

Nông Hoàng Linh
Giới thiệu về bản thân



































Câu 2:
Tóm tắt:
W= 37,5 J
h = 3m
g = 10 m/s²
m =? v=?
Giải:
Gọi thế năng tại độ cao:
Wt = mgh = m.10.3= 30m
Động năng:
Wđ = 1,5 . Wt = 1,5 . 30m = 45m
Tổng cơ năng
W = Wt + Wđ = 30m + 45m =75m => 75m = 37,5 => m = 37,5/75 = 0,5 (kg)
Vận tốc:
Wđ = 1/2.mv² = 1/2.0,5.v² = 45.0,5 = 22.5 m => 0,25v² = 22,5 => v² = √90 = 9,49 (m/s)
Câu 1:
Tóm tắt:
m = 2 tấn = 2000 kg
v = 21,6 km/h =6 m/s
t =15s
g =10 m/s²
F=? A=? P=?
Giải:
a) bỏ qua ma sát, ta có:
Gia tốc: a=v/t= 6/15= 0,4 (m/s²)
Lực kéo của đcơ xe:
F = m.a= 2000.0,4= 800 (N)
Công của đcơ xe:
A=F.s= F.1/2.at²= 800.1/2.0,4.15²= 36 000 (J)
Công suất của đcơ xe:
P= A/t= 36 000/15= 2400 (W)
b) ma sát μ=0,05
Lực ma sát:
Fms= μ.m.g= 0,05.2000.10= 1000 (N)
Lực kéo của đcơ xe:
F= ma+ Fms= 800+1000= 1800 (N)
Công của đcơ xe:
A=F.s= 1800.45= 81 000 (J)
Công suất của đcơ xe:
P= 81 000/15= 5400 (W)
Câu 1:
Truyện ngắn "Con chim vàng" của Nguyễn Quang Sáng đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc khi phản ánh một cách chân thực số phận tội nghiệp của những đứa trẻ nghèo trong xã hội cũ. Nhân vật trung tâm của truyện là Bào – một cậu bé nghèo, chịu nhiều bất công và áp bức. Chỉ vì món nợ hai thúng thóc của mẹ, mà Bào đã phải làm đứa ở cho nhà chủ, bị đối xử như một công cụ, không được coi như một con người. Khi bị ép bắt con chim vàng, Bào dù sợ hãi, mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng làm theo, với hy vọng tìm được chút tình thương. Hình ảnh Bào ngã xuống, máu đổ mà vẫn cố với tay cầu cứu, nhưng lại chỉ thấy mẹ thằng Quyên cúi xuống nhặt xác chim, là chi tiết đầy xót xa, tố cáo sự tàn nhẫn, vô cảm của những kẻ giàu có. Truyện ngắn không chỉ bày tỏ lòng thương cảm đối với những đứa trẻ bất hạnh như Bào mà còn lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến bất công, bất nhân. Qua đó, Nguyễn Quang Sáng gửi gắm ước mơ về một xã hội công bằng, nơi những con người nhỏ bé như Bào được sống xứng đáng với nhân phẩm của chính mình.
Câu 2: Bài Làm
Tình yêu thương là một trong những giá trị tinh thần cao quý và thiêng liêng nhất của con người. Từ ngàn đời nay, yêu thương đã trở thành sợi dây vô hình kết nối người với người, làm nên sức mạnh để mỗi cá nhân và cả cộng đồng cùng tồn tại và phát triển trong cuộc sống đầy thử thách.
Tình yêu thương có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là sự sẻ chia, là lòng trắc ẩn, là sự cảm thông giữa con người với nhau. Một lời hỏi han, một ánh mắt quan tâm, hay một hành động nhỏ bé giúp đỡ cũng đủ để sưởi ấm những tâm hồn cô đơn, lạc lõng. Yêu thương giúp xoa dịu nỗi đau, chữa lành những vết thương tinh thần, mang lại niềm tin và sức mạnh cho con người trong những lúc khó khăn nhất. Trong gia đình, tình yêu thương gắn kết các thành viên, tạo nên tổ ấm hạnh phúc. Ngoài xã hội, tình yêu thương giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, làm cho cuộc sống trở nên nhân văn hơn.
