

Hoàng Thùy Dương
Giới thiệu về bản thân



































a. Nước ngầm được hình thành:
Sự hình thành nước ngầm là một vòng tròn khép kín, sau khi nước mưa rơi xuống đất một phần sẽ chảy ra các con sông, suối, ao, hồ và một phần thấm xuống đất, qua tầng thấm nước tạo thành nước ngầm. Nước ngầm sẽ chảy ra biển, đại dương và tham gia vào quá trình bốc hơi, tích tụ mây, tạo ra mưa.
- Vai trò của nước ngầm:
+ Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.
+ Nước ngầm góp phần ổn định, điều tiết dòng chảy của sông ngòi.
+ Nước ngầm còn có vai trò cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.
b. Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước ngầm:
- Xử lí các nguồn nước từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,… trước khi thải ra ngoài.
- Hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất,…
- Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn nước ngọt.
- Xử lí nghiêm các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm các nguồn nước.
- Tích cực trồng và bảo vệ các loại rừng.
- Quy hoạch và xử lí chất thải nhựa, rác thải từ sản xuất và sinh hoạt,…
a.Đất được hình thành do tác động đồng thời của năm nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
- Đá mẹ: nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau.
- Khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa): tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
- Sinh vật: nguồn gốc sinh ra thành phân hữu cơ trong đất. Vi sinh vật phân hủy xác động vật, thực vật thành mùn. Động vật sống làm đất tơi xốp hơn.
- Địa hình (độ cao, độ dốc): ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.
- Thời gian: trong cùng một điều kiện hình thành, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn.
b Do con người: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nước ta.
+ Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ,...
+ Khai thác tài nguyên: khai thác than gây xói mòn đất, chất thải chứa hóa chất độc hại chưa qua xử lý thải ra môi trường,...
+ Chặt phá rừng: đất mất chất dinh dưỡng, độ phì.
+ Rác thải sinh hoạt: Chôn lấp rác không đúng cách, rác thải nhựa khó phân hủy,...
+ Do tự nhiên: biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Mưa axit từ ô nhiễm không khí làm chua đất.
+ Xâm nhập mặn làm đất nhiễm mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
a.-Đại Cồ Việt của người Việt.
- Pa-gan của người Miến.
- Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai.
B.Vị trí hình thành các quốc gia Đông Nam Á phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X nêu trên:
Dưới đây là vị trí hình thành các quốc gia Đông Nam Á phong kiến từ thế kỷ VII đến thế kỷ X:
Vương quốc Đại Cồ Việt: Nằm ở miền Bắc Việt Nam, với khu vực trung tâm là đồng bằng sông Hồng, và kinh đô đầu tiên là Cổ Loa (Hà Nội hiện nay), sau đó là Hoa Lư (Ninh Bình).
Vương quốc Pagan: Nằm ở khu vực trung tâm Myanmar ngày nay, gần các con sông Irrawaddy, với kinh đô đầu tiên là Pagan (Bagan).
Vương quốc Srivijaya: Nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương, gồm các vùng lãnh thổ hiện nay của Indonesia (đặc biệt là đảo Sumatra), Malaysia và Singapore.