

Nguyễn Thành
Giới thiệu về bản thân



































Câu 9:
+ Làm câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm.
+ Nhấn mạnh nghĩa tình và văn hóa của người vùng cao.
+ Niềm trân quý, tự hào của tác giả với nét đẹp nghĩa tình của người vùng cao.
Câu 10:
- Ca ngợi tình yêu đôi lứa, trong sáng, thuỷ chung.
- Tự hào, giữ gìn, phát huy, quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc.
…
Hiện tượng bắt nạt trong trường học đang trở thành một vấn đề nhức nhối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự phát triển toàn diện của học sinh. Bắt nạt có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như đánh đập, chửi bới, chế giễu, cô lập hoặc thậm chí là bắt nạt qua mạng xã hội. Đây là một hành vi tiêu cực, cần được nhận thức đúng đắn và xử lý kịp thời.
Trước hết, bắt nạt trong trường học để lại hậu quả nặng nề về mặt tinh thần cho nạn nhân. Nhiều em học sinh bị tổn thương lòng tự trọng, mất niềm tin vào bản thân và người khác, thậm chí dẫn đến trầm cảm hoặc ý định tự tử. Ngoài ra, môi trường học đường vốn là nơi an toàn, lành mạnh để rèn luyện và phát triển thì lại bị bao trùm bởi sự sợ hãi và áp lực, làm giảm hiệu quả học tập.
Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ nhiều phía: một số học sinh thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc, bị ảnh hưởng từ môi trường gia đình hoặc các nội dung bạo lực trên mạng; đồng thời, nhà trường và phụ huynh chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi bắt nạt.
Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh cần được giáo dục về lòng yêu thương, sự tôn trọng lẫn nhau và kỹ năng ứng xử văn minh. Nhà trường cần có các biện pháp cụ thể như tổ chức các buổi tuyên truyền, xây dựng hệ thống hỗ trợ tâm lý học đường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Quan trọng hơn, mỗi học sinh cần có trách nhiệm không im lặng trước bất công, dũng cảm bảo vệ bản thân và bạn bè.
Tóm lại, bắt nạt học đường là một hiện tượng đáng báo động. Chúng ta cần chung tay xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh – nơi mọi học sinh đều được tôn trọng, lắng nghe và phát triển toàn diện.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là thuyết minh.
Câu 2. Văn bản cho biết vào tối ngày 04/12/2024 (theo giờ Việt Nam), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Câu 3. Phần sapo (sa-pô) của nằm ở ngay dưới nhan đề văn bản, có đặc điểm hình thức: ngắn gọn, chữ được in đậm.
Câu 4. Văn bản sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.
Tác dụng: góp phần thể hiện rõ nội dung văn bản, giúp người đọc có cái nhìn cụ thể và trực quan, sinh động hơn về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.
Câu 5. HS chỉ ra được 1 trạng ngữ và nêu được tác dụng của trạng ngữ đó.
Ví dụ: trạng ngữ Tối 04/12/2024 (theo giờ Việt Nam) của câu đầu tiên trong văn bản có tác dụng chỉ thời gian.
Câu 6.
– Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng 5 – 7 câu.
– Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, tập trung trình bày tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa của dân tộc:
+ Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần làm phong phú nền văn hóa toàn nhân loại.
+ Thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
+ Giáo dục và truyền thụ cho thế hệ trẻ những giá trị tốt đẹp.
– Đảm bảo viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Trong dịp Tết vừa qua, em đã có một trải nghiệm thật đáng nhớ. Từ mấy hôm trước Tết, gia đình em đã chuẩn bị rất nhiều thứ để đón năm mới. Mẹ em đi chợ mua hoa, mua bánh chưng, bánh tét, và các loại trái cây ngon. Ba em thì lau dọn nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc cho gọn gàng.
Ngày 30 Tết, em cùng ba mẹ dọn dẹp bàn thờ tổ tiên và thắp hương cầu mong một năm mới an lành. Sau đó, em mặc chiếc áo dài mới, cùng gia đình đi thăm ông bà nội và ngoại. Ông bà rất vui khi thấy tụi em, ai cũng chúc nhau những lời tốt đẹp.
Trải nghiệm đáng nhớ nhất của em trong dịp Tết là khi em được tham gia vào việc làm bánh chưng. Đây là lần đầu tiên em được học làm bánh chưng từ ba. Ba chỉ em cách gói lá dong, cách đặt nhân, rồi luộc bánh sao cho bánh chín mềm và thơm ngon. Mặc dù không gói được đẹp như ba, nhưng em cảm thấy rất vui khi nhìn thấy những chiếc bánh chưng cuối cùng thành hình.
Tối 30 Tết, gia đình em cùng nhau sum vầy, ăn bữa cơm đoàn viên và xem pháo hoa. Cả nhà chúc nhau sức khỏe, may mắn và hạnh phúc trong năm mới. Em cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc, vì có gia đình bên cạnh và được đón Tết trong không khí vui tươi, ấm cúng.
Đó là một trải nghiệm thật đáng nhớ và ý nghĩa đối với em, một Tết trọn vẹn bên gia đình, đầy yêu thương và niềm vui.