thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Người có tính chủ động sẽ suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế. Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình, tìm ra khó khăn để vượt qua. Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm. Nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì mọi việc đều dẫn đến thành công. Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi. Ngay từ hôm nay bạn nên luyện tập cách sống chủ động cho mình bằng cách phát huy tính linh hoạt, thái độ tiếp nhận và cách ứng xử của bạn đối với các sự việc cũng như đối với người khác trong giao tiếp. Bạn đang sống và làm việc ở một môi trường phát triển, bạn không thể để người khác kiểm soát hay điều khiển mơ ước của bạn. Chủ động theo đuổi và lên kế hoạch cho mơ ước của chính bản thân là con đường duy nhất để bạn sống với chính mình. Khi bạn hăm hở bắt tay thực hiện nó, bạn sẽ tạo ra được một cuộc sống thú vị và có giá trị. Hành trình cuộc đời của con người, chính là khám phá ra những năng lực và khả năng của bản thân. Chỉ cần bạn luôn sống ở thể chủ động, thành công sẽ luôn đến với bạn. Hãy bình tĩnh, tự tin và quyết đoán để luôn là người chủ động trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

câu 2:Nguyễn Trãi – đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa, một nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có Quốc âm thi tập – Tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn lưu giữ được – thể hiện vẻ đẹp tâm hồn tác giả và những sáng tạo trong nghệ thuật thơ Đường của Nguyễn Trãi. Tập thơ gồm 254 bài chia thành 53 chủ đề: Tự than, Bảo kính cảnh giới, Hoa mộc môn, … Riêng nhóm thơ Bảo kính cảnh giới có 61 bài chiếm vị trí quan trọng trong tập thơ. Điều đáng nói là thơ Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi không giáo huấn, khuyên răn triết lí. Đó là thơ đích thực, thể hiện tâm hồn thi sĩ. Bài thơ Bảo kính cảnh giới số 43 hay còn gọi là Cảnh ngày hè là một bài thơ tả cảnh ngụ tình, tình hòa trong cảnh, thể hiện đậm nét cuộc sống, tâm sự của tác giả. Bài thơ đã toát lên vẻ đẹp của hồn thơ Nguyễn Trãi:

 

“Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Thiên nhiên vốn là mảnh đất vô cùng màu mỡ của biết bao thi nhân trung đại cày xới và cũng, là nguồn thi hứng không bao giờ vơi cạn Nguyễn Trãi. Nhà thơ sống giữa thiên nhiên, bầu bạn cùng thiên nhiên, và lấy từ thiên nhiên những bài học quý giá làm “gương báu răn mình” để rồi ghi lại trong tập thơ “Bảo kính cảnh giới”. Một nhân cách thanh cao “tỏa sáng tựa sao khuê”, một tấm lòng cao cả, vẫn luôn tha thiết với nhân dân, với đất nước dẫu trong tình cảnh ngặt nghèo bị nghi kị, dèm pha hay ngay cả khi có cuộc sống yên bình, nên thơ giữa thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã đến với người đọc chính qua những vần thơ ấy. Tám câu thơ của “Cảnh ngày hè” đã góp thêm nét vẽ để bức chân dung tâm hồn của Ức Trai hiện lên rõ nét nhất. Sáu câu thơ đầu tiên trong bài là bức tranh thiên nhiên rực rỡ, tràn trề sự sống của mùa hè và một không khí náo nhiệt, rộn ràng của cuộc sống thường nhật vẫn đang tiếp diễn nơi thôn quê. Thế nhưng, sau bức tranh tràn trề nhựa sống ấy, hai câu thơ cuối bài thể hiện sâu sắc cho người đọc thấy được tấm lòng tha thiết với nhân dân, đất nước của Ức Trai.

Bài thơ Cảnh ngày hè ra đời trong thời kỳ trung đại nhưng đã có những cách tân nghệ thuật so với thơ Đường luật: câu thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn, hình ảnh thơ gần gũi với đời thường, ít ước lệ tượng trưng, từ ngữ dân dã. Điều này khiến cho bài thơ thuộc nhóm Bảo kính cảnh giới không nặng tính giáo huấn mà giàu chất thơ, đồng thời cũng gần gũi với đời hơn rất nhiều.

Cảnh ngày hè đã toát lên vẻ đẹp của thơ Nguyễn Trãi: giao cảm tinh tế với thiên nhiên tạo vật, vui trước cuộc sống dân lành no đủ. Từ trong sâu thẳm hồn thơ ấy là khát vọng muốn được giúp đời giúp dân nhiều hơn nữa. Chính điều này đã đem lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho ngòi bút Ức Trai – người có tấm lòng sáng tựa sao Khuê.