Ngược lại, sự thiếu vắng tình yêu thương sẽ đẩy con người vào sự cô lập, lạnh lùng và vô cảm. Một xã hội không có tình yêu thương sẽ trở nên khô cứng, lạnh lẽo, con người sẽ sống trong nỗi bất an và sợ hãi. Chính vì vậy, yêu thương không chỉ là biểu hiện của nhân cách đẹp mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Tình yêu thương không chỉ được thể hiện ở những việc lớn lao mà còn trong những hành động giản dị đời thường. Một bạn học sẵn sàng giảng bài cho bạn yếu hơn, một người dân giúp đỡ người gặp tai nạn giao thông, hay đơn giản là một nụ cười thân thiện với người xa lạ... Tất cả đều là những biểu hiện đẹp của lòng yêu thương. Đặc biệt, trong những hoàn cảnh khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, chúng ta càng thấy rõ sức mạnh của tình yêu thương khi con người đồng lòng, sát cánh bên nhau để vượt qua nghịch cảnh.
Tuy nhiên, tình yêu thương chân chính cần đi liền với sự tỉnh táo và đúng cách. Yêu thương không có nghĩa là nuông chiều, dung túng cho những thói hư tật xấu, mà phải là yêu thương có lý trí, biết định hướng và xây dựng. Bên cạnh đó, mỗi người cần biết cân bằng giữa yêu thương người khác và yêu thương chính bản thân mình, bởi chỉ khi yêu thương đúng cách, con người mới thực sự hạnh phúc.
Bản thân em luôn tin rằng, cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa và tốt đẹp hơn nếu mỗi người biết mở lòng yêu thương. Chỉ một hành động nhỏ nhưng chứa đựng tấm lòng chân thành cũng có thể mang lại niềm vui và hy vọng cho người khác. Vì vậy, hãy yêu thương nhiều hơn, để mỗi ngày sống đều trở thành một ngày ý nghĩa.
Tóm lại, tình yêu thương chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa của lòng nhân ái, của hạnh phúc và hòa bình. Sống biết yêu thương là cách đẹp nhất để mỗi chúng ta làm cho cuộc đời này trở nên tốt đẹp và đáng sống hơn.
Câu 1:
-Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: tự sự
Câu 2:
- Tình huống truyện: nhân vật Bào bị ép buộc phải tìm cách bắt con chim vàng cho thằng Quyên, chịu đủ đòn roi, lời xỉ vả tàn nhẫn. Khi bắt được chim thì Bào đã bị ngã từ trên cây xuống trọng thương, còn con chim vàng thì chết.
Câu 3:
-Ngôi kể được sử dụng: Ngôi kể thứ ba -Tác dụng: Tạo sự khách quan cho Câu chuyện giúp người đọc dễ dàng quan sát toàn diện hành động tâm trạng của nhân vật nhất là sự bất công đau đớn của bào thể hiện rõ thái độ cảm Thương của tác giả đối với những đứa trẻ bất hạnh
Câu 4:
-Ý nghĩa chi tiết: "Mắt Bào chập chờn thấy bàn tay mẹ thằng Quyên thò xuống. Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai." Thể hiện sự tuyệt vọng đơn độc của Bào trong khoảnh khắc thập tử nhất sinh Bào khát khao một sự cứu giúp, một chút tình thương nhưng thứ em nhận được chỉ là sự thờ ơ vô cảm. Qua đó tác giả tố cáo sự tàn nhẫn lạnh lùng của xã hội phong kiến bất công, đồng thời bày tỏ lòng thương xót cho những đứa trẻ nghèo khổ như Bào.
Câu 5:
-Nhận xét nhân vật Bào: Bào là một cậu bé ngoan ngoãn hiền lành,chăm chỉ, chịu đựng khổ cực, giàu tình cảm và khao khát được yêu thương dù có bị bóc lột đánh đập em vẫn cố gắng làm vừa lòng cậu chủ.
-Thái độ của tác giả