

Vũ Ngọc Quang
Giới thiệu về bản thân



































-1559,82 kJ
0,03(m/s)
a. PTHH
2KMnO4 + 16HClđặc ----> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Chất khử: HCl
Chất oxi hóa: KMnO4
Quá trình oxi hóa: 2Cl- ---> Cl20 + 2e |x5
Quá trình khử: Mn+7 + 5e ---> Mn+2 |x2
b, nNaI = 0,2.0,1 = 0,02 (mol)
PTHH: 2NaI + Cl2 ---> 2NaCl + I2
mol: 0,02 --> 0,01
=> PTHH: 2KMnO4 + 16HClđặc ----> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
mol: 0,004 <--- 0,01
=> mKMnO4 = n.M = 0,004.158 = 0,632(g)
Câu 1
Thấu hiểu chính mình là một việc làm quan trọng và cần thiết đối với mỗi người trong hành trình phát triển bản thân. Khi hiểu rõ bản thân, ta biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để sửa đổi, từ đó sống tự tin, đúng đắn và hiệu quả hơn. Việc thấu hiểu bản thân không chỉ giúp ta đưa ra những lựa chọn phù hợp trong học tập, nghề nghiệp mà còn giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, để hiểu chính mình không phải điều dễ dàng. Nó đòi hỏi sự quan sát, lắng nghe nội tâm và dũng cảm đối diện với cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của bản thân. Trong một xã hội nhiều biến động, người không hiểu mình dễ bị cuốn theo người khác, mất phương hướng và đánh mất chính mình. Bởi vậy, thấu hiểu bản thân chính là nền tảng để ta sống bản lĩnh, trưởng thành và hạnh phúc hơn. Hãy học cách tự soi rọi tâm hồn, biết mình là ai, muốn gì, cần gì – đó là hành trình đáng giá nhất mà mỗi người cần đi qua.
Câu 2
Bài thơ “Chuyện của mẹ” của Nguyễn Ba là một khúc trầm xúc động về sự hy sinh thầm lặng của người mẹ Việt Nam trong chiến tranh và cả thời bình. Qua những câu thơ giàu cảm xúc và hình ảnh chân thực, tác giả đã khắc họa chân dung một người mẹ từng bước tiễn biệt những người thân yêu ra đi vì Tổ quốc.
Về nội dung, bài thơ kể lại năm lần chia ly của mẹ – từ chồng đến các con – như năm vết thương sâu trong tim người phụ nữ. Chồng mẹ hóa thành lau sậy ở Tây Bắc, các con lần lượt ngã xuống ở Thạch Hãn, Trường Sơn, Xuân Lộc… Hình ảnh bi tráng đó không chỉ là bi kịch riêng của mẹ mà còn là đại diện cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam trong kháng chiến. Đặc biệt, người con út – nhân vật xưng “tôi” – là người may mắn sống sót nhưng mang trong mình thương tật và nỗi day dứt. Trong đau thương, người mẹ vẫn âm thầm chịu đựng, lo lắng cho con, thương con không có vợ, sợ con cô đơn khi bà không còn nữa. Nhưng điều đẹp nhất là: nỗi đau riêng đã hòa vào tình yêu đất nước. Người con nhận ra mẹ không chỉ là mẹ của riêng mình mà là mẹ của non sông – người mẹ biểu tượng cho sức chịu đựng, đức hy sinh, tình yêu thương lớn lao và bền bỉ.
Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể tự do, giọng điệu gần gũi, mộc mạc, giàu cảm xúc. Tác giả dùng nhiều hình ảnh cụ thể, chân thực và những chi tiết giản dị mà thấm thía (“tôi đi về bằng đôi mông đít”, “móm mém mẹ cười”), tạo nên chất hiện thực và nhân văn sâu sắc. Sự kết hợp giữa nỗi đau cá nhân và tình cảm dân tộc được thể hiện một cách nhuần nhuyễn và xúc động.
“Chuyện của mẹ” không chỉ là một câu chuyện riêng, mà là một biểu tượng lớn về người mẹ Việt Nam – giàu tình yêu, kiên cường trong chiến tranh, bao dung trong hòa bình. Bài thơ để lại dư âm sâu xa về lòng biết ơn, sự tri ân với những người mẹ đã hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước.
câu 1
- Thuộc kiểu văn bản nghị luận.
câu 2
- Vấn đề được đề cập là: Con người không ai hoàn hảo, cần biết người, biết mình; quan trọng hơn là phải biết mình để từ đó sửa mình và phát triển.
câu 3
- Tác giả sử dụng các bằng chứng sau:
+) Câu ca dao mang tính đối thoại giữa đèn và trăngđể gợi ra triết lí: ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu.
+) Thành ngữ tục ngữ của cha ông như: “Nhân vô thập toàn”, “Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn” để minh họa cho sự khác biệt và không hoàn hảo của con người.
+) Phân tích hình ảnh đèn (bị gió thổi tắt) và trăng (bị mây che khuất) như ẩn dụ về các trở ngại, khuyết điểm mà con người cần tự nhận ra.
câu 4
- Mục đích: Nhằm giáo dục nhận thức cho người đọc về tầm quan trọng của việc biết tự nhìn nhận và sửa mình.
- Nội dung: Từ hình ảnh đèn và trăng trong ca dao, tác giả gợi mở suy nghĩ triết lí: con người cần nhận thức được cả ưu điểm lẫn khuyết điểm của mình, từ đó sống bao dung với người khác và nghiêm khắc với bản thân để không ngừng hoàn thiện.
câu 5
- Lập luận chặt chẽ, hợp lí: bắt đầu từ việc phân tích câu ca dao, mở rộng ra vấn đề triết lí, rồi liên hệ thực tế đời sống.
- Dẫn chứng phong phú, thuyết phục: sử dụng ca dao, tục ngữ, hình ảnh gần gũi trong đời sống và văn học.
- Lối viết sinh động, giàu chất triết lí: không áp đặt, mà gợi mở cho người đọc tự suy ngẫm.
- Ngôn ngữ vừa giản dị vừa sâu sắc, giàu tính biểu cảm và tính nhân văn.