Đoàn Thị Hiền Dương
Giới thiệu về bản thân
Đây bạn nhé
Bài làm
Trong đoạn văn, chỉ với màu vàng nhưng tác giả đã vẽ lên một bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sôi động và hấp dẫn người đọc bởi vì mỗi màu vàng đều được tác giả miêu tả bằng những sắc độ khác nhau phản ánh đúng đặc điểm của mỗi sự vật ở làng quê. Qua đó, ta thấy được sự phong phú và đa dạng của màu sắc ở làng quê và tấm lòng yêu và gắn bó sâu sắc với quê hương của tác giả.
Đoạn văn miêu tả bức tranh sống động về cảnh đẹp của thiên nhiên vùng cao,sắc màu rực rỡ của thảo quả ,những chùm thảo quả đó đã dâng hiến cho đời một sự sống mãnh liệt ,trong hoàn cảnh éo le đó lại có sự sống hiên ngang của loài thảo mộc quý hiếm,không những có giá trị kinh tế mà còn có giá trị về mặt tinh thần vậy !
Qua qđoạn văn trên ,tác giả kết hợp biện pháp tu từ so sánh rất đặc sắc , tinh tế làm cho đọc văn ta cứ ngỡ như đang đọc thơ , cảm xúc trào ra qua các từ ngữ điêu luyện.
Đây bạn nhé ! ( Bạn tham khảo )
Bài làm
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nhỏ bé, có hai người bạn thân tên là Tí và Bống. Mỗi buổi chiều, sau khi tan học, Tí và Bống cùng nhau dắt đàn trâu đi chăn thả trên những cánh đồng cỏ xanh mướt.
Cánh đồng cỏ rộng lớn trải dài, được bao bọc bởi dòng suối nhỏ uốn lượn. Nước suối trong vắt, ánh lên lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện cùng tiếng gió rì rào tạo nên một bản giao hưởng tuyệt đẹp của thiên nhiên.
Tí và Bống thường ngồi trên bờ suối, ngắm nhìn đàn trâu thong dong gặm cỏ và trò chuyện vui vẻ. Bỗng một hôm, Bống nảy ra một ý tưởng thú vị:
"Này Tí, em thử bịt tai lại và nghe xem tiếng gió nói gì nhé!"
Tí tò mò làm theo lời Bống, bịt tai lại rồi mở ra. Ngay lập tức, cậu bé nghe thấy một âm thanh kỳ diệu:
"U... u... u..."
"Em nghe thấy tiếng gió nói "u... u... u..."" - Tí reo lên đầy thích thú.
Bống cũng bịt tai lại và lắng nghe. Nụ cười rạng rỡ nở trên môi khi em bé nghe thấy:
"Vui... vui... vui..."
Tiếng gió như đang trò chuyện cùng Tí và Bống, mang đến cho các em những niềm vui bất ngờ và thú vị.
Cả hai cùng nhau kêu gọi các bạn chăn trâu khác tham gia trò chơi. Mỗi người đều bịt tai lại và tập trung lắng nghe. Mỗi người nghe thấy một âm thanh khác nhau, có thể là tiếng cười, tiếng hát, tiếng gọi tên, hay thậm chí là cả những câu chuyện kỳ diệu.
Tiếng gió như một chiếc cầu nối kỳ diệu, giúp các em bé kết nối với thế giới tự nhiên một cách độc đáo và đầy sáng tạo.
Cùng nhau, Tí, Bống và các bạn chăn trâu đắm chìm trong trò chơi bịt tai nghe tiếng gió cho đến khi mặt trời dần buông xuống. Ánh hoàng hôn nhuộm đỏ cả bầu trời, báo hiệu một ngày sắp kết thúc.
Tí và Bống lùa đàn trâu về nhà, lòng tràn đầy niềm vui và sự thích thú. Cậu bé hứa với Bống rằng ngày mai sẽ lại cùng nhau chơi trò chơi bịt tai nghe tiếng gió.
Tối hôm đó, Tí và Bống háo hức kể cho bố mẹ nghe về trò chơi mới của mình. Bố mỉm cười và nói:
"Bố cũng rất thích trò chơi này đấy! Sáng mai, bố sẽ cùng các con đi chăn trâu và nghe tiếng gió nói chuyện."
