PHẠM THỊ VY
Giới thiệu về bản thân
câu 1
Trong thời đại công nghệ số phát triển, việc mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến và tiện lợi. Tuy nhiên, đi kèm với đó là tình trạng mua sắm bốc đồng, không kiểm soát của nhiều người. Thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác. Việc mua sắm quá nhiều đồ dùng không cần thiết không những lãng phí tiền bạc mà còn tạo ra gánh nặng cho môi trường. Hơn nữa, việc so sánh bản thân với người khác trên mạng xã hội, đặc biệt là về vật chất, có thể dẫn đến cảm giác thiếu thốn và thúc đẩy hành vi mua sắm vô độ. Để khắc phục tình trạng này, mỗi người cần rèn luyện ý thức tiêu dùng hợp lý, lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng và hạn chế tiếp xúc với những thông tin quảng cáo hấp dẫn. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể kiểm soát được hành vi mua sắm của mình và tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái và bền vững.
Câu 2:
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, hình tượng người phụ nữ Việt Nam luôn được khắc họa với những phẩm chất cao đẹp. Thị Phương, nhân vật trong đoạn trích "Trương Viên", là một điển hình tiêu biểu. Với hành động hy sinh đôi mắt để cứu mẹ chồng, Thị Phương đã thể hiện một tấm lòng hiếu thảo cao cả, vượt lên trên những khó khăn, gian khổ của cuộc sống.
Hoàn cảnh sống khó khăn: Thị Phương sống trong thời loạn lạc, gia đình ly tán, mẹ chồng đau ốm. Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, thử thách.
Thị Phương tình nguyện dâng đôi mắt cho thần linh để cứu mẹ chồng.
Hành động này thể hiện lòng hiếu thảo cao cả, sự hy sinh quên mình vì người khác.
Thị Phương sẵn sàng chịu đựng đau khổ để mẹ được bình an.
Dù bị mù, Thị Phương vẫn lạc quan, yêu đời.Bà chấp nhận số phận, không oán trách.Hình ảnh Thị Phương bị mù nhưng tâm hồn vẫn sáng ngời.
Hình ảnh Thị Phương là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: hiền hậu, đảm đang, giàu lòng nhân ái.
Câu chuyện của Thị Phương gợi lên những suy ngẫm về tình mẫu tử, về nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ.
Tác phẩm ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người, cổ vũ con người ta sống tốt, sống đẹp.
Hình tượng Thị Phương là một nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bà là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, luôn đặt hạnh phúc của gia đình lên trên hết. Qua nhân vật Thị Phương, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng, về giá trị của lòng hiếu thảo.
câu 1:
Văn bản giới thiệu về Cột cờ Hà Nội. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, đồng thời là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.Văn bản giới thiệu về Cột cờ Hà Nội. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, đồng thời là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
câu 2:
Nhan đề "Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến" đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Cột cờ Hà Nội. Nó không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là biểu tượng văn hóa, lịch sử của Hà Nội, gắn liền với những sự kiện quan trọng của dân tộc.
câu 3:
Các đề mục nhỏ đã triển khai một cách logic và chi tiết về lịch sử hình thành, kiến trúc, ý nghĩa và giá trị của Cột cờ Hà Nội.
Đề mục 1: Giới thiệu về lịch sử hình thành và kiến trúc của Cột cờ.
Đề mục 2: Nêu bật ý nghĩa của Cột cờ trong các sự kiện lịch sử quan trọng.
Đề mục 3: Khẳng định giá trị của Cột cờ như một điểm du lịch và biểu tượng văn hóa.
câu 4:
Văn bản là một văn bản thông tin tổng hợp vì:
Cung cấp thông tin đa dạng: Văn bản cung cấp thông tin về lịch sử, kiến trúc, ý nghĩa, giá trị và vị trí của Cột cờ Hà Nội.
Thông tin chính xác và khách quan: Các thông tin trong văn bản được trình bày một cách rõ ràng, chính xác và khách quan, dựa trên các tư liệu lịch sử và thực tế.
Ngôn ngữ khoa học và dễ hiểu: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản khoa học, chính xác nhưng vẫn đảm bảo tính dễ hiểu cho người đọc.
Mục đích thông tin: Mục đích chính của văn bản là cung cấp thông tin cho người đọc về Cột cờ Hà Nội.
câu 5:
Hình ảnh: Hình ảnh Cột cờ Hà Nội ở đầu văn bản giúp người đọc hình dung rõ hơn về công trình này.
Các số liệu: Các số liệu về kích thước, chiều cao, số lượng... giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về kiến trúc của Cột cờ.
