

TRẦN THỊ TRÂM ANH
Giới thiệu về bản thân



































Blended learning is the combination of online materials and traditional classroom, bringing out significant benefits to us. First, blended learning helps us have more control over our study. This is because learning materials are available at all time online. As a result, students who are absent from school will not miss the lessons. Second, students can develop better communication and teamwork skills. To be more specific, we can use different ways to discuss with classmates, which gives us more time to work in pairs or groups. Finally, it is easier to get access to lesson materials. To clarify, students are able to search for sources of information in some content such as the Internet and newspaper. This can promote productivity and creativity in academic performances. In conclusion, blended learning has affected education positively.
Câu 1:
“Bí mật của cuộc sống là ngã bảy lần và đứng dậy tám lần” – câu nói sâu sắc của Paulo Coelho đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về lòng kiên trì và bản lĩnh vượt qua thất bại trong hành trình sống. Trong cuộc đời mỗi người, khó khăn và vấp ngã là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng không nằm ở số lần ngã, mà nằm ở việc ta có đủ dũng khí để đứng lên sau mỗi lần vấp ngã hay không. “Ngã” là hình ảnh ẩn dụ cho thất bại, còn “đứng dậy” chính là biểu tượng cho ý chí và tinh thần không bỏ cuộc. Thành công chỉ đến với những ai không ngừng nỗ lực, biết biến thất bại thành kinh nghiệm và động lực để vươn lên. Thomas Edison – nhà phát minh vĩ đại – đã từng thất bại hàng nghìn lần trước khi tạo ra bóng đèn điện, nhưng chính nhờ lòng kiên trì, ông đã làm nên điều kỳ diệu. Tuy vậy, trong thực tế, không ít người lại dễ dàng từ bỏ sau vài lần vấp ngã. Họ đánh mất niềm tin vào bản thân, sống tiêu cực và tự chôn vùi ước mơ chỉ vì thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn. Như vậy, để chạm đến thành công, con người không chỉ cần tài năng mà còn cần một tinh thần thép – dám ngã và dám đứng lên. Bởi lẽ, bí mật của cuộc sống đôi khi nằm ở chính sự bền bỉ không khuất phục trước nghịch cảnh.
Câu 2:
Đến với những áng văn thơ của Nguyễn Trãi người đọc thấy rõ một ngòi bút xuất sắc và hơn hết là một tấm lòng “bui có một lòng trung hiếu/ mài chăng khuyết nhuộm chăng đen”. Ca ngợi Nguyễn Trãi có hàng trăm các mỹ từ cũng không thể nói hết về một nhà thơ lớn của dân tộc, đồng thời là bậc hiền triết luôn giữ vững nhân cách và đạo lý giữa những biến động lịch sử. Và thi phẩm “Bảo kính cảnh giới (Bài 33)” trích “Quốc âm thi tập” đã thể hiện rõ lý tưởng sống, phong thái ung dung tự tại sau khi lui về ở ẩn của tác giả.
Trước hết, bài thơ thể hiện hoàn cảnh sống và tâm thế ung dung của Nguyễn Trãi sau khi rời bỏ chốn quan trường.
Ngay hai câu đề đầu bài thơ, tác giả mượn hình ảnh “bể triều quan” để ẩn dụ cho chốn quan trường rộng lớn mà đầy sóng gió. Ông từng trải qua những vinh quang và bi kịch nơi triều chính, nhưng sau cùng đã chọn cách rút lui:
“Rộng khơi ngại vượt bể triều quan,
Lui tới đòi thì miễn phận an.”
Không còn tha thiết với quyền lực hay danh lợi, Nguyễn Trãi tìm đến sự “an phận” – không phải theo nghĩa hẹp của sự cam chịu, mà là sự bình ổn nội tâm, sự buông bỏ trong trí tuệ. Qua đó, ông cho thấy khí chất của một bậc quân tử đã thấu hiểu thế sự, lựa chọn sống thanh cao giữa cuộc đời trần tục.
Sau khi rời bỏ chốn quan trường, Nguyễn Trãi lựa chọn sống chan hòa với thiên nhiên. Hai câu thực đã gợi nên một không gian sống nhẹ nhàng, trong trẻo:
“Hé cửa đêm chờ hương quế lọt,
Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan.”
