

Nguyễn Phương Vi
Giới thiệu về bản thân



































câu 1: đoạn thơ trích trong bài“ phía sau làng” của Thương Trọng Nghĩa đã gửi lên nỗi xót xa, tiếc nuối về sự đổi thay của làng quê và tuổi thơ. Hình ảnh người con trở về chốn xưa, bước trên giấu chân kỷ niệm, gợi lên những người bạn đã rời làng kiếm sống vì đất đai không đủ nuôi sống người dân. Những câu thơ như“Thiếu nữ bây giờ không còn hát dân ca” hay“ đâu có những lũy tre ngày xưa” Cho thấy sự phai mờ của nét đẹp truyền thống và đời sống văn hóa quê xưa. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập giữa quá khứ và hiện tại, hình ảnh ẩn dụ như“ mồ hôi chẳng quá thành bát cơm no” đầy day dứt, thể hiện sự trăn trở trước sự phát triển nhưng lại đánh mất bản sắc quê hương. Bằng giọng thơ , tha thiết và hình ảnh gần gũi, chân thật, đoạn thơ không chỉ phản ánh hiện thực mà còn là tiếng lòng đau đáu của người con xa quê, luôn hướng về cội nguồn với nỗi buồn man mác
câu 2:
Bài làm
Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram, X (Twitter), con người hiện nay có thể kết nối, chia sẻ và tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực, mạng xã hội cũng mang lại nhiều hệ lụy đáng suy ngẫm, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, tư duy và lối sống của giới trẻ.
Trước hết, không thể phủ nhận vai trò to lớn của mạng xã hội trong việc kết nối con người. Nhờ mạng xã hội, khoảng cách địa lý không còn là trở ngại. Người dùng có thể trò chuyện, gọi video, chia sẻ hình ảnh và tâm sự với nhau mọi lúc, mọi nơi. Mạng xã hội cũng là một kho tàng thông tin khổng lồ, giúp người dùng cập nhật tin tức, học hỏi kiến thức mới và phát triển kỹ năng cá nhân. Nhiều người đã tận dụng mạng xã hội để khởi nghiệp, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cá nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội cũng tồn tại nhiều mặt tiêu cực. Một trong những vấn đề nổi bật là sự lan truyền của thông tin giả, tin sai sự thật. Nhiều người vì thiếu hiểu biết hoặc không kiểm chứng thông tin đã vô tình tiếp tay cho việc lan truyền những nội dung độc hại. Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội quá mức cũng gây ra hệ lụy về sức khỏe tinh thần: trầm cảm, lo âu, cảm giác cô đơn hoặc áp lực khi so sánh bản thân với người khác. Nhiều bạn trẻ lạm dụng mạng xã hội như một cách để khẳng định bản thân, sống ảo, từ đó đánh mất giá trị thực sự của chính mình.
Mạng xã hội cũng ảnh hưởng đến lối sống và mối quan hệ trong xã hội. Con người ngày càng ít giao tiếp trực tiếp, ít chia sẻ thực sự mà thay vào đó là những tương tác ảo. Mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy trò vì thế mà trở nên lỏng lẻo hơn.
Tóm lại, mạng xã hội là một công cụ hai mặt. Việc sử dụng mạng xã hội như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chúng ta cần biết chọn lọc thông tin, sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, có mục đích và cân bằng thời gian giữa thế giới ảo và đời sống thực. Chỉ khi đó, mạng xã hội mới thật sự trở thành một công cụ hữu ích phục vụ con người và xã hội hiện đại.
câu1: thể thơ tự do
câu 2: hạnh phúc đương miêu tả qua các tính từ: xanh, tràn, thơm, im lặng, dịu dàng, vô tư, đầy
câu3: Đoạn thơ gợi ra hình ảnh hạnh phúc giản dị, âm thầm và sâu sắc như một trái chín ngọt ngào, tỏa hương trong lặng lẽ .Hạnh phúc không ồn ào mà hiện diện nhẹ nhàng, tinh tế, mang đến sự binh yên cho tâm hồn
câu 4: Biện pháp tu từ so sánh“hạnh phúc đôi khi như sông” giúp hình tượng hoá hạnh phúc thành dòng sông hiền hào, tự nhiên, vô tư và không cần toan tính hình ảnh đó thể hiển quan niệm rằng hạnh phúc có thể đến một cách nhẹ nhàng, không cần lý do, không đo đếm thiệt hơn
câu 5: Quan niệm về hạnh phúc của tác giả:
- hạnh phúc là những điều nhỏ bé, bình dị, không phô trương. Đó là cảm xúc đến từ an yên, tự nhiên, và có thể có mặt trong những khoảnh khắc giản đơn nhất của cuộc sống
Câu1:
-văn bản trên giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cột cờ Hà Nội-biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Câu2:
-Nhan đề của văn bản thể hiện sự đánh giá cao và khẳng định ý nghĩa cột cờ Hà Nội là một biểu tượng lịch sử và văn hoá gắn liền với sự trường tồn của thủ đô Hà Nội "nghìn năm văn hiến"
Câu3:
*các đề mục nhỏ được sắp dếp theo cấu trúc
a, lịch sử hình thành và ý nghĩa lịch sử
b, kiến trúc và thiết kế: miêu tả cấu trúc độc đáo của di tích.
