Lê Khánh Ngọc

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Khánh Ngọc
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

    Vào cuối tháng 3 năm nay, tôi đã tham gia vào sự kiện "Giờ Trái Đất" tại địa phương. Đây là một chiến dịch toàn cầu được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự kiện diễn ra vào tối thứ Bảy, từ 20h30 đến 21h30, khi mọi người tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ.

Tại quê hương tôi, sự kiện này được tổ chức tại quảng trường trung tâm huyện. Trước giờ diễn ra sự kiện, các bạn học sinh và tình nguyện viên trong làng đã tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Đúng 20h30, tất cả đèn đường và đèn chiếu sáng tại quảng trường đều được tắt. Không gian trở nên tối mờ, chỉ còn lại ánh sáng từ những ngọn nến và đèn lồng tạo nên một không gian huyền bí, ấm áp. 

Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Các gia đình trong làng đều tắt đèn điện và cùng nhau tham gia các hoạt động ngoài trời. Các em học sinh trong làng cũng tham gia các trò chơi, hoạt động vui nhộn nhưng đầy ý nghĩa như dọn dẹp rác thải, tuyên truyền về việc giảm thiểu sử dụng đồ nhựa và cách tiết kiệm điện năng trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, các tình nguyện viên cũng tổ chức một buổi nói chuyện ngắn gọn về các vấn đề môi trường và cách thức bảo vệ Trái Đất.

Dù chỉ kéo dài một giờ, nhưng "Giờ Trái Đất" là một dịp để mọi người cùng nhau nhìn nhận lại hành động của mình đối với môi trường. Đây không chỉ là một hoạt động tắt đèn đơn giản mà còn là thông điệp mạnh mẽ về việc mỗi cá nhân đều có thể đóng góp vào việc bảo vệ hành tinh. Sự kiện này giúp tôi nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Qua sự kiện "Giờ Trái Đất", tôi cảm thấy tự hào vì được tham gia một hoạt động có ý nghĩa và hy vọng rằng mỗi người dân sẽ duy trì những thói quen bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một hành động tuy nhỏ nhưng có tác động lâu dài đối với thế hệ mai sau, giúp Trái Đất ngày càng xanh sạch hơn.

Có người đã từng nói rằng trường học là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh. Đối với tôi, mái trường cấp hai thân yêu - nơi tôi đang học tập chính là ngôi nhà thứ hai. Tôi đã trải qua rất nhiều kỉ niệm bên ngôi trường này, đặc biệt nhất là những giờ ra chơi đầy tiếng cười.

Ngôi trường của tôi rất to và đẹp. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng cây thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng tôi tới trường. Bước qua cổng trường, tôi đã gặp ngay cái trống tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ. Giữa sân, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác xà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng tôi vui chơi thỏa thích. Trên đỉnh cột cờ nằm ở dãy nhà hiệu bộ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió. Nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường. Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp. Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng.

Khi kết thúc mỗi giờ học tập căng thẳng, tất cả học sinh trong trường lại xuống sân trường. Lúc này, sân trường luôn là nơi đông vui, nhộn nhịp nhất. Trên sân trường có nhiều hàng ghế đá, các bồn cây được sắp xếp thẳng hàng. Những cây cổ thụ lâu năm không biết đã tỏa bóng mát cho biết bao nhiêu thế hệ học sinh. Nhiều nhóm học sinh ngồi trên những chiếc ghế đá, hay dưới những gốc cây để trò chuyện với nhau hay đọc sách, học bài trước khi đến lớp. Ở những khoảng sân rộng rãi, từng nhóm học sinh chơi cầu lông, đá cầu, nhảy dây… Tiếng cười nói vang vọng khắp không gian hòa cùng với tiếng chim hót ríu rít. Khoảng sân trường lúc này sôi động biết bao nhiêu.

Khi tiếng trống báo hiệu vào học vang lên, các bạn học sinh nhanh chóng trở lại lớp học. Ngôi trường lại trở nên im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học.

Dưới mái trường này, tôi đã trải qua những giờ học tập thật bổ ích, những giờ ra chơi thật vui vẻ… Đối với tôi, nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai vậy. Ngôi trường đã ở đó, như một người bạn, chứng kiến bao thế hệ trưởng thành, bao kỷ niệm của tuổi học trò. Đó cũng là nơi đã chắp cánh cho những ước mơ đang ngày một bay xa hơn.

Câu 9: 

 - Khi đọc bài "Tre Việt Nam":

     + Em càng thêm yêu cây tre, luỹ tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước.

     + Em tự hào về bao phẩm chất quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. 
 

Câu 10:

- Với tư cách là một mầm non tương lai của đất nước Việt Nam, em sẽ:

     + Cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

     + Tích cực tham gia các phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.

     + Sống trong sạch, lương thiện, hoà đồng, không làm tổn hại đến danh dự gia đình và xã hội.

     + Giới thiệu về truyền thống, văn hoá, thiên nhiên, bản sắc dân tộc,.. của Việt Nam cho bạn bè quốc tế.

Qua đoạn thơ trên, em rút ra bài học: chúng ta cần phải yêu thương và biết ơn cha mẹ, chăm sóc mỗi khi cha mẹ ốm đau. Cha mẹ vì chúng ta mà đã hi sinh cả cuộc đời để chăm lo cho mình, nên mình phải báo đáp công ơn của cha mẹ và làm tròn chữ "hiếu".

-Hai câu thơ << Cả đời đi gió đi sương / Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi>> sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ "đi gió đi sương".

-Tác dụng của biện pháp tu từ:

    +Giúp cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và tăng sức gợi hình, gợi cảm.

     +Hình ảnh ẩn dụ "đi gió đi sương" để thể hiện mẹ đã trải qua những gian khó, nhọc nhằn vất vả trong suốt cả cuộc đời.

     +Qua đó, tác giả Trần Đăng Khoa bày tỏ sự thương cảm, xót xa và lòng biết ơn sâu sắc dành cho mẹ.