

TRẦN NGỌC KHÁNH
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1. Luận đề của văn bản là phân tích ý nghĩa và vai trò của chi tiết cái bóng trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương".
Câu 2: Theo người viết, truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" hấp dẫn bởi tình huống độc đáo khi đứa con không nhận ra cha mình sau nhiều năm chinh chiến và kể về một người đàn ông lạ (là cái bóng của mẹ) luôn xuất hiện bên mẹ.
Câu 3:
Mục đích của việc người viết nhắc đến tình huống truyện ở phần mở đầu văn bản là giới thiệu vấn đề cần nghị luận, làm nổi bật sự độc đáo của cốt truyện và khơi gợi sự tò mò của người đọc về nguyên nhân dẫn đến tình huống đó.
Câu 4.
*Chi tiết khách quan,chủ quan trong đoạn (2) trên:
- Chi tiết khách quan: “trò chơi soi bóng trên tường”.
- Chi tiết chủ quan: Có lẽ vì muốn con luôn cảm thấy người cha vẫn có mặt ở nhà, và để tự an ủi mình, thấy mình với chồng vẫn luôn bên nhau như hình với bóng, nên người vợ đã chỉ vào cái bóng của mình mà nói với con rằng đó là cha của Đản - tên của đứa con.
* Mối quan hệ giữa cách trình bày khách quan và chủ quan trong đoạn (2):
- Sự kết hợp giữa việc đưa ra một bối cảnh sinh hoạt thực tế để làm tiền đề cho những suy luận, diễn giải mang tính chủ quan về hành động và tâm lý của nhân vật.
- Chi tiết khách quan tạo cơ sở hợp lý cho chi tiết chủ quan, giúp người đọc hiểu được nguồn gốc tự nhiên và ý nghĩa sâu xa của hành động chỉ bóng là cha bé Đản của Vũ Nương.
Câu 5. Từ văn bản, người viết cho rằng chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc vì:
- Nó là cái cớ để xây dựng một tình huống truyện độc đáo, tạo nên sự hiểu lầm và kịch tính dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
- Đồng thời còn thể hiện tấm lòng yêu thương con và nhớ chồng da diết của Vũ Nương một cách an ủi và lấp đầy sự trống vắng trong gia đình khi chồng đi xa.
a) Vì điểm C được đặt giữa đoạn thẳng AB,suy ra C là trung điểm của AB.
Nên AC=CB=2,5
Do đó AB=AC+CB=2,5+2,5=5 (cm)
Vậy CB=2,5 cm
b) C là trung điểm của đoạn thẳng AB,vì đoạn AB=5cm,AC=2,5cm và CB=2,5cm hay điểm C cách đều A và B.
Suy ra C là trung điểm của đoạn thẳng AB
a) Môn LSĐL bạn Minh có điểm trung bình cao nhất học kì l là 8,2 điểm.
b) Môn Toán bạn Minh có tiến bộ nhiều nhất từ 7,9 điểm học kì l lên 8,6 điểm học kì ll (tiến bộ lên đến 0,7 điểm)
c) Điểm trung bình cả năm môn toán của bạn là:
(7,9+2×8,6)÷3 =8,3(6)≈8,4 (điểm)
Câu 1. Luận đề của văn bản: Bi kịch về sự bức tử của cái đẹp thông qua hình tượng Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài trong vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng.
Câu 2. Mục đích của người viết qua văn bản này là:
- Phân tích và làm sâu sắc hơn bi kịch về cái đẹp bị vùi dập, bức tử trong vở kịch “Vũ Như Tô”.
- Khẳng định giá trị nhân văn, đặc biệt là niềm tin vào sự trường tồn của cái đẹp.
- Thể hiện sự đồng cảm và trân trọng đối với người nghệ sĩ chân chính như Vũ Như Tô.
Câu 3:Nhận xét về hệ thống luận điểm của văn bản:
- Hệ thống luận điểm của văn bản được triển khai một cách logic và chặt chẽ. Người viết đã xác định rõ luận đề về bi kịch cái đẹp bị bức tử, sau đó triển khai thành các luận điểm cụ thể, mỗi luận điểm tập trung phân tích một khía cạnh khác nhau về quan niệm, sự thấu hiểu, sự thanh minh, vật chất và con người của nghệ sĩ.
- Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự diễn tiến của bi kịch trong vở kịch, từ sự hiểu lầm ban đầu đến sự hủy diệt hoàn toàn.
- Cuối cùng, người viết đưa ra kết luận về giá trị và thông điệp của tác phẩm, tạo nên một hệ thống lập luận thuyết phục.
Câu 4:
* Chi tiết thể hiện cách trình bày khách quan,chủ quan trong đoạn văn (4):
- Cách trình bày khách quan: "Nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm"
- Cách trình bày chủ quan: Rõ ràng ở đây mọi sự chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu với cái đẹp đã bị loại trừ một cách tàn bạo, không chút thương tiếc.
