

Nguyễn Trí Kiên
Giới thiệu về bản thân



































a) Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên:
Điều kiện tự nhiên
Địa hình cao nguyên badan rộng lớn (1,4 triệu ha diện tích đất badan), tập trung thành một vùng rộng, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng rất thích hợp với cây cà phê
Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển cây cà phê
Có sự phân hóa theo độ cao: trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối; các cao nguyên trên 1000m khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển cây cà phê chè.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 thuận lợi cho việc bảo quản, phơi sấy sản phẩm.
Nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú, có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới (đặc biệt trong mùa khô).
Kinh tế - xã hội:
Lao động ít do dân cư thưa thớt, tuy nhiên nhờ chính sách di dân, hiện nay vùng đã giải quyết ổn vấn đề nguồn lao động. Người dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.
Cơ sở vật chất kĩ thuật
Đã hình thành một số cơ sở chế biến.
Đổi mới công nghệ chế biến cà phê.
Chính sách của nhà nước: đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, khuyến khích phát triển cây công nghiệp nói chung.
Thị trường cà phê trong nước, đặc biệt là quốc tế rất lớn
b, Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên:
Điều kiện tự nhiên:
Địa hình cao nguyên badan rộng lớn (1,4 triệu ha diện tích đất badan), tập trung thành một vùng rộng, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng rất thích hợp với cây cà phê.
Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển cây cà phê.
Có sự phân hóa theo độ cao: trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối; các cao nguyên trên 1000m khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển cây cà phê chè.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 thuận lợi cho việc bảo quản, phơi sấy sản phẩm.
Nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú, có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới (đặc biệt trong mùa khô).
Kinh tế - xã hội:
Lao động ít do dân cư thưa thớt, tuy nhiên nhờ chính sách di dân, hiện nay vùng đã giải quyết ổn vấn đề nguồn lao động. Người dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.
Cơ sở vật chất kĩ thuật:
Đã hình thành một số cơ sở chế biến.
Đổi mới công nghệ chế biến cà phê.
Chính sách của nhà nước: đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, khuyến khích phát triển cây công nghiệp nói chung.
Thị trường cà phê trong nước, đặc biệt là quốc tế rất lớn
Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước:
Điều kiện tự nhiên:
Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Đất đai m phù sa màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Diện tích đất nông nghiệp lớn (khoảng 3 triệu ha), chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động.
Nguồn nước dồi dào với hệ thông sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất phèn, đất mặn.
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Nguồn lao động đông, có truyền thống sản xuất lương thực lâu đời, khả năng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa tốt.
Chính sách: được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...),
Cơ sở vật chất kĩ thuật: mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng.
Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.