Các từ ngữ miêu tả: Các từ ngữ như "cao thót", "vững vàng", "thanh thoát", "cổ kính"... giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và sự uy nghi của Cột cờ
câu 1:
Văn bản giới thiệu về Cột cờ Hà Nội. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, đồng thời là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
câu 2:
Nhan đề "Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến" đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Cột cờ Hà Nội. Nó không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là biểu tượng văn hóa, lịch sử của Hà Nội, gắn liền với những sự kiện quan trọng của dân tộc
câu 3:
Các đề mục nhỏ đã triển khai một cách logic và chi tiết về lịch sử hình thành, kiến trúc, ý nghĩa và giá trị của Cột cờ Hà Nội.
Đề mục 1: Giới thiệu về lịch sử hình thành và kiến trúc của Cột cờ.
Đề mục 2: Nêu bật ý nghĩa của Cột cờ trong các sự kiện lịch sử quan trọng.
Đề mục 3: Khẳng định giá trị của Cột cờ như một điểm du lịch và biểu tượng văn hóa
câu 4:
Văn bản là một văn bản thông tin tổng hợp vì:
Cung cấp thông tin đa dạng: Văn bản cung cấp thông tin về lịch sử, kiến trúc, ý nghĩa, giá trị và vị trí của Cột cờ Hà Nội.
Thông tin chính xác và khách quan: Các thông tin trong văn bản được trình bày một cách rõ ràng, chính xác và khách quan, dựa trên các tư liệu lịch sử và thực tế.
Ngôn ngữ khoa học và dễ hiểu: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản khoa học, chính xác nhưng vẫn đảm bảo tính dễ hiểu cho người đọc.
Mục đích thông tin: Mục đích chính của văn bản là cung cấp thông tin cho người đọc về Cột cờ Hà Nội
Câu 5:
Hình ảnh: Hình ảnh Cột cờ Hà Nội ở đầu văn bản giúp người đọc hình dung rõ hơn về công trình này.
Các số liệu: Các số liệu về kích thước, chiều cao, số lượng... giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về kiến trúc của Cột cờ.
Các từ ngữ miêu tả: Các từ ngữ như "cao thót", "vững vàng", "thanh thoát", "cổ kính"... giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và sự uy nghi của Cột cờ
1.Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
2.
Thơ Xuân Hương cho đến nay vẫn hấp dẫn người đọc, cái thanh cái tục trong thơ bà đầy ẩn ý thế nhưng người ta không thể nào không thấy được những ý nghĩa nội dung mà bà muốn truyền tải qua những câu thơ của mình. Có thể nói rằng tài năng thơ ca của bà thật xứng danh với cái tên gọi mà người đời gọi bà đó chính là bà chúa thơ Nôm. Trong số những bài thơ Nôm ấy nổi bật lên bài thơ Mời trầu mà qua đó ta thấy được những tâm sự những điều mà Xuân Hương trăn trở về cuộc đời của mình. Chuyện tình duyên và nỗi lòng người phụ nữ tài ba ấy được khắc hoạ rất rõ.
Bài thơ “Mời trầu” chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tâm sự tâm tình của người phụ nữ mà cụ thể ở đây là Hồ Xuân Hương. Có thể nói rằng cả cuộc đời bà luôn bênh vực người phụ nữ cũng chính là bênh vực chính bản thân mình trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy. Qua đấy ta có thể thấy được Xuân Hương quả thật là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ. bai thơ Mời trầu đã thể hiện rõ những nỗi lòng của bà chúa thơ Nôm.
Nhan đề bài thơ là “Mời trầu” cũng mang những ý nghĩa truyền tải nhất định. Nhan đề là sự bộc lộ chủ đề của tác phẩm chính vì thế mà mỗi nhà thơ nhà văn đều đặt cho con tinh thần của mình những cái tên mang cả nội dung lẫn nghệ thuật. Hình ảnh miếng trầu kia đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao?. Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm.
Trước hết hai câu thơ dầu nhà thơ nói về miếng trầu ấy và chủ nhân làm ra miếng trầu ấy chính là Xuân Hương:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Miếng trầu ấy có quả cau, có là trầu hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một miếng trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao. Nó không chỉ đẹp mắt đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Quả cau thì nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ bé của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự nhỏ bé ấy hay cũng chính là sự nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Miếng trầu hôi không phải là nó có mùi hôi mà do lá trầu cay nên nói như thế. Hình ảnh miếng trầu có ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của bà chúa thơ Nôm. Người xở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Từ “này” thể hiện được tiếng mời, tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quẹt xong, nó vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng trầu bình thường khác về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự là nỗi lòng của người con gái kia. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.