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 

Câu 2: Những hình ảnh thể hiện nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả:

“Một mai, một cuốc, một cần câu”: Gợi cuộc sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên.

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”: Món ăn thanh đạm, tự nhiên theo mùa.

“Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”: Sinh hoạt gắn bó với thiên nhiên, hòa hợp với trời đất.

 

Câu 3: Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu thơ:

“Một mai, một cuốc, một cần câu”

Tác dụng: Làm nổi bật cuộc sống giản dị, tự tại của tác giả. Những vật dụng gắn liền với lao động như mai, cuốc, cần câu thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên, tinh thần an nhiên, tự do tự tại của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

Câu 4: Quan niệm dại – khôn của tác giả có sự đặc biệt:

Tác giả tự nhận mình là “dại” khi chọn nơi vắng vẻ, xa rời danh lợi.

Ngược lại, ông cho rằng người đời là “khôn” khi chạy theo chốn lao xao, tức chốn quan trường, nơi danh vọng, bon chen.

→ Quan niệm này mang tính nghịch lý: Cái mà thiên hạ cho là “khôn” thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại xem là lao vào vòng danh lợi. Ngược lại, ông chọn cách sống thanh bạch, ẩn dật, giữ cốt cách thanh cao, xem đó mới là sự khôn ngoan thực sự.

 

Câu 5: Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người có nhân cách cao đẹp. Ông không màng đến vinh hoa phú quý, chọn cuộc sống an nhàn, thanh đạm, hòa mình vào thiên nhiên. Quan niệm sống của ông thể hiện sự thấu hiểu lẽ đời: Phú quý chỉ như một giấc chiêm bao, danh lợi là phù du. Ông tìm niềm vui trong sự giản dị, xa rời thị phi, giữ cho tâm hồn thanh thản và trong sạch. Điều đó cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc trí giả, có nhân sinh quan sâu sắc và cao thượng.

 

câu 1:

Nguyễn Trãi đã sử dụng nghệ thuật lập luận sắc sảo trong Chiếu cầu hiền tài, thể hiện qua cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục và giàu sức gợi. Trước hết, ông sử dụng lập luận nhân quả, chỉ ra rằng việc tuyển chọn hiền tài là yếu tố quyết định sự thịnh trị của quốc gia, từ đó khẳng định trách nhiệm của nhà vua trong việc trọng dụng nhân tài. Tiếp theo, Nguyễn Trãi vận dụng lập luận bằng chứng lịch sử, lấy các tấm gương tiến cử nhân tài từ thời Hán, Đường để chứng minh rằng nhờ có hiền tài mà đất nước trở nên cường thịnh. Đây là cách lập luận có sức thuyết phục cao vì dựa trên những thực tiễn đã được kiểm chứng. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng lập luận so sánh, đối chiếu giữa thời xưa và hiện tại để nhấn mạnh sự cần thiết của việc tìm kiếm nhân tài. Ngoài ra, ông cũng dùng ngôn từ trang trọng, sắc bén, giàu tính thuyết phục, vừa thể hiện sự tha thiết kêu gọi, vừa thể hiện uy quyền của một bậc minh quân. Nhờ vào nghệ thuật lập luận sắc bén ấy, Chiếu cầu hiền tài không chỉ thể hiện tầm nhìn chiến lược của Nguyễn Trãi mà còn là một văn bản có giá trị sâu sắc về chính trị và tư tưởng.


câu 2: 

Hiền tài là nguồn sức mạnh của một quốc gia." Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng đáng báo động, đó chính là tình trạng "chảy máu chất xám" ở Việt Nam đang diễn ra vô cùng phức tạp. Thuật ngữ "chảy máu chất xám" được sử dụng để ám chỉ tình trạng nhân tài và trí thức - "chất xám" của Việt Nam đang có xu hướng định cư và làm việc hết sức nhiều cho lợi ích của các quốc gia nước ngoài thay vì đóng góp cho cộng đồng và dân tộc của mình.

Gần đây, thông tin về những người xuất sắc từ chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" đa số sau khi du học ở nước ngoài đã quyết định ở lại và định cư tại đó, đã đặt ra một dấu hỏi nghiêm túc về tình hình chảy máu chất xám ở Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này có thể được tìm thấy ở cả hai phía, từ chủ quan đến khách quan.

Chủ quan xuất phát từ ý thức cá nhân của trí thức, có thể có sự thiếu nhận thức về trách nhiệm của họ đối với cộng đồng và quốc gia, thường chú trọng đến sự phát triển cá nhân mà quên đi mục tiêu cống hiến cho lợi ích chung. Bên cạnh đó, cần xem xét cả khía cạnh của chế độ đãi ngộ nhân tài ở Việt Nam, mà thường có giới hạn và không tương xứng với đóng góp của họ. Nhiều tư duy còn lạc hậu khiến họ cảm thấy không được thúc đẩy và buộc phải tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài.

