Phạm Xuân Hùng
Giới thiệu về bản thân
1.
Trong tác phẩm Sống mòn, nhân vật ông giáo đã được tác giả xây dựng là một hình ảnh tiêu biểu cho những người trí thức trong xã hội cũ, mang đầy sự giằng xé nội tâm giữa lý tưởng và thực tế. Diễn biến tâm lý của ông Thứ được thể hiện rõ qua những mâu thuẫn và khát vọng trong con người ông. Ban đầu, ông là một người trí thức đầy nhiệt huyết, luôn mong muốn được cống hiến cho xã hội, nhưng dần dần, ông nhận ra rằng lý tưởng của mình không thể hiện thực hóa trong hoàn cảnh xã hội đầy bất công, nghèo khó, nơi những giá trị đích thực không được trân trọng. Sự chán chường, mỏi mệt trước thực tại đã khiến ông trở nên thụ động, không còn khao khát phấn đấu. Ông sống mà không có mục đích rõ ràng, chỉ đếm từng ngày trôi qua trong sự mòn mỏi của tinh thần và thể xác.Từ diễn biến tâm lý ấy, ta có thể nhận ra những phẩm chất của ông giáo Thứ. Đầu tiên, ông là người trí thức có lòng yêu nghề, yêu học trò, nhưng ông lại bị môi trường xã hội làm cho cạn kiệt niềm tin và hy vọng. Ông cũng là người có tinh thần trách nhiệm, nhưng lại thiếu sự dũng cảm để đấu tranh cho lý tưởng của mình. Ông giáo Thứ không hề thiếu khát vọng, nhưng trong môi trường xã hội đầy rẫy những bất công, khát vọng ấy đã bị vùi dập.ông là một biểu tượng của những người trí thức trong xã hội cũ bị đè nén, không có cơ hội phát triển và cống hiến. Tác phẩm phê phán một xã hội không chỗ cho những lý tưởng, đồng thời lên án những bất công, khiến những người có tai năng và lý tưởng như ông giáo Thứ phải chấp nhận sống mòn, không thể phát triển hay cống hiến.Vì vậy, qua nhân vật ông giáo Thứ,tác giả đã khắc họa rõ nét sự mâu thuẫn giữa khát vọng và thực tại, đồng thời thể hiện sự suy tàn của những người trí thức trong xã hội cũ, những người không thể sống trọn vẹn với niềm đam mê và lý tưởng của mình.
1.ngôi kể của văn bản là ngôi kể 1
2.
- Điểm nhìn của câu chuyện là từ nhân vật Thứ
- Giúp người đọc hiểu được diễn biến tâm lý nhân vật Thứ, cùng với đó là xúc cảm giằng xé nội tâm của nhân vật
3.
-Ý khóc khi ăn cơm là vì:mọi người phải nhịn đói,trong khi Ý lại được ăn nhiều cơm mà lại là người làm ít việc nhất
4.
-Thông qua nhân vật ông giáo Thứ,tác giả muốn lên án xã hội bất công,thối nát.Đồng thời thể hiện giá trị tình thương giữa con người với nhau