

Quan Thị Lan Anh
Giới thiệu về bản thân



































Trong thời đại hội nhập và phát triển, con người có cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, chính điều này lại đặt ra thách thức lớn: làm sao để không đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc? Việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống là vô cùng quan trọng và cần thiết trong đời sống hiện đại hôm nay. Văn hóa truyền thống là những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy qua nhiều thế hệ, như phong tục tập quán, tiếng nói, trang phục, lễ hội, lối sống và đạo đức. Đó là cội nguồn tạo nên bản sắc và sự khác biệt của mỗi dân tộc. Khi con người chạy theo lối sống hiện đại một cách cực đoan, những giá trị ấy có nguy cơ bị mai một. Việc giới trẻ ngày càng xa rời tiếng mẹ đẻ, ít quan tâm đến truyền thống gia đình, hay lối sống thực dụng đang dần xóa nhòa nét đẹp văn hóa dân tộc.Để bảo vệ văn hóa truyền thống, chúng ta cần nâng cao ý thức cá nhân trong việc giữ gìn phong tục, ngôn ngữ, và các giá trị đạo đức cổ truyền. Đồng thời, cần kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống – vừa tiếp thu cái mới, vừa gìn giữ cội nguồn. Gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay giáo dục thế hệ trẻ hiểu và tự hào về văn hóa dân tộc.
Tóm lại, giữ gìn văn hóa truyền thống không chỉ là bảo vệ di sản, mà còn là giữ lấy hồn cốt dân tộc trong hành trình phát triển bền vững và hội nhập với thế giới.
Trong bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, nhân vật “em” là hình ảnh người con gái thôn quê từng mang vẻ đẹp giản dị, chân chất với “áo cánh nâu”, “quần lụa đen”. Tuy nhiên, sau khi “đi tỉnh về”, em đã thay đổi: môi son, má phấn, váy áo sặc sỡ, khác hẳn nét mộc mạc ban đầu. Sự thay đổi ấy khiến nhà thơ tiếc nuối vì “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Qua hình ảnh “em”, Nguyễn Bính bày tỏ nỗi lo về sự mai một của vẻ đẹp truyền thống trong cuộc sống hiện đại, đồng thời thể hiện tình yêu và sự trân trọng với những gì thuộc về hồn quê chân thật.
- Chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc. - Chúng ta cần học được cách sống, ứng xử phù hợp với môi trường sống của mình.
- biện pháp được sử dụng ở đây là ẩn dụ
- "Hương đồng gió nội" là nét đặc trưng của vùng quê. Tác giả dùng "hương đồng gió nội" để ẩn dụ cho chất quê chân chất, thật thà, giản dị của em, nhằm nhấn mạnh dường như chỉ sau một ngày đi tỉnh về em đã đánh mất những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của con người quê hương mình.
Trong bài thơ tác giả liệt kê 2 kiểu loại trang phục, lần lượt đại diện cho thành thị và nông thôn. - Trang phục của thành thị: khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm. - Trang phục của nông thôn: yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen.
gợi cho em cảm giác về chất quê mộc mạc, giản dị, chân chất, thật thà của những con người sống ở nông thôn
chân quê được viết theo thể thơ tự do