Nguyễn Thanh Sơn

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thanh Sơn
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Bài làm.

Trong văn bản Chiếu cầu hiền tài, Nguyễn Trãi đã thể hiện nghệ thuật lập luận sắc sảo, hợp lý nhằm kêu gọi và thúc đẩy việc tìm kiếm, sử dụng người hiền tài giúp vua trị quốc. Trước hết, ông sử dụng lập luận diễn dịch, từ một chân lý phổ quát “Được thịnh trị tất ở việc cử hiền” để phát triển thành các luận điểm cụ thể, làm rõ vai trò then chốt của hiền tài trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Nguyễn Trãi còn dẫn chứng lịch sử thuyết phục, lấy các tấm gương nổi tiếng như Tiêu Hà, Địch Nhân Kiệt… để củng cố cho lập luận và khẳng định truyền thống quý trọng nhân tài từ xưa. Đồng thời, ông dùng lập luận phản bác nhẹ nhàng, bác bỏ tâm lý e ngại của người tài khi tự tiến cử, khuyến khích mọi tầng lớp, kể cả người ẩn dật nơi thôn dã, đều có thể ra giúp nước. Giọng văn chân thành, khiêm nhường, xen lẫn sự lo âu và quyết tâm, cho thấy tấm lòng tha thiết cầu hiền của vua. Nhờ cách lập luận chặt chẽ, hợp lý, lời chiếu không chỉ là mệnh lệnh hành chính mà còn là một lời hiệu triệu đầy sức thuyết phục và cảm động.

Câu 2:

Bài làm

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hiện tượng “chảy máu chất xám” tại Việt Nam đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Đây là tình trạng nhiều trí thức, chuyên gia, sinh viên sau khi được đào tạo bài bản trong và ngoài nước không quay về cống hiến cho đất nước, hoặc nếu có về thì cũng không phát huy được năng lực do môi trường làm việc thiếu hấp dẫn.

Những nguyên nhân của hiện tượng này,trước hết phải nói đến chính sách đãi ngộ chưa thực sự thu hút được nhân tài. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình đào tạo, nhưng sau khi hoàn thành, nhiều người không được trọng dụng đúng mức. Ví dụ, một nghiên cứu sinh sau khi về nước làm việc tại Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM chỉ nhận mức lương gần 2,8 triệu đồng/tháng, trong khi công việc hàng ngày chỉ cần trình độ tốt nghiệp THCS là có thể hoàn thành tốt. Điều này khiến nhiều người cảm thấy thất vọng và quyết định ở lại nước ngoài hoặc tìm kiếm cơ hội khác .Thứ hai, môi trường làm việc trong nước còn nhiều bất cập. Nhiều cơ quan, tổ chức chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển. Các thủ tục hành chính rườm rà, thiếu sự hỗ trợ từ các cấp quản lý khiến cho việc triển khai các dự án nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Điều này làm giảm động lực cống hiến của đội ngũ trí thức trẻ.Hệ quả trực tiếp của tình trạng này là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước. Nhiều lĩnh vực quan trọng như công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học thiếu vắng những chuyên gia đầu ngành. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước, làm giảm khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.Giải pháp để hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”, cần có những giải pháp đồng bộ từ cả phía Nhà nước và xã hội. Trước hết, cần hoàn thiện chính sách đãi ngộ, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ trí thức. Các cơ quan, tổ chức cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng, tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực và cống hiến cho đất nước.Thứ hai, cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm đổi mới sáng tạo trong nước. Việc hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, đồng thời tạo ra môi trường học thuật hấp dẫn cho các trí thức.Cuối cùng, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Việc tạo dựng niềm tin và sự tự hào về nghề nghiệp sẽ giúp giữ chân nhân tài, hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”.

Nói tóm lại “Chảy máu chất xám” là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chỉ khi tạo ra được môi trường làm việc thuận lợi, đãi ngộ xứng đáng và cơ hội phát triển nghề nghiệp, chúng ta mới có thể giữ chân được những trí thức tài năng, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.

Câu 1 (0.5 điểm):

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là: Nghị luận.

Câu 2 (0.5 điểm):

- Chủ thể bài viết là Lê Lợi.

Câu 3 (1.0 điểm):

- Mục đích chính của văn bản: Chiêu dụ người tài đức về giúp việc triều chính. (0.25 điểm)

- Các đường lối tiến cử hiền tài: (0.75 điểm)

+ Các đại thần từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người tài.

+ Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng.

+ Người có tài đức có thể tự tiến cử.

Câu 4 (1.0 điểm):

- Người viết đã đưa ra các dẫn chứng sau:

+ Thời xưa, dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, nên triều đại thịnh trị.

+ Các quan đời Hán Đường tiến cử người tài giúp nước, như Tiêu Hà tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng tất thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

- Nhận xét dẫn chứng:

+ Dẫn chứng được đưa ra phong phú, toàn diện, sắc sảo, từ cổ chí kim, từ gần tới xa.

+ Dẫn chứng hợp lí, xác đáng, là những chuyện có thực, đủ để minh chứng cho luận điểm một triều đại thịnh trị cần có người tài làm căn cơ.

Câu 5 (1.0 điểm):

- Chủ thể bài viết có những phẩm chất sau:

+ Trọng người tài.

+ Khiêm nhường, biết lắng nghe ý kiến của dân, lấy dân làm trọng.

+ Anh minh, đưa ra được những chính sách sáng suốt vì dân vì nước.