VI NHẬT KHÁNH UYÊN

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của VI NHẬT KHÁNH UYÊN
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Câu văn mang luận điểm của đoạn trích:" Như mọi công dân chân chính khác, trong cái "Vất vả và gian lao" đằng đẵng của đất nước, tác giả cũng có phần đóng góp công sức nhỏ bé của mình, đó là phần đóng góp tự nguyện như một lẽ sống"

Câu 2:

Người viết đã lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh : "con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" để phân tích.


Câu 3:

Việc người viết dẫn ra hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Duy được thể hiện trong bài "Ánh trăng" có ý nghĩa:

+Nêu lên bối cảnh lịch sử, làm nổi bật sự đối diện giữa vẻ đẹp vĩnh cửu của thiên nhiên và những khó khăn, biến động của đất nước.

+Gửi gắm thông điệp về mối quan hệ giữa người với người và lẽ sống đẹp

+Giúp người đọc đồng cảm với hai hồn thơ chung cùng một bối cảnh nhưng đều có quan niệm sống được thể hiện khác nhau.

Câu 4:

- Trong câu văn sau: "Mùa xuân, vầng trăng, tiếng chim hót, bông hoa nở... thì đã, đang và sẽ mãi mãi mãi tồn tại; đó là những giá trị vĩnh cửu; đó là cái đẹp vĩnh cửu..." người viết đã kết hợp sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và lặp cấu trúc "đó là ... vĩnh cửu".

Tác dụng: mang lại hiệu quả nhấn mạnh sự trường tồn, bất biến của những vẻ đẹp tự nhiên, tạo nên một bức tranh tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Từ đó dẫn dắt người đọc suy ngẫm về vẻ đẹp con người trong đời sống và nghệ thuật.

Câu 5:

Người dẫn đã đưa ra kiến giải cá nhân rằng khổ thơ thứ tư trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ không chỉ thể hiện sự hòa nhập khiêm tốn của cái tôi cá nhân vào cái chung mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của bản sắc riêng trong sự hòa nhập đó. Mỗi cá nhân như một "nốt trầm" trong bản "hòa ca" đoàn kết, vẫn cần giữ được "tiếng hót riêng", "hương sắc riêng" để tạo nên một tập thể phong phú, có "nhạc luật" chứ không phải là sự hòa tan nhạt nhẽo.Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Sự hòa nhập không đồng nghĩa với việc đánh mất cá tính. Một tập thể mạnh mẽ và đoàn kết là sự cộng hưởng của những cá nhân độc đáo, mỗi người đóng góp một phần riêng biệt làm nên sự phong phú và sức mạnh chung. "Nốt trầm" dù khiêm tốn nhưng vẫn góp phần tạo nên sự hài hòa và sâu lắng cho bản "hòa ca" của cuộc đời.

Câu 1:

Luận đề của văn bản: " bi kịch cái đẹp về bức tử" .

Câu 2:

Mục đích của văn bản là phân tích, bình luận, làm sáng rõ mâu thuẫn trong vở kịch "Vũ Như Tô" để làm nổi bật lên bi kịch cái đẹp bị bức tử.

Câu 3:

+ Luận điểm 1: Bức tử về quan niệm.

+ Luận điểm 2: Bức tử về sự thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ.

+ Luận điểm 3: Bức tử về sự thanh minh.

+ Luận điểm 4: Bức tử về vật chất.

+ Luận điểm 5: Bức tử về con người nghệ sĩ.

=> Hệ thống luận điểm được triển khai hợp lí, rõ ràng, logic, thuyết phục người đọc, làm nổi bật tính bi kịch trong vở kịch.

Câu 4

Chi tiết khách quan:"Tấm lòng biệt nhãn liên tài mà Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô đã bị các cung nữ, Kim Phượng và quân khởi loạn vu khống gán ghép cho tội “tư thông” - một tội danh xúc phạm nặng nề đến nhân cách con người."

Chi tiết chủ quan; "Rõ ràng ở đây mọi sự chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu với cái đẹp đã bị loại trừ một cách tàn bạo, không chút thương tiếc."