Sáng hôm sau, cả gia đình Tí cùng nhau dắt đàn trâu ra cánh đồng cỏ. Bố cũng bịt tai lại và lắng nghe. Bố mỉm cười và nói:
"Bố nghe thấy tiếng gió nói rằng hôm nay là một ngày đẹp trời, chúng ta hãy vui chơi và tận hưởng cuộc sống!"
Tí, Bống và bố mỉm cười hạnh phúc. Tiếng gió như lời chào buổi sáng, mang đến cho cả gia đình một ngày mới tràn đầy niềm vui và yêu thương.
Câu chuyện về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió là một minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Tiếng gió có thể mang đến cho con người những niềm vui bất ngờ, những bài học quý giá và giúp con người kết nối với nhau một cách sâu sắc hơn.
Nhớ tick cho mình nhé !!!
HỌC TỐT
Đây bạn nhé ! ( Bạn tham khảo )
Bài làm
Thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều đẹp đẽ và kì diệu. Sống với thiên nhiên, con người như được trẻ trung hơn, yêu đời hơn, lạc quan hơn. Còn gì vui hơn khi mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, ta được ngắm khu vườn của mình...
Khu vườn nhà tôi tuy không quá rộng nhưng bù lại rất nhiều loài hoa và loài cây. Những ánh nắng của buổi sớm mai tràn ngập trong khu vườn. Những chú chim cất tiếng hót líu lo như lời chào buổi sáng.
Khu vườn ấy, mẹ tôi còn trồng những giậu mồng tơi ở phía cuối. Tôi đặt chân bước vào khu vườn. Những lá mồng tơi to, đầy sức sống, trên lá còn đọng lại vài giọt nước đang mơn mởn dưới ánh mặt trời. Cả những luống rau muống nữa. Đôi bàn tay của mẹ đã chăm sóc chúng, nhất là những ngày trời nắng, ngày nào mẹ cũng tưới nước cho cây. Vì vậy chúng cứ lớn dần lên.
Và kia nữa, là những luống rau lang. Rau lang rát dễ trồng, cũng rất dễ mọc. Những cây rau lang được mẹ tôi trồng gọn vào góc vì thế trong vườn nhà tôi tuy có nhiều loại rau nhưng đều được bố mẹ tôi bố trí một cách rất hợp lý. Khi bước vào khu vườn nhà tôi, ai ai cũng thích sự bài trí đó.
Chẳng mấy chốc, ánh nắng không còn dịu nữa mà dần chuyển sang gắt hơn. Những chiếc lá vẫn cứ xanh mơn mởn, nom chúng tràn đầy sức sống như tuổi trẻ vậy. Ngắm khu vườn, tôi thấy khoan khoái hơn, trong người tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày mới.
Mai này, khi đã trưởng thành và rời xa ngôi nhà yêu dấu của mình, tôi sẽ luôn trở về để ngắm khu vườn. Đó không chỉ là những giây phút tôi được hòa mình vào thiên nhiên, để tâm hồn luôn thư thái hơn mà còn là giây phút tôi nghĩ nhiều hơn về đôi bàn tay của mẹ cha đã chăm sóc khu vườn, cũng là chăm sóc chị em tôi
Đây bạn nhé ! ( Bạn tham khảo )
Bài làm
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao nhìn vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó:
- Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút nét hoa viết vào vở Toán.
Nói rồi, Linh sực nhớ ra và reo lên:
- A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không?
Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cuối cùng, tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ:
- Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này.
Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói:
- Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé!
Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Đây bạn nhé !
Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau. tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống của tre cũng như là sức sống của dân tộc Việt Nam ta.
Nhớ tick cho mình nhé !
HỌC TỐT
Đây bạn nhé !
Khúc Thừa Dụ được suy tôn là Khúc Tiên Chủ, là người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ.
Ông quê ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương). Là một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục.
Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) đã làm triều đình nhà Đường rung chuyển.
Cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu, rơi vào tay quyền thần Chu Toàn Trung, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế chia cắt 5 đời 10 nước (Ngũ đại Thập quốc). Ở An Nam (lúc đó nhà Đường đổi gọi là Tĩnh Hải quân), Tiết độ sứ Chu Toàn Dục đã rất độc ác mất lòng người, bị gọi là "Ngục Thượng thư" (thượng thư ác). Sau đó Độc Cô Tổn thay Chu Toàn Dục, ông lại không cùng phe với Chu Ôn nên chỉ vài tháng lại bị Chu Ôn dời tiếp ra đảo Hải Nam và giết chết. An Nam do đó không có người của nhà Đường cử đến cai quản.
Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên[1], được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ[2][3].
Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ...".
Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ.
Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con ông là Khúc Hạo lên kế vị. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng đời sau nhớ ơn và gọi ông là Khúc Tiên chủ..
Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán.
Đây bạn nhé !
Đáp án : C
HỌC TỐT
nhớ tick cho mình nhé
Bài làm ( Bạn tham khảo )
Khi đó, tôi đang là học sinh lớp một. Buổi chiều thứ bảy, tôi có tiết học thêm ở trường. Bố đã đến đón tôi từ rất sớm. Trên đường về, bố nói rằng sẽ vào siêu thị để mua một vài món đồ cho mẹ. Tôi cảm thấy háo hức vô cùng. Trong siêu thị có rất nhiều đồ ăn vặt ngon. Tôi sẽ thuyết phục bố mua cho tôi một vài món.
Bố gửi xe ở bên ngoài, rồi dắt tôi vào bên trong. Siêu thị lúc này khá đông người. Bố phải đẩy xe để đồ nên không thể dắt tay tôi. Chính vì vậy, bố yêu cầu tôi phải chú ý theo sát. Tôi gật đầu đồng ý, còn hứa sẽ luôn theo sát bố. Khi đi đến quầy bánh kẹo, tôi đã nói với bố mua cho tôi loại bánh và loại kẹo mà tôi thích. Bố đã vui vẻ đồng ý, bỏ chúng vào xe để đồ.
Rồi hai bố con đi qua một quầy đồ chơi. Rất nhiều bạn nhỏ đang đòi bố mẹ mua cho mình món đồ chơi yêu thích. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy một con búp bê rất đẹp. Tôi mải ngắm nhìn con búp bê mà quên mất phải theo sát bố. Thế rồi, tôi đã bị lạc. Lúc này, tôi rất sợ hãi. Xung quanh rất nhiều người qua lại. Tôi liền chạy đi tìm bố. Mãi tôi vẫn không tìm thấy bố. Lúc này, tôi òa khóc nức nở. Một cô nhân viên tốt bụng đi qua, thấy tôi đang khóc thì hỏi chuyện. Tôi kể cho cô nghe, cô đề nghị sẽ đưa tôi tới chú bảo vệ. Sau đó, chú bảo vệ đã cầm loa thông báo để bố biết. Khoảng mười phút sau, bố đã đến đón tôi. Tôi chạy tới ôm chầm lấy bố, bật khóc. Còn bố thì chỉ nhẹ nhàng nói: “Không sao con, bố đây rồi!”. Sau đó, bố quay sang và cảm ơn chú bảo vệ và cô nhân viên.
Trải nghiệm khiến tôi nhớ mãi, dạy cho tôi bài học giá trị trong cuộc sống. Nó đã giúp tôi hiểu được tình yêu thương của người thân dành cho mình.
Nhớ tick cho mình nhé !
HỌ TỐT
Đây bạn nhé ! Đây là dàn bài
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm em định kể: Một kỉ niệm buồn của em.
2. Thân bài
a. Giới thiệu về trải nghiệm
- Xảy ra ở đâu? Khi nào?
- Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: người thân, thầy cô, bạn bè…
b. Kể lại diễn biến
- Hoàn cảnh xảy ra trải nghiệm: Một trải nghiệm đáng buồn của em.
- Những sự kiện xảy ra trải nghiệm: Kể lần lượt những sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể.
- Bài học rút ra được từ trải nghiệm: Nhận ra được bài học…
- Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Cảm thấy buồn bã, tiếc nuối…
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết.
đây bạn nhé
đáp án là 137/39
nhớ tick cho mình nhé