Ngô Thị Quỳnh Hương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Ngô Thị Quỳnh Hương
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a. Các điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên:

- Nguồn lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến cây cà phê.

- Công nghiệp chế biến được đầu tư về vốn, công nghệ; các cơ sở chế biến cà phê được phát triển rộng rãi góp phần phát triển ổn định sản xuất cà phê.

- Thị trường trong và ngoài nước về cà phê mở rộng, đặc biệt nhu cầu xuất khẩu cà phê lớn; đã hình thành một số thương hiệu cà phê nổi tiếng.

- Nhà nước có chính sách phát triển cây cà phê. Việc đầu tư thâm canh, áp dụng kĩ thuật tiên tiến về trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản cà phê được đẩy mạnh.

b. Thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên:

* Giống nhau:

- Đều có những loại khoáng sản trữ lượng khá lớn hoặc có giá trị kinh tế cao.

- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện.

- Đều có điều kiện đất trồng và khí hậu để phát triển sản xuất cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.

* Khác nhau:

- Khoáng sản:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều loại khoáng sản, gồm cả khoáng sản kim loại (sắt, man-gan, ti-tan, crôm, đồng, thiếc, chì – kẽm, vàng,...) và phi kim loại (a-pa-tit, phôt-pho-rit,...).

+ Tây Nguyên có chủ yếu là bô-xit với trữ lượng hàng tỉ tấn.

- Tiềm năng thủy điện:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước, tập trung lớn trên sông Hồng và sông Đà.

+ Tây Nguyên có tiềm năng thủy điện lớn thứ hai cả nước tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Sê San, Srêpôk,...

- Nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Có nguồn nguyên liệu dồi dào từ cây công nghiệp lâu năm nguồn gốc cận nhiệt đới (chè), cây dược liệu, cây rau thực phẩm, trái cây,...

+ Tây Nguyên: Có thế mạnh về tài nguyên rừng (diện tích rừng lớn và nhiều loại gỗ, lâm sản quý) tạo khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản; có nguồn nguyên liệu dồi dào từ cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,...).

*Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất nước ta:

- Diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước:

• Đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo

• Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm khoảng 50% diện tích lúa và hơn 50% sản lượng lúa gạo cả nước.

• Vựa lúa lớn nhất Việt Nam, cung cấp gạo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

- Vùng trọng điểm nuôi trồng và khai thác thủy sản:

• ĐBSCL là vùng chiếm trên 60% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước.

• Nổi bật với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

• Các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang là trung tâm chế biến – xuất khẩu thủy sản lớn.

- Sản xuất trái cây nhiệt đới quy mô lớn:

• Là vùng có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước, nổi tiếng với các loại: xoài, vú sữa, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, cam, quýt…

• Nhiều loại trái cây đã xuất khẩu sang Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất thực phẩm:

• Địa hình thấp, bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ.

• Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc – thuận lợi cho trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và giao thông đường thủy.