Dù các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp... có môi trường học tập và làm việc tốt, chúng ta không nên quên rằng đất nước Việt Nam mới chính là nơi đã nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Hãy kết hợp một cách hài hòa giữa việc học hỏi từ thành tựu của nước ngoài và cống hiến cho dân tộc của mình. Chỉ khi đó, đất nước ta mới có cơ hội phát triển mạnh mẽ và thực hiện ước mơ trở thành một cường quốc, như lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Câu 1 :Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là nghị luận.

 

Câu 2Chủ thể bài viết là vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi).

 

Câu 3: • Mục đích chính của văn bản: Kêu gọi các quan lại tiến cử hiền tài, đồng thời khuyến khích những người có tài năng chủ động ra giúp nước.

Những đường lối tiến cử người hiền tài trong văn bản:

1. Các quan từ tam phẩm trở lên có trách nhiệm tiến cử người tài.

2. Những người tài giỏi có thể tự tiến cử để nhà vua xem xét bổ nhiệm.

3. Việc tiến cử sẽ được khen thưởng, nếu tiến cử người kém tài sẽ bị xử phạt.

 

Câu 4 (1.0 điểm):

Dẫn chứng mà người viết đưa ra:

Các thời đại thịnh trị trong lịch sử đều có nhiều hiền sĩ tài giỏi giúp vua trị quốc.

Các quan đời Hán, Đường như Tiêu Hà tiến cử Tào Tham, Nguy Vô Tri tiến cử Trần Bình, Địch Nhân Kiệt tiến cử Trương Cửu Linh,… đều là những ví dụ điển hình cho việc sử dụng hiền tài đúng đắn.

Nhận xét cách nêu dẫn chứng:

Dẫn chứng có tính thuyết phục cao, lấy từ lịch sử các triều đại lớn để chứng minh tầm quan trọng của hiền tài.

Dẫn chứng được sắp xếp hợp lý, có sự chọn lọc kỹ lưỡng.

 

Câu 5: Thông qua văn bản, có thể nhận xét rằng Lê Thái Tổ là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, hiểu rõ vai trò quan trọng của hiền tài đối với sự thịnh trị của đất nước. Ông khiêm tốn, biết trọng dụng nhân tài, sẵn sàng tạo điều kiện để người tài ra giúp nước. Đồng thời, ông cũng cương quyết trong việc yêu cầu quan lại tiến cử đúng người, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với quốc gia.

 

câu 1:Nhân vật Bê-li-cốp trong đoạn trích Người trong bao của Sê-khốp là hình tượng điển hình cho kiểu người bảo thủ, sống thu mình trong vỏ bọc an toàn, xa rời thực tế. Trước hết, chân dung của Bê-li-cốp được khắc họa qua những chi tiết đặc trưng: lúc nào cũng đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô, đeo kính râm, nhét bông vào tai, ngay cả đồ vật của hắn như ô, đồng hồ, dao cũng đều có bao bọc. Không chỉ ngoại hình, lối sống và tư tưởng của Bê-li-cốp cũng bị “đóng khung” trong những quy tắc cứng nhắc. Hắn tôn sùng quá khứ, sợ hãi hiện tại, chỉ tin vào những mệnh lệnh, thông tư, cấm đoán, coi đó là chuẩn mực duy nhất. Hắn không dám bày tỏ suy nghĩ cá nhân mà luôn tìm cách che giấu chính mình. Nỗi sợ hãi và tính cách khép kín của Bê-li-cốp không chỉ khiến bản thân hắn trở nên cô độc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả cộng đồng, làm cho mọi người xung quanh sống trong sự ràng buộc, sợ hãi. Thông qua nhân vật này, Sê-khốp đã phê phán lối sống hèn nhát, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của con người, đồng thời gửi gắm thông điệp: mỗi người cần dám bước ra khỏi “chiếc bao” của mình, sống tự do, cởi mở để hòa nhập với cuộc sống hiện đại.

câu 2:

 

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn có sự ổn định, an toàn, tránh khỏi những rủi ro và biến động. Tuy nhiên, nếu mãi ở trong vùng an toàn, con người sẽ không thể phát triển và khám phá hết tiềm năng của chính mình. Bước ra khỏi vùng an toàn không chỉ là một hành trình thay đổi bản thân mà còn là chìa khóa để đạt được những thành công lớn hơn trong cuộc sống.

