

Nhữ Thùy Chi
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
- Thể thơ của bài thơ trên là: tự do
Câu 2:
- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm, tự sự, miêu tả
Câu 3:
- Hình ảnh tượng trưng mà em thấy ấn tượng trong bài thơ là hình ảnh "con giun đất" . Hình ảnh "con giun đất" tượng trưng cho sự hòa nhập hoàn toàn vào đất, sống âm thầm nhưng bền bỉ cũng giống như tình cảm yêu thương với quê hương luôn luôn ở trong lòng người con xa xứ. Nhân vật trữ tình đã tự nhận "khúc ruột tôi đã chôn ở đó", "Nó thành con giun đất" thể hiện mong muốn của tác giả, muốn được hóa thân, hòa tan vào đất để được ở lại với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Con giun đất là loài sinh vật nhỏ bé, yếu ớt, sống lặng lẽ dưới lòng đất, hình ảnh đó gợi ra liên tưởng đến thân phận của những người dân nghèo trong nạn đói đau thương năm ấy. Hình ảnh con giun đất gần gũi, tạo cảm xúc sâu lắng, xót xa về sự mất mát và khát vọng trở về cội nguồn của tác giả.
Câu 4:
- Một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là: điệp ngữ "đâu đây" được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ
- Tác dụng:
+ Hình thức: Tạo nhịp điệu cho câu văn thêm sinh động. Giúp mạch cảm xúc giữa các câu thơ trở nên liền mạch, thống nhất các hình ảnh thành một chuỗi cảm xúc đan xen
+ Nội dung: Điệp từ "đâu đây" tạo âm hưởng du dương, vang vọng, gợi cảm giác mơ hồ, xa xăm. Nhấn mạnh sự hiện diện của quê hương trong từng âm thanh, hương vị, con người. Thể hiện nỗi nhớ, tình cảm nồng nàn, sâu đậm của tác giả đối với quê hương của mình.
Câu 5:
- Nội dung của bài thơ trên là: Tác giả thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc, mãnh liệt qua việc nhắc đến bài hát về cố hương, nỗi niềm đau xót về những đau thương trong nạn đói và cái chết, đồng thời, thể hiện khát vọng muốn được hóa thân để gìn giữ, bảo vệ ký ức và linh hồn của mảnh đất quê hương