Trương Đức Hiếu

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trương Đức Hiếu
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Tuổi học trò là những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời mỗi người. Trong quãng thời gian ấy, chúng ta được gặp gỡ những người thầy cô, những người đã chắp cánh cho ước mơ của chúng ta bay cao. Trong số những người thầy cô ấy, có một người cô đã để lại cho tôi những kỉ niệm sâu sắc nhất, đó là cô Dung – người đã đem đến cho tôi niềm đam mê với môn tin học này.

Vào hè năm lớp 6, chúng tôi đã được cô giáo chủ nhiệm giới thiệu vào đội tuyển tin của trường, chính lúc ấy, tôi đã gặp được cô Dung – cô giáo dạy đội tuyển tin của trường chúng tôi. Cô Dung là một người luôn tận tâm với nghề, cô luôn dành hết tâm huyết của mình cho việc giảng dạy. Cô luôn tìm tòi, khám phá ra những đoạn code mới lạ mà chúng tôi chưa hề biết, nhờ đó khiến bài giảng của cô ngày càng hấp dẫn và phong phú hơn. Cô luôn quan tâm, giúp đỡ học sinh của mình hết lòng. Khi tôi gặp khó khăn hay thắc mắc gì đó, cô luôn kiên nhẫn để giảng cho tôi hiểu về lỗi sai của mình. Cô không những không mắng chửi mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng.

Cô cũng là một người rất yêu thương học sinh. Mỗi khi tiết học tin đến, cô thường phát cho chúng tôi 1,2 cái bánh , cái kẹo để chúng tôi tiếp sức sau những giờ học mệt mỏi và căng thẳng. Cô luôn khích lệ học sinh của mình là phải luôn cố gắng, nỗ lực học tập thì mới mang giải về cho cô được.

Có 1 lần, tôi được tham dự cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố, tôi đã rất lo lắng vì đây là lần đầu tiên tôi được tham dự 1 một cuộc thi lớn, nhưng trước khi bước vào phòng thi, cô đã có 1 lời nhắn nhủ đến chúng tôi là : “Các con thi thế nào cũng được, nhưng không được lấy điểm 0 về cho cô, nhớ chưa?”. Sau khi nghe lời cô nói xong, tôi đã an tâm được 1 phần và bước vào phòng thi với một tâm trạng thoải mái. Chúng tôi đã làm bài gần 2 tiếng, tôi còn nhớ khi được ra khỏi phòng thi là đã gần 11 giờ rồi. Khi ra khỏi phòng thi, chúng tôi đã thấy cô Dung đứng sẵn ở đó, và hỏi thăm từng người một để xem làm bài như thế nào. Tôi trả lời với cô rằng tôi làm được đúng 1 bài, cô đã ko mắng tôi mà bảo : “Làm như thế là được rồi”. Và cuối cùng tôi được 5,2 trên tổng điểm là 20 điểm. Tôi rất buồn , cô đã nói với tôi rằng : “Con đã mắc 1 lỗi không đáng có, cô rất tiếc thay cho con. Thôi năm sau làm lại vậy con nhé!”. Sau khi nghe những lời từ cô xong, tôi đã không buồn nữa mà đã vực dậy lại tinh thần để cố gắng học thật tốt để không mắc lại những sai lầm đó nữa.

Cô Dung ơi! Khi con ngồi viết những lời tri ân này với cô cũng là lúc Kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt nam (20/11/1982 –20/11/2023) Đã qua được 1 thời gian rồi. Con xin lỗi vì bây giờ mới viết được xong bài viết này để gửi tặng cô. Vậy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay con xin được gửi đến cô những lời chúc tốt đẹp, thân thương nhất. Con kính chúc cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và bên chúng con. Chúc cô mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Chúc cô có nhiều lứa học trò chăm ngoan, học giỏi. Qua lời tri ân này con xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành nhất, cảm ơn cô đã quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt chúng con nên người, cảm ơn cô đã đem đến cho chúng con những kí ức đẹp đẽ nhất của tuổi học trò, con chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường mình đã chọn.

Nhắc đến những trang sử vàng son của dân tộc Việt Nam, ta không thể không nhắc đến vị Cha già kính yêu của nhân dân - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một bản hùng ca bất diệt, trong đó, sự kiện Bác dời quê hương để ra đi tìm đường cứu nước là một mốc son chói lọi, thể hiện ý chí và quyết tâm sắt đá của Người trong hành trình giải phóng dân tộc.

Sinh ra và lớn lên tại làng Sen quê hương Nghệ An, Bác đã sớm chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp. Nỗi đau thương của quê hương, đất nước đã hun đúc trong trái tim Người lòng yêu nước nồng nàn và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc.

Năm 1911, khi mới 21 tuổi, Bác đã dứt khoát dời quê hương, ra đi tìm đường cứu nước. Quyết định này xuất phát từ nhận thức sâu sắc của Bác về con đường giải phóng dân tộc. Bác hiểu rằng, để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho đất nước, cần phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác là một hành trình gian khổ, đầy thử thách. Bác đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, hiểm nguy, trải qua bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn. Bác đã từng làm đủ mọi nghề, từ phụ bếp, gác cổng, đến dọn dẹp vệ sinh,... để kiếm sống và tiếp tục con đường cứu nước.

Trải qua bao năm bôn ba, tìm tòi, cuối cùng Bác đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Năm 1920, Bác tham gia thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, gieo mầm cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Sau đó, Bác sang Liên Xô, Trung Quốc, học tập lý luận cách mạng và kinh nghiệm hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế.

Năm 1941, Bác trở về quê hương, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác, nhân dân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập tự do cho đất nước.

Sự kiện Bác dời quê hương để ra đi tìm đường cứu nước là một minh chứng cho ý chí và quyết tâm sắt đá của Bác trong hành trình giải phóng dân tộc. Bác đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng, cho độc lập tự do của Tổ quốc. Bác là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, học tập.

Là một học sinh, em cảm thấy vô cùng biết ơn và kính trọng Bác Hồ. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, như lời Bác Hồ đã dạy.

Dân tộc Việt Nam để có được hòa bình như hôm nay đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến. Trong những cuộc chiến đó, luôn có sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Họ là những chiến sĩ trên chiến trường, nói cách khác là nơi tiền tuyến. Ở hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Nhắc đến đây, tôi nghĩ tới nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.

Nhân vật Dì Bảy là một người phụ nữ để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục khó nói thành lời. Khi mới 20 tuổi, độ tuổi xuân thì nhất, dì đã được gả đi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.

Đến khi nghe tin bản thân trở thành góa phụ, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.