Vùng an toàn là gì? Đó là trạng thái khi con người cảm thấy quen thuộc, thoải mái với môi trường xung quanh, không phải đối mặt với khó khăn hay thử thách mới. Nó có thể là một công việc ổn định nhưng không mang lại niềm đam mê, một lối sống quen thuộc nhưng không giúp ta trưởng thành. Ở trong vùng an toàn quá lâu, con người dễ trở nên trì trệ, thụ động và đánh mất cơ hội phát triển bản thân. Bước ra khỏi vùng an toàn giúp con người khám phá tiềm năng và phát triển bản thân. Khi dám thử sức với những điều mới, ta có cơ hội học hỏi những kỹ năng mới, mở rộng hiểu biết và trở nên linh hoạt hơn trong cuộc sống. Nếu Thomas Edison không kiên trì vượt qua hàng nghìn lần thất bại, ông đã không thể phát minh ra bóng đèn – một trong những thành tựu vĩ đại thay đổi thế giới.

 Bên cạnh đó, dám bước ra khỏi vùng an toàn còn giúp con người rèn luyện bản lĩnh và ý chí. Thế giới luôn thay đổi, nếu không chủ động thích nghi, ta sẽ bị tụt lại phía sau. Những người thành công không phải là những người tránh rủi ro, mà là những người dám đối mặt với khó khăn, vượt qua giới hạn của chính mình. Họ hiểu rằng mỗi thử thách đều là một bài học quý giá giúp họ trưởng thành hơn.

 

 Không chỉ vậy, bước ra khỏi vùng an toàn còn mang lại những cơ hội mới và giúp con người sống trọn vẹn hơn. Cuộc sống vốn dĩ đầy những điều bất ngờ, nếu không dám thử, ta sẽ không bao giờ biết mình có thể làm được những gì. Biết bao người đã thay đổi cuộc đời chỉ vì họ dám rời khỏi vùng an toàn – từ một nhân viên văn phòng trở thành một doanh nhân thành đạt, từ một người nhút nhát trở thành một diễn giả truyền cảm hứng.

 

 Tuy nhiên, bước ra khỏi vùng an toàn không có nghĩa là mạo hiểm một cách mù quáng. Ta cần có sự chuẩn bị, kế hoạch cụ thể và tinh thần sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Sự thay đổi có thể khiến ta cảm thấy lo lắng, thậm chí thất bại ban đầu, nhưng điều quan trọng là không bỏ cuộc, mà hãy kiên trì và học hỏi từ những sai lầm.

 

Tóm lại, dám bước ra khỏi vùng an toàn là một trong những điều quan trọng nhất để phát triển bản thân và đạt được thành công. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta dám thử thách chính mình, vượt qua nỗi sợ hãi và khám phá những khả năng tiềm ẩn. Hãy mạnh dạn bước ra khỏi “chiếc bao” của mình, vì bên ngoài đó là một thế giới rộng lớn đầy cơ hội đang chờ đón.

 
 

Câu 1:Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là tự sự.

Câu 2:Nhân vật trung tâm của đoạn trích là Bê-li-cốp.

Câu 3:• Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất (do một nhân vật xưng “tôi” – đồng nghiệp của Bê-li-cốp – kể lại).

Tác dụng:• Tạo sự gần gũi, chân thực, giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về nhân vật Bê-li-cốp thông qua góc nhìn chủ quan của người kể.

Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm, góp phần làm nổi bật hình ảnh “người trong bao” của Bê-li-cốp.

Câu 4:• Những chi tiết miêu tả chân dung nhân vật Bê-li-cốp:• Lúc nào cũng đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông.

Ô để trong bao, đồng hồ quả quýt trong bao, dao gọt bút chì cũng đặt trong bao.

Khuôn mặt luôn giấu sau cổ áo bành tô bẻ đứng.

Đeo kính râm, nhét bông vào tai, ngồi xe ngựa cũng kéo mui lên.

Ý nghĩa nhan đề “Người trong bao”:

“Bao” mang nghĩa ẩn dụ, thể hiện sự thu mình, trốn tránh thực tại của nhân vật Bê-li-cốp.

Nhân vật này sống khép kín, sợ hãi mọi thứ, tự tạo cho mình một “vỏ bọc” an toàn để tránh mọi tác động của thế giới bên ngoài.

Hình ảnh “người trong bao” còn mang ý nghĩa phê phán lối sống bảo thủ, hèn nhát, không dám thay đổi, ảnh hưởng tiêu cực đến cả cộng đồng.

 

Câu 5:Bài học rút ra từ đoạn trích:

Phê phán lối sống khép kín, bảo thủ, sợ hãi mọi thứ như Bê-li-cốp, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn tác động tiêu cực đến những người xung quanh.

Khuyến khích con người sống cởi mở, hòa nhập với xã hội, mạnh dạn đón nhận cái mới thay vì trốn tránh thực tại.

Lên án sự áp đặt, kiểm soát quá mức của những tư tưởng lạc hậu, khiến con người mất tự do, bóp nghẹt sự sáng tạo và phát triển.