Nguyễn Thị Diệu Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Diệu Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 2:

Bài thơ “Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân” của tác giả Phạm Văn Tình là bài thơ hay, ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt và những trang sử hào hùng đằng sau đó. Qua bài thơ, tác giả thể hiện niềm tự hào sâu sắc và tình yêu tha thiết đối với tiếng nói của dân tộc mình.

Bài thơ kể lại quá trình phát triển lâu dài và sức sống bền bỉ của tiếng Việt. Câu thơ“võ ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả” cho thấy tiếng Việt đã xuất hiện ngay từ buổi đầu dựng nước, tiếng Việt đã luôn đồng hành cùng dân tộc Việt trong suốt chiều dài lịch sử, là phương tiện thể hiện tình yêu quê hương yêu đất nước, tinh thần đấu tranh giành độc lập. Tác giả đã nêu ra hàng loạt những tác phẩm, những câu nói nổi tiếng để làm minh chứng cho sự phát triển và trường tồn trong cả hành trình giành độc lập, tự chủ của dân tộc:

"Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh
Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ
Lời Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình."

Tiếng Việt được truyền từ đời này sang đời khác, qua nhiều thế hệ kể từ khi ra đời nhưng chưa từng bị mai một đi mà ngày càng vươn mình mạnh mẽ hơn: "Tiếng Việt ngàn năm trong ta là tiếng mẹ / Là tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà". Qua hàng trăm năm, tiếng Việt được truyền miệng qua những câu ca dao, tục ngữ dân gian mà chẳng ai biết tác giả là ai:

"Ơi tiếng Việt mãi nồng nàn trong câu hát dân ca!
Anh lại cùng em bước vào thiên niên kỷ
Bỗng gặp lại quê hương qua lời chúc mặn mà"

Người Việt Nam dùng tiếng Việt để giao tiếp hàng ngày, để gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp vào dịp lễ tết, để hỏi han ân cần, quan tâm nhau qua từng bức thư hay lời nói:

"Lời chúc sớm mai, ngày mồng một Tết
Qua tấm thiếp gửi thăm thầy, thăm mẹ, thăm cha."

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dựng nước giữ nước, tiếng Việt vẫn vươn mình như một gốc cổ thụ to lớn ngày càng xum xuê và vẫn luôn trường tồn cho đến mai sau. Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thơ tự do, phóng khoáng, giúp tác giả thể hiện tình cảm một cách tự nhiên, lôi cuốn. Hình ảnh thơ vừa mang tính lịch sử , vừa gần gũi, thân thương với cuộc sống thường nhật . Giọng điệu tha thiết, chân thành cùng những từ ngữ giàu cảm xúc làm nổi bật tình yêu nồng nàn dành cho tiếng mẹ đẻ.

Tóm lại, bài thơ là lời ca ngợi sự đẹp đẽ của tiếng nói dân tộc, ngoài ra tác giả còn thể hiện sự trân trọng dành cho tiếng Việt . Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp: hãy trân trọng, giữ gìn và làm cho tiếng Việt luôn trường tồn, giàu sức sống qua các thế hệ tiếp theo.

Câu 1:

Tiếng Việt - báu vật vô giá, nơi lưu giữ lịch sử, tâm hồn và cốt cách của người Việt Nam qua bao thế hệ. Vì vậy, giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng đối với mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là sự tôn trọng ngôn ngữ mẹ đẻ, sử dụng tiếng việt một cách hợp lý, đúng đắn, có ý thức giữ gìn và phát huy tiếng việt cũng như quảng bá đến bạn bè trên thế giới. Đặc biệt các bạn trẻ cần biết yêu tiếng nói dân tộc mình, biết tự hào và truyền bá nó. Giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức. Việt Nam đã có những danh nhân : Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, danh y Lê Hữu Trác được UNESCO công nhân là danh nhân văn hóa thế giới. Điều này cho thấy sự nổi tiếng của những nhân vật lịch sử, cũng như cho thấy tiếng Việt ngày càng được biết đến một cách rộng rãi hơn. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập, không ít người, nhất là giới trẻ, có xu hướng lạm dụng từ ngữ nước ngoài, nói hoặc viết sai chính tả, dùng tiếng lóng tràn lan hay dùng những từ ngữ không đúng chuẩn mực đạo đức khiến tiếng Việt bị biến dạng, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần có ý thức học tập, rèn luyện cách sử dụng từ ngữ chính xác, chuẩn mực; trân trọng tiếng mẹ đẻ. Đồng thời, cần phê phán, hạn chế những cách dùng ngôn ngữ sai lệch trong giao tiếp hằng ngày và trên mạng xã hội. Chúng ta phải tự hào rằng tiếng Việt chính là thứ tiếng thiêng liêng đẹp đẽ nhất. Hãy sử dụng tiếng Việt thật đúng ý nghĩa. Và đừng bao giờ đánh mất thứ tiếng nói đẹp đẽ đó.   

Câu 1 : Văn bản trên thuộc kiểu : văn bản nghị luận

Câu 2 : Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Anh) tại Việt Nam trong quảng cáo, bảng hiệu và báo chí, gây ảnh hưởng đến sự giữ gìn và phát huy tiếng Việt.

Câu 3 : Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã đưa ra những bằng chứng, lí lẽ :

- "Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt"

- "Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bẳng hiệu chữ Hàn Quốc"

- "Trong khi đó, ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai” "

- "Những các tờ báo phát hành ở trong nước đều không có mấy trang cuối viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc"

Câu 4:

- Thông tin khách quan: " ...tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên."

- Ý kiến chủ quan: "...xem ra để cho “oai”,trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin."

Câu 5: Nhận xét: Tác giả có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có bằng chứng lí lẽ cụ thể rõ ràng. Ngoài ra, tác giả còn so sánh Hàn Quốc và Việt Nam để nêu rõ vấn đề, sự khác biệt