Tác dụng của cách trình bày trong đoạn 4:

+ ý kiến khách quan làm tăng tính thuyết phục,chân thực, là cơ sở để người viết trình bày, dẫn dắt tới ý kiến chủ quan

+ ý kiến chủ quan giúp tác giả đưa ra những quan điểm, ý kiến cá nhân, phân tích và bình luận làm sáng tỏ luận đề và các luận điểm làm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục người đọc.

Câu 5:

Theo em, Vũ Như Tô vừa đáng thương cũng vừa đáng trách. Đáng thương ở chỗ có khát vọng cao đẹp nhưng lại không gặp thời, có tài năng mà bị lợi dụng, hiểu lầm, không có cơ hội thanh minh, tâm huyết cả đời bị biến thành tro bụi. Và đáng thương hơn hết là mất đi người bạn tri kỉ và phải chịu " sự bưc tử". Tuy nhiên, Vũ Như Tô cũng đáng trách ở chỗ thiếu sự nhìn nhận và đánh giá đúng bối cảnh xã hội, chính trị đương thời, quá tự tin vào tài năng của mình, tin rằng Lê Tương Dực thực sự muốn một công trình nghệ thuật vĩ đại cho đất nước, mà không nhận ra rằng nhà vua chỉ coi Cửu Trùng Đài là nơi vui chơi. Có thể nói sự đáng trách của ông xuất phát từ sự ngây thơ và thiếu nhạy bén, nhưng sự đáng thương lại lớn hơn bởi những oan khuất và sự vùi dập mà ông phải gánh chịu.



Câu 1:

Luận đề của văn bản ý nghĩa "chi tiết cái bóng trong truyện " Chuyện người con gái Nam Xương"

Câu 2:

Theo người viết, truyện hấp dẫn bởi tình huống truyện " sau bao nhiêu năm chinh chiến ngoài biên ải theo lệnh của triều đình, người chồng may mắn thoát chết trở về, những mong được ôm ấp đứa con của mình trong tình cha con đằm thắm, nào ngờ chính đứa con lại nói: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít”. Đứa con còn kể tiếp: “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

Câu 3

Mục đích của việc người viết nhắc đến tình huống truyện ở đầu văn bản là đề dẫn dắt người đọc, tạo đòn bẩy cho việc phân tích ý nghĩa chi tiết "cái bóng"

Câu 4

Chi tiết khách quan :"Ngày xưa chưa có tivi, đến cả “rối hình" cũng không có, tối tối con cái thường quây quần quanh cha mẹ, ông bà, chơi trò soi bóng trên tường, nhờ ánh sáng ngọn đèn dầu, mỡ." 

Chi tiết chủ quan:"Có lẽ vì muốn con luôn cảm thấy người cha vẫn có mặt ở nhà, và để tự an ủi mình, thấy mình với chồng vẫn luôn bên nhau như hình với bóng, nên người vợ đã chỉ vào cái bóng của mình mà nói với con rằng đó là cha của Đản - tên của đứa con. "

=> Chi tiết khách quan và chi tiết chủ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau.

+ ý kiến khách quan tạo sức thuyết phục, là nền tảng dẫn dắt đến ý kiến chủ quan của tác giả

+ ý kiến chủ quan thể hiện ý kiến quan điểm và phong cách riêng của tác giả, làm sáng rõ các luận đề, luận điểm, lí lẽ, tạo cơ sở bình luận, đánh giá, ghi lại dấu ấn riêng của người viết.

Câu 5

Người viết cho rằng chi tiết cái bóng là một nghệ thuật đặc sắc vì :

+ "cái bóng" bắt nguồn từ một trò chơi dân gian của người Việt

+ " cái bóng" là thứ để thể hiện nỗi nhớ cũng như tình cảm của Vũ Nương dành cho người chồng đi xa

+ cũng chính chi tiết cái bóng đã đẩy bi kịch cuộc đời của Vũ Nương lên cao trào