Hình ảnh thơ tuy đơn sơ nhưng rất đỗi thi vị: một đêm mở cửa đón mùi hương thoảng nhẹ, một ngày quét hiên khi ánh nắng lặng lẽ tan trên cánh hoa. Thiên nhiên trong thơ không chỉ là bối cảnh sống mà là bạn tri kỷ, là nơi ông gửi gắm tâm hồn thanh tịnh. Từng chi tiết nhỏ đều cho thấy tâm hồn tinh tế, lối sống tĩnh tại, ung dung của một người đã buông bỏ mọi hệ lụy trần gian để lắng nghe nhịp điệu của đất trời.
Qua bài thơ, Nguyễn Trãi bộc lộ nhân sinh quan và đạo lý sống cao đẹp của một bậc hiền triết. Dù sống ẩn dật, ông không hề buông xuôi hay chối bỏ trách nhiệm, mà vẫn kiên định với đạo lý làm người. Ông không cầu công danh như Y Doãn, Phó Duyệt, mà chỉ mong giữ đạo nghĩa như Khổng Tử, Nhan Hồi:
“Không cầu Y, Phó nên công cán,
Chỉ giữ Khổng, Nhan đạo lý hằng.”
Đó là lý tưởng sống giản dị nhưng bền vững: sống theo lẽ phải, giữ mình thanh sạch, không đổi thay theo thời cuộc. Câu thơ kết: “Ngâm câu: danh lợi bất như nhàn” như một lời khẳng định đầy bản lĩnh. “Nhàn” ở đây không phải sự lười nhác mà là một cách sống thanh cao: sống thuận theo đạo, xa danh lợi, giữ cho tâm hồn an nhiên, trong sạch giữa cuộc đời đục ngầu.
Bài thơ sử dụng thể thất ngôn bát cú Đường luật với ngôn ngữ giản dị, trong sáng mà hàm súc. Hình ảnh thiên nhiên được khắc họa nhẹ nhàng, tinh tế, giàu tính gợi cảm. Nghệ thuật đối ngẫu chặt chẽ, giọng điệu thơ trầm lắng, thanh thoát, rất phù hợp với tâm thế ung dung và cốt cách thanh cao của Nguyễn Trãi. Chính những điều ấy đã góp phần làm nên vẻ đẹp riêng của thi phẩm – một vẻ đẹp cổ kính, thấm đẫm triết lí nhân sinh
Bài thơ "Bảo kính cảnh giới" có thể được coi là một phần tạo nên giá trị văn học to lớn của Quốc Âm thi tập cũng như là làm mĩ miều thêm nền văn học nước nhà. Tài năng của tác gia Nguyễn Trãi một lần nữa được chiêm ngưỡng và để lại ấn tượng sâu đậm trên từng con chữ.
Câu 1:
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.
Câu 3:
Nhan đề “Phát hiện 4 hành tinh trong hệ sao láng giềng của Trái Đất” ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Nó thể hiện đúng nội dung chính của văn bản, đồng thời khơi gợi sự tò mò về bốn hành tinh mới được tìm thấy. Việc nhấn mạnh đây là những hành tinh ở “hệ sao láng giềng” khiến người đọc có cảm giác gần gũi, như thể những phát hiện này không quá xa xôi. Nhờ đó, nhan đề đã thu hút sự chú ý ngay từ đầu
Câu 4:
Trong văn bản, hình ảnh mô phỏng hệ sao Barnard và các hành tinh xung quanh là phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng hiệu quả. Hình ảnh này giúp thông tin trở nên trực quan và dễ tiếp cận hơn. Người đọc không chỉ tiếp nhận bằng lý trí mà còn bằng thị giác để hình dung rõ nét và chính xác hơn. Đồng thời góp phần liên kết mạch lạc giữa các phần thông tin cho văn bản
Câu 5:
Văn bản cung cấp thông tin một cách chính xác và khách quan. Thông tin được trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy như ABC News, Đại học Chicago và chuyên san The Astrophysical Journal Letters; đồng thời sử dụng dữ liệu, dẫn lời chuyên gia và có thời gian, địa điểm cụ thể rõ ràng. Câu văn không bị xen lẫn tình cảm, lời bình mà khách quan, trung thực, rõ ràng. Chính điều này đã tạo nên sức hút, ấn tượng nơi người đọc cho văn bản.