Lê Ngọc Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Ngọc Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Ở quê em có trông rất nhiều tre, mỗi lần đi qua em đều nhớ đến câu chuyện "Cây tre trăm đốt" mà em đã được đọc.

     Chuyện kể về anh chàng nông dân nghèo như chịu khó. Anh làm việc cho lão phú ông trong làng và lão hứa nếu anh chịu khó làm việc cho lão trong ba năm thì sẽ gả con gái của mình cho anh. Anh nông dân tưởng thật , ra sức làm việc phú ông yêu cầu, không quản mệt nhọc, vất vả.

      Tuy nhiên, lão phú ông lại lật mặt không gả con gái của mình cho anh. Đến khi cô con gái đủ tuổi kén rể thì lão đã vội vàng đồng ý gả cô cho tên nhà giàu ở làng bên.

Vì để dấu diếm chàng nông dân, phú ông nói với anh rằng, hãy tìm bằng được một cây tre trăm đốt về làm sính lễ thì mới gả con gái cho. Thế là anh vội vàng lên rừng tìm kiếm cây tre trăm đốt. Thế nhưng anh tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc. Đúng lúc đó bụt hiện lên bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Và câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra.

  Thế là anh mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế nhưng chàng vẫn gọi phú ông ra xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre. Cả nhà hỗn loạn, mọi người tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. Mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho anh đúng như đã hứa. Anh không tin, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.

       Từ đó, mọi người ai cũng nể phục chàng. Chàng cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.

Sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của bác nông dân và con lừa là:

Người nông dân: nghĩ con lừa đã già cứu nó lên cũng chẳng được lợi gì và cái giếng cũng đang cần lấp lại nên ông đã nhờ vài người hàng xóm sang giúp ông lấp đất .

-> suy nghĩ tiêu cực 

Con lừa : lúc đầu lừa kêu la thảm thiết nhưng khi hiểu ra lừa đã im lặng. Và sau đó nó đã nghĩ ra cách để tự cứu sống bản thân mình 

-> suy nghĩ tích cực 

 

Bài học em rút ra từ câu truyện trên là phải biết ứng phó và thích nghi với cuộc sống khi có biến cố hoặc khó khăn.

Không nên đợi chờ hay dựa dẫm vào người khác.

Không bỏ cuộc khi gặp thử thách trở ngại.