Sang đến hai câu thơ sau thì thi sĩ muốn gửi đến những lời nhắn nhủ cho những bậc quân tử trên cõi đời này rằng:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
Chính nỗi khao khát tình yêu khiến cho nhà thơ mong muốn rằng người quân tử nếu có duyên với Xuân Hương thì bén lại chứ đừng bạc như vôi xanh như lá. Cái duyên trên cõi đời này được người xưa vô cùng tin vào nó. Không có duyên thì có gần gũi đến mấy cũng không thể nào có tình cảm yêu thương được nhưng có duyên thì lại thắm lại ngay. Không gần cũng yêu thương da diết vô bờ. Thi sĩ nói đừng xanh như lá bạc như vôi là có ý gì?. Lá cây bao giờ chẳng xanh, không xanh thì đâu còn là lá cây nữa. vôi thì màu trắng bạc rồi. Có thể nói ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với lối nói cái tự nhiên vốn có để chỉ cái mong muốn trong tình yêu của con người. lá xanh thì tốt, vôi trắng bạc là đương nhiên nhưng con người mang những trạng thái đó thì không tốt. Bởi vì cái xanh cái bạc kia là để chỉ sự xanh rờn, sự bạc bẽo của con người với nhau. Chính vì thế Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.
Bài thơ như một dòng nhật kí của thi sĩ, Xuân Hương đã viết vào đó những tâm tư tình cảm của mình. bà là luôn khao khát sống với hạnh phúc lứa đôi. Đó là một tình cảm thật sự chứ không phải là thứ tình cảm vợ lẽ, chính vì thế mà ta cảm thấy yêu quý hơn người phụ nữ tài ba ấy.
1.Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thuyết minh kết hợp nghị luận. Đây là một văn bản thuyết minh khi tác giả giới thiệu, giải thích về lịch sử, nguồn gốc của người thổ dân châu Úc, đồng thời cũng có những quan điểm, lập luận để đưa ra vấn đề tranh luận và lý giải về nguồn gốc của người châu Úc.
2.
- Thuyết minh: Tác giả giải thích về sự hình thành, sự tồn tại của người thổ dân châu Úc, giới thiệu các giả thuyết về tổ tiên của họ, cũng như các phát hiện khảo cổ học liên quan.
- Nghị luận: Tác giả đưa ra các quan điểm và tranh luận về nguồn gốc của người thổ dân châu Úc, với các quan điểm đối lập về việc người châu Á có phải là tổ tiên của người thổ dân châu Úc hay không.
- Miêu tả: Tác giả miêu tả về đặc điểm ngoại hình và đời sống của người thổ dân châu Úc, tạo hình ảnh sinh động về họ.
- Tường thuật: Tác giả kể lại các sự kiện lịch sử và phát hiện khảo cổ học để chứng minh cho quan điểm của mình.
3.
- Giới thiệu và thảo luận về nguồn gốc của người thổ dân châu Úc, những giả thuyết khác nhau về tổ tiên của họ.
- Khơi dậy sự tò mò và suy ngẫm cho người đọc về câu hỏi "Tổ tiên của người thổ dân châu Úc là ai?" và nhấn mạnh rằng vấn đề này vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng.
- Trình bày quan điểm của tác giả về giả thuyết người châu Á là tổ tiên của người thổ dân châu Úc, cùng với các lập luận và phản biện từ các ý kiến trái chiều.
4.
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là hình ảnh (ảnh minh họa về người thổ dân châu Úc).
- Tác dụng: Hình ảnh giúp người đọc hình dung rõ hơn về đặc điểm ngoại hình của người thổ dân châu Úc, làm cho nội dung bài viết thêm sinh động và dễ hiểu. Hình ảnh này hỗ trợ việc tạo sự kết nối giữa lý thuyết và thực tế, cũng như giúp người đọc cảm nhận một cách trực quan về đối tượng mà bài viết đang thảo luận.
5.
Nhận xét:
-
Cách trình bày thông tin: Tác giả trình bày thông tin một cách logic, rõ ràng. Các quan điểm, giả thuyết được nêu ra một cách mạch lạc, có dẫn chứng từ các phát hiện khảo cổ học và những sự kiện lịch sử. Văn bản có sự phân tích và đối chiếu giữa các ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của người thổ dân châu Úc.
-
Quan điểm của tác giả: Tác giả giữ một thái độ khách quan và cởi mở, không khẳng định chắc chắn mà chỉ đưa ra các giả thuyết và tranh luận về vấn đề nguồn gốc của người thổ dân châu Úc. Điều này thể hiện sự tôn trọng các ý kiến khác nhau và tạo ra không gian cho người đọc tự suy nghĩ, đánh giá.
Đánh giá:
- Văn bản khá chặt chẽ về mặt lập luận, cung cấp thông tin phong phú và đa chiều về nguồn gốc của người thổ dân châu Úc.
- Tác giả khéo léo kết hợp giữa thông tin khoa học và suy luận cá nhân, từ đó tạo ra một văn bản thuyết phục và có tính kích thích tư duy.