

Hoàng Thị Dung
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản:
Ngôi kể thứ ( toàn tri)được sử dụng trong đoạn trích, nhưng điểm nhìn lại gắn với nhân vật “tôi” – người con gái thứ ba (Chi-hon).
Câu 2: Điểm nhìn trong đoạn trích:
Điểm nhìn là của nhân vật Chi-hon, người con gái thứ ba. Từ điểm nhìn này, người đọc hiểu được những cảm xúc, suy nghĩ, ký ức và sự hối tiếc sâu sắc của cô về mẹ mình.
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn văn:
- Biện pháp nghệ thuật: Đối lập (tương phản) giữa hai tình huống.
- Tác dụng:
.Làm nổi bật sự vô tâm và cách xa của Chi-hon đối với mẹ trong khoảnh khắc quan trọng.
.Gợi lên sự hối hận, day dứt của nhân vật khi nhận ra mẹ gặp nạn trong khi mình đang sống cuộc sống bận rộn, đầy hào nhoáng ở nơi xa.
.Tăng chiều sâu cảm xúc và làm nổi bật chủ đề tình mẫu tử trong tác phẩm.
Câu 4: Qua lời kể của Chi-hon, người mẹ hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng:
-Tần tảo, hy sinh, luôn nghĩ cho con cái.
-Yêu thương con vô điều kiện, thể hiện qua việc nắm tay con trong dòng người đông đúc, chọn váy cho con.
-Khiêm nhường, cam chịu, không than phiền dù bị xem là “quê mùa”, vẫn âm thầm lặng lẽ lo cho gia đình.
-Dù có thể đã lẫn trí hoặc yếu đi, bà vẫn là một người mẹ kiên cường và đầy tình yêu thương.
Câu 5: Chi-hon hối tiếc vì đã không mặc thử chiếc váy mà mẹ chọn cho mình, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa tình cảm. Cô nhận ra sự vô tâm, lạnh lùng của mình khi gạt đi tấm lòng của mẹ, để rồi chỉ khi mẹ biến mất, cô mới thực sự trân quý ký ức ấy.
Đoạn văn suy nghĩ:
Trong cuộc sống bận rộn, đôi khi chúng ta vô tình thờ ơ với những người thân yêu nhất. Một câu nói lạnh lùng, một ánh nhìn thiếu quan tâm cũng có thể khiến cha mẹ hay người thân cảm thấy bị tổn thương. Khi còn trẻ, ta dễ dàng cho rằng tình yêu của họ là điều hiển nhiên mà quên đi sự biết ơn và chia sẻ. Chỉ khi đánh mất họ hoặc đi quá xa, ta mới nhận ra mình đã thiếu quan tâm đến những điều bình dị nhưng đầy yêu thương. Hãy học cách yêu thương và thể hiện sự quan tâm đúng lúc, trước khi quá muộn.
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự (kết hợp với miêu tả và biểu cảm).
Câu 2.
Theo văn bản, cậu bé Ngạn chạy sang nhà bà để trốn ba khi bị dọa đánh.
Câu 3.
Dấu ba chấm trong câu có tác dụng: gợi sự ngập ngừng, cảm xúc khó nói của nhân vật và tạo khoảng lặng để nhấn mạnh tình cảm gắn bó với mẹ và bà nội.
Câu 4.
Nhân vật người bà là người hiền hậu, yêu thương cháu, dịu dàng, che chở cháu trước những trận đòn của ba, luôn ân cần kể chuyện và vỗ về cháu ngủ.
Câu 5.
Gia đình là nơi yêu thương, che chở và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Qua câu chuyện, ta cảm nhận được tình cảm ấm áp và sự an toàn mà người thân, đặc biệt là bà, mang lại cho đứa trẻ, giúp nó vượt qua nỗi sợ hãi và lớn lên trong tình yêu thương. Gia đình chính là chốn bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người.
Câu 1 thể thơ của đoạn trích trên là 8 chữ
Câu 2 một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh của đất nước là mẹ tổ quốc, biển tổ quốc, Hoàng Sa, cờ nước Việt, ..
Câu 3 phép so sánh là như máu ấm trong màu cờ người việt
Tác dụng + tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ
+ tạo nhịp điệu nhẹ nhàng sâu lắng
+ nhấn mạnh công lao của các chiến sĩ với tổ quốc và thể hiện sự đoàn kết của người việt
Câu 4 đoạn trích thể hiện tình cảm của tác giả dành cho biển đảo tổ quốc là yêu mến biển đảo tổ quốc ,tự hào về đất nước và thể hiện sự kính trọng với tổ quốc
Câu 5 bản thân nên có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ biển đảo thật tốt, tích cực học tập tốt tuyên truyền cho mọi người về việc bảo vệ biển đảo tổ quốc. Tích cực rèn luyện tốt để sau này cống hiến cho biển đảo, tổ quốc. Luôn có ý thức tìm hiểu về chủ quyền lảnh thổ nước Việt Nam
Câu 1: văn bản thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh đang xa quê hương.
Câu 2 : hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê ta là
+nắng, mây trắng bay, đồi nhuộm vàng.
Câu 3: cảm hứng chủ đạo của văn bản là : nỗi nhớ quê hương và nỗi buồn khi nhớ đến quê hương của nhân vật trữ tình
Câu 4 tâm trạng nhân vật trữ tình khi cảm nhận hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ 1 và 3 có sự khác nhau là
+khổ đầu nhân vật trữ tình nhìn thấy nắng vàng mây trắng thì cảm thấy giống và nhớ đến quê hương
+khổ ba nhân vật trữ tình có tâm trạng buồn khi thấy nắng vàng mây trắng vì đang ở nơi đất khách nên bụi đường cũng chỉ là của người ta
Câu 5 em ấn tượng nhất với hình ảnh nắng vàng vì ánh nắng biểu tượng cho sự phát triển như loài hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời cũng như con người chúng ta nên hướng đến những điều tốt đẹp