

Trần Thị Thu Bưởi
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1: Thể thơ của văn bản trên là thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 2: Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả:
* "Một mai, một cuốc, một cần câu"
* "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá"
* "Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"
* "Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống"
Câu 3: Biện pháp tu từ liệt kê trong hai câu thơ: mai, cuốc, cần câu
* Tác dụng:- tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ
-nhấn mạnh cuộc sống giản dị, tự tại của tác giả, hòa mình vào thiên nhiên.
- tác giả gợi lên hình ảnh một cuộc sống thanh nhàn, thảnh thơi, không bị ràng buộc bởi những lo toan đời thường.
Câu 4: Quan niệm dại – khôn của tác giả trong hai câu thơ:
* "Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao": Quan niệm dại – khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm khác biệt so với quan niệm thông thường.
* "Dại" là lựa chọn cuộc sống thanh nhàn, tránh xa danh lợi.
* "Khôn" là theo đuổi danh lợi, chấp nhận cuộc sống xô bồ.
* Tác giả đề cao sự lựa chọn "dại" của mình, cho rằng đó mới là sự khôn ngoan đích thực.
Câu 5: Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Qua bài thơ "Nhàn", ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người có nhân cách thanh cao, giản dị, không màng danh lợi. Ông lựa chọn cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những thú vui tao nhã. Ông là một nhà nho có tư tưởng tiến bộ, dám đi ngược lại với những giá trị tầm thường của xã hội đương thời. Điều này thể hiện một con người có cốt cách thanh cao.
Câu 1:
Cuộc sống ngoài kia luôn có những giông bão mà bạn khó có thể biết trước được. Nhưng sống thế nào là do bạn chọn và làm chủ. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: sống ở thế chủ động có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người.Sống ở thế chủ động là việc mỗi người luôn biết làm chủ cuộc sống của mình, đề ra mục tiêu và thực hiện chúng một cách hoàn thiện, không để người khác phải nhắc nhở những công việc liên quan đến bản thân mình. Sống ở thế chủ động có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người, nó làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơn, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống. Chủ động là tự hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ. Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng có được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công.Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động, phó mặc cho số phận của mình và những bạn trẻ sống không có ước mơ, hoài bão. Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện bản thân bằng cách sống có ước mơ, tích cực trau dồi kiến thức cũng như đạo đức để có thể chạm tay vào ước mơ đó.Cuộc sống luôn cho chúng ta nhiều cơ hội quý báu, điều quan trọng là ta phải chủ động nắm giữ những cơ hội đó để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội. Hãy sống hết mình để thế cuộc sống thật tươi đẹp, đáng sống.
Câu 2:
Tình yêu quê hương đất nước từ lâu đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho bao nhà văn, nhà thơ của nền văn học Việt Nam ta. Mỗi thời điểm, môi tác giả lại có những cách thể hiện tình cảm khác nhau. Nhà thơ Nguyễn Trãi đã thể hiện vô cùng tinh tế tình cảm của mình dành cho đất nước và bức tranh thiên nhiên xinh đẹp qua bài thơ “Bảo kính cảnh giới ”.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh nhàn rỗi của tác giả:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ làm nổi bật tâm trạng thảnh thơi, an nhàn của tác giả. Ông không mảy may vướng bận sự đời mà chỉ tập trung, dành hết tâm hồn mình cho thiên nhiên, tận hưởng thiên nhiên với những tình cảm tha thiết nhất:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Bức tranh thiên nhiên dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi mang nhiều hình ảnh và những nét nổi bật về màu sắc mang nét đặc trưng riêng của không gian mùa hè. Màu xanh của lá hòe tạo thành một bóng mát khổng lồ gợi cho ta sự mát mẻ. Động từ "đùn đùn" có sức bao quát cảnh vật rất lớn, vừa gợi được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, vừa gợi cảm giác phóng khoáng, sinh sôi nảy nở của cây hòe vò mùa hè. Cây thạch lựu đơm hoa kết quả đỏ rực được cảm nhận như chiếc máy phun ra một thức đỏ lạ lùng. Hoa sen nở rộ tỏa hương khắp nơi như cảnh con người tiễn nhau đi xa. Thiên nhiên mùa hè dưới cách cảm của Nguyễn Trãi trở nên có hồn, sinh động vô cùng đặc biệt, không chỉ gợi hình mà còn gợi cả âm thanh; một bức tranh đủ sắc và hương vừa sang trọng, gần gũi, tươi tắn, rực rỡ, thiên nhiên không những đẹp mà còn mang bao cảm xúc tinh tế.
Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên là bức tranh về cuộc sống con người:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Tiếng "lao xao" âm vang từ chợ cá, làng chài vọng đến đó là tín hiệu của cuộc sống nhộn nhịp đan xen vào cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên thanh bình. Đến đây, Nguyễn Trãi đang chủ động hướng cảm nhận của mình đến cuộc sống của những người dân làng chài để bản thân không tạo một khoảng cách quá xa với nhân dân. Tiếng ve "dắng dỏi", âm thanh mảnh, dứt khoát, nhịp nhàng được so sánh với tiếng đàn là một liên tưởng so sánh rất độc đáo của Nguyễn Trãi tạo nên một bức tranh tràn đầy sức sống. Bức tranh thiên nhiên qua con mắt của Nguyễn Trãi là sự hòa phối hoàn hảo giữa màu sắc âm thanh, giữa thiên nhiên và cuộc sống con người.
Khép lại bài thơ là ước vọng của tác giả:
Lẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng
Dân giàu nước mạnh khắp đòi phương.
Mong muốn chân thành, một khát vọng cao đẹp của một triết nhân: mong có cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy khúc Nam Phong để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Tác giả sử dụng điển tích nhằm ca ngợi cuộc sống thanh bình của nhân dân. Tuy đã lánh mình tránh xa nơi "ồn ào" nhưng trong Nguyễn Trãi vẫn luôn nung nấu hoài bão cống hiến cho xã tắc, cho giang sơn để dân giàu nước mạnh, ấm no hạnh phúc. Đó không chỉ là suy nghĩ của một triết nhân mà còn là tấm lòng cao cả của một con người giàu lòng yêu nước.
Qua bài thơ, ta phần nào cảm nhận được cảnh đẹp ngày hè của quê hương đất nước bằng một tâm thế vô cùng ung dung, thư thái của nhà thơ. Bài thơ không chỉ đơn thuần tả cảnh mà ẩn chứa bên trong đó một tấm lòng thương dân, lo cho dân, cho nước. Với tấm lòng hết mình vì nhân dân, vì đất nước nhà thơ Nguyễn Trãi được người đời kính trọng, là bậc tài nhân của đất nước Việt Nam.