* Tác dụng của hai cách trình bày đó trong văn bản:
- Cách trình bày khách quan: Giúp người đọc nắm bắt được các sự kiện, chi tiết cụ thể trong vở kịch, tạo cơ sở để hiểu và đồng tình với những phân tích, đánh giá của người viết.
- Cách trình bày chủ quan: Thể hiện thái độ, cảm xúc của người viết đối với các nhân vật và sự kiện, khơi gợi sự đồng cảm và suy ngẫm sâu sắc hơn từ phía người đọc về bi kịch của nhân vật và vấn đề mà tác phẩm đặt ra.
=> Sự kết hợp giữa khách quan và chủ quan làm cho bài nghị luận vừa có tính thông tin, vừa có tính biểu cảm, lay động lòng người.
Câu5:
Theo em, Vũ Như Tô vừa đáng thương vừa đáng trách, nhưng đáng thương lại nhiều hơn. Đáng thương vì ông là một nghệ sĩ tài năng có khát vọng cống hiến vẻ đẹp cho đất nước, nhưng bị lợi dụng và không được thấu hiểu, cuối cùng bị sát hại. Đáng trách vì ông quá say mê vào lý tưởng nghệ thuật mà bỏ qua đau khổ của nhân dân, thiếu nhạy bén về chính trị và không lường trước được âm mưu của kẻ nắm quyền. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội chuyên chế và tàn bạo, Vũ Như Tô là nạn nhân của thời thế, khát vọng chân chính nhưng phương thức thực hiện chưa phù hợp. Vì vậy, sự đáng thương trong con người của ông vẫn lớn hơn sự đáng trách.
Câu 1. Câu văn mang luận điểm của đoạn trích: "Cái 'tôi' của nhà thơ như một dòng suối nhỏ khiêm nhường, đã hòa vào cái 'ta' của 'dòng sông xanh' trên quê hương, đất nước mình.".
Câu 2. Trong đoạn trích, người viết đã lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh sau của khổ thơ để phân tích:
- Con chim hót.
- Cành hoa.
- Hòa ca.
- Nốt trầm xao xuyến.
Câu 3. Việc người viết dẫn ra hoàn cảnh ra đời của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Duy trong bài "Ánh trăng" có ý nghĩa là làm nổi bật bối cảnh khó khăn của đất nước,giúp người đọc hiểu được sâu sắc hơn những trăn trở và khát vọng cống hiến của Thanh Hải trong giai đoạn lịch sử đó.Đồng thời so sánh sự cảm nhận về vẻ đẹp,đối chiếu sự "giật mình" của Nguyễn Duy trước vẻ đẹp bất ngờ của vầng trăng với sự cảm nhận của Thanh Hải về những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, từ đó gợi mở suy nghĩ về những giá trị vĩnh cửu.
Câu 4. Việc kết hợp sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong câu văn "Mùa xuân, vầng trăng, tiếng chim hót, bông hoa nở... thì đã, đang và sẽ mãi mãi mãi tồn tại; đó là những giá trị vĩnh cửu; đó là cái đẹp vĩnh cửu..." mang lại hiệu quả sau:
- Biện pháp tu từ liệt kê: Nhấn mạnh những vẻ đẹp quen thuộc, gần gũi của tự nhiên.
- Biện pháp tu từ điệp từ "mãi mãi": Khẳng định sự trường tồn, vĩnh hằng của những vẻ đẹp này, gây ấn tượng mạnh mẽ về thời gian.
=>Nhịp điệu chậm rãi góp phần thể hiện sự suy ngẫm sâu sắc về quy luật của tự nhiên.
Câu 5:
- Người dẫn đã đưa ra kiến giải cá nhân về việc tiếp nhận khổ thơ thứ tư trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải như sau:
+ Đưa ra giá trị của cái riêng trong cái chung: Mỗi cá nhân như tiếng hót riêng của con chim, hương sắc riêng của bông hoa, có giá trị độc đáo không thể nào so sánh.
+ Đưa ra sự cần thiết của bản sắc cá nhân trong tập thể: "Nốt trầm" dù khiêm tốn nhưng vẫn phải có bản sắc riêng để tạo nên một bản "hòa ca" đoàn kết có "nhạc luật", chứ không phải sự "hòa tan" là nhạt nhẽo.
- Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm của nhà thơ. Vì:
+ Sự phát triển của mỗi cá nhân đóng góp vào sự lớn mạnh của tập thể và ngược lại tập thể tạo môi trường để mỗi cá nhân thể hiện bản sắc.
+ Quy chung,một tập thể mạnh mẽ là nơi mà mỗi thành viên phát huy được điểm mạnh riêng, tạo nên sự phong phú và giàu sức sống. Nếu tất cả đều giống nhau thì tập thể sẽ trở nên đơn điệu và thiếu sáng tạo và mất giá trị riêng.