Câu4:
-Theo em, văn bản Cột cờ Hà Nội- biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến lại được coi là văn bản thông tin tổng hợp vì:
+cung cấp thông tin chi tiết về Cột cờ Hạ Nội
+ sử dụng nhiều nguồn tại liệu khác nhau
+Trình bày khoa học. kết hợp giữa ngôn ngữ mô tả và số liệu minh hoạ
Câu5:
*Các phương tiện phi ngôn ngữ như:
-Hình ảnh ảnh minh hoạ giúp người đọc hình dung ra hình dáng Cột cờ
-chú thích hình ảnh cung cấp thông tin ngắn gọn
Câu 1:Trong thời đại số hiện nay, các sàn thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, mang lại sự tiện lợi trong việc mua sắm. Tuy nhiên, nhiều người lại rơi vào thói quen mua sắm không kiểm soát, khiến bản thân rơi vào tình trạng chi tiêu vượt quá khả năng. Việc này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi mua sắm không cần thiết, chúng ta sẽ dễ dàng tích lũy những món đồ không sử dụng đến, từ đó lãng phí tiền bạc và không gian sống. Hơn nữa, sự phụ thuộc vào việc mua sắm qua mạng có thể dẫn đến cảm giác thiếu thốn, lo âu, và không kiểm soát được nhu cầu thực sự. Để khắc phục điều này, mỗi người cần tự ý thức về nhu cầu của bản thân, xác định rõ ràng những gì thật sự cần thiết và có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Chỉ khi biết tiết chế và mua sắm có trách nhiệm, chúng ta mới có thể đảm bảo một cuộc sống ổn định, hài hòa về tài chính và tâm lý.
Câu 2: Trong văn học Việt Nam, nhân vật Thị Phương trong đoạn trích từ tác phẩm chèo cổ "Trương Viên" của tác giả Hà Văn Cầu là hình mẫu điển hình của người phụ nữ nhân hậu, hi sinh vì gia đình và có tấm lòng vĩ đại. Qua lời nói, hành động và tâm trạng của nhân vật, người đọc có thể cảm nhận được sự hy sinh cao cả và tình thương yêu vô bờ của Thị Phương dành cho mẹ chồng trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh loạn lạc.
Trước hết, Thị Phương là một người phụ nữ hết lòng vì gia đình. Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, Thị Phương và mẹ chồng phải chạy trốn trong rừng sâu để tránh hiểm nguy. Mẹ chồng của Thị Phương lại bị bệnh nặng, cần thuốc để cứu chữa nhưng trong lúc này, không có cách nào để có được thuốc. Trước tình cảnh đó, Thị Phương đã quyết định hi sinh đôi mắt của mình để dâng lên thần linh, mong thần có thể cứu mẹ chồng khỏi bệnh tật. Hành động này cho thấy sự hi sinh vô điều kiện của Thị Phương đối với gia đình, thể hiện một tình yêu thương sâu sắc đối với mẹ chồng, mặc dù mẹ chồng là người không phải sinh thành ra mình. Điều này càng chứng tỏ phẩm chất cao đẹp và lòng nhân ái của Thị Phương.
Ngoài sự hi sinh, Thị Phương còn thể hiện sự kiên cường, dũng cảm trong việc đối mặt với thử thách. Khi Thị Phương nói với thần linh về tình trạng khổ sở của mẹ chồng, từ sự mong mỏi của người phụ nữ này, ta thấy được sự quyết tâm mạnh mẽ và niềm tin vào phép màu. Dù biết mình phải chịu đau đớn, mất mát lớn lao, nhưng Thị Phương vẫn dũng cảm đối diện và không hề lùi bước. Trong cảnh này, nhân vật Thị Phương không chỉ là người con dâu hiếu thảo mà còn là hình mẫu của sự vững vàng và kiên định.
Mối quan hệ giữa Thị Phương và thần linh cũng là một điểm đặc biệt trong đoạn trích. Thị Phương không chỉ cầu xin thần linh mà còn có những lời van xin rất chân thành, tha thiết, trong đó không thiếu sự khẩn cầu đầy cảm động. Câu nói “Mẹ chồng tôi đã bẩy mươi ba, già mong trẻ để mà trông cậy” không chỉ cho thấy lòng hiếu thảo mà còn phản ánh được tâm trạng của một người phụ nữ lo lắng cho tương lai của gia đình mình. Thị Phương không chỉ là hình mẫu của lòng hiếu thảo mà còn là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh – những người âm thầm hy sinh, gánh vác mọi khó khăn, gian khổ để bảo vệ gia đình.
Hành động dâng mắt của Thị Phương tuy đau đớn và tàn nhẫn, nhưng cũng thể hiện một lòng kiên nhẫn và sự chịu đựng tột cùng. Hình ảnh Thị Phương bị khoét mắt, cùng với những lời ca “Khoét mắt dâng thần, huyết rơi lai láng cực lòng con thay” khiến người xem không khỏi xúc động trước tình yêu thương vô bờ bến mà cô dành cho mẹ chồng. Dù phải trả giá bằng đôi mắt của mình, Thị Phương vẫn hy vọng vào sự bảo vệ của thần linh để mẹ chồng khỏi nguy hiểm, dù sự hy sinh ấy mang đậm sự bi thương và đau đớn.
Cuối cùng, qua hình ảnh Thị Phương, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về lòng hy sinh, về tình yêu thương gia đình và lòng kiên cường của người phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranh. Thị Phương không chỉ là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam thời chiến mà còn là hình mẫu lý tưởng của những giá trị nhân văn, sự hi sinh vì người thân trong mọi hoàn cảnh, dù có phải đối diện với gian khổ và mất mát.