

Vũ Văn Hòa
Giới thiệu về bản thân



































II. Viết
Câu 1:
Đoạn thơ "Trăng hè" của Đoàn Văn Cừ vẽ nên bức tranh làng quê Việt Nam bình dị, thanh bình. Các chi tiết "tiếng võng kẽo kẹt", "đầu thềm con chó ngủ lơ mơ", "bóng cây lả lơi" tạo nên không gian yên ả, gần gũi. Hình ảnh "ông lão nằm chơi giữa sân", "tàu cau lấp loáng ánh trăng ngân" gợi cảm giác thư thái, hòa quyện với thiên nhiên. Ánh trăng ngân trên tàu cau, cùng hình ảnh ông lão nằm chơi, thằng cu ngắm mèo, làm nổi bật sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Vẻ đẹp bức tranh quê không chỉ nằm ở cảnh vật mà còn ở sự gắn bó, mộc mạc của con người với cuộc sống. Ngôn từ giản dị, hình ảnh sống động cũng nhịp điệu 2/2/3 của thể thơ bảy chữ đã khơi dậy trong lòng người đọc nỗi nhớ quê da diết. Bức tranh ấy không chỉ là kí ức mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp văn hóa, tâm hồn Việt, khiến ta trân quý những giá trị bình dị của cuộc sống.
Câu 2:
Tuổi trẻ là độ tuổi của ước mơ, nhiệt huyết và khát vọng vươn lên. Trong xã hội hiện đại, sự nỗ lực hết mình của tuổi trẻ không chỉ là động lực để phát triển bản thân mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và đóng góp cho cộng đồng. Vậy, tại sao những người trẻ cần nỗ lực hết mình, điều đó mang lại giá trị gì cho bối cảnh hiện nay?
Trước hết, nỗ lực hết mình là cách để tuổi trẻ khẳng định giá trị bản thân. Trong một thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt, nơi công nghệ và tri thức phát triển không ngừng, chỉ những ai không ngừng học hỏi rèn luyện mới có thể theo kịp thời đại. Những tấm gương như Elon Musk, người sáng lập công ty xe điện Tesla, hay Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của trò chơi Flappy Bird đều chứng minh là sự kiên trì và nỗ lực không ngừng có thể biến ước mơ thành hiện thực. Họ không chỉ vượt qua khó khăn mà còn tạo nên những giá trị đột phá, truyền cảm hứng cho hàng triệu người trẻ.
Hơn nữa, nỗ lực hết mình giúp tuổi trẻ vượt giới hạn của bản thân. Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi và thất bại là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chính trong khó khăn, sự kiên trì và tinh thần không ngừng bỏ cuộc sẽ rèn giũa ý chí, dù đối mặt với rủi ro tài chính hay áp lực xã hội, vẫn bền bỉ theo đuổi đam mê, từ đó khám phá tiềm năng và tạo dựng sự nghiệp riêng.
Bên cạnh đó, sự nỗ lực của những người trẻ còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và trách nhiệm là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Những hoạt động tình nguyện, những dự án bảo vệ môi trường hay sáng kiến cộng đồng mà các bạn trẻ hiện nay cho thấy họ không chỉ nỗ lực vì bản thân mà còn vì lợi ích chung. Điều này khẳng định rằng tuổi trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của xã hội.
Tuy nhiên, nỗ lực hết mình không có nghĩa là mù quáng lao vào công việc mà thiếu định hướng. Một số bạn trẻ, vì áp lực thành công hoặc chạy theo xu hướng, đã rơi vào tình trạng kiệt sức hoặc mất phương hướng. Vì vậy, nỗ lực cần đi đôi với sự thông minh, biết lựa chọn mục tiêu phù hợp và cân bằng giữa công việc và sức khỏe. Quan trọng hơn, người trẻ cần giữ vững giá trị đạo đức, tránh sa đà vào những con đường sai lệch chỉ vì mong muốn thành công nhanh chóng.
Sự nỗ lực hết mình của tuổi trẻ là ngọn lửa thắp sáng tương lai, là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công và hạnh phúc. Mỗi bước đi, dù nhỏ bé, đều là nền tảng để các bạn trẻ chinh phục ước mơ và cống hiến cho xã hội. Hãy để tuổi trẻ là khoảng thời gian rực rỡ, nơi chúng ta không ngừng cố gắng, vươn lên và sống trọn vẹn với đam mê. Chỉ khi nỗ lực hết mình mới thực sự trở thành mùa xuân của cuộc đời, tươi đẹp và đầy ý nghĩa.
I. Đọc hiểu
Câu 1:
- Ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích trên là: Ngôi thứ ba.
Câu 2:
- Chi tiết về cách ứng xử của chị Bớt Dương trong văn bản cho thấy chị không giận mẹ dù trước đó từng bị mẹ phân biệt đối xử là:
+ "Thấy mẹ đem quần áo nồi liêu đến ở chung, Bớt rất mừng."
Câu 3:
- Qua đoạn trích trên, em thấy Bớt là người phụ nữ giàu tình thương, vị tha, không oán giận mẹ dù bị đối xử bất công. Chị đảm đang, chăm chỉ (lo công tác, làm đồng, nuôi con) và biết chăm sóc gia đình.
Câu 4:
- Hành động ôm lấy vai mẹ và câu nói của chị Bớt: "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" thể hiện lòng hiếu thảo, sự vị tha và mong muốn xóa bỏ khoảng cách với mẹ. Bớt không muốn mẹ áy náy về quá khứ về quá khứ, khẳng định tình cảm chân thành và sự gắn kết gia đình.
Câu 5:
Qua văn bản, thông điệp mà em thấy ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay chính là: Tình thân và sự tha thứ là nền tảng của hạnh phúc gia đình. Vì trong cuộc sống hiện đại, áp lực công việc và sự xa cách dễ làm rạn nứt tình cảm gia đình. Việc Bớt tha thứ và đón nhận mẹ dạy chúng ta sự bao dung, yêu thương có thể hàn gắn mọi vết thương, mang lại sự bình yêu và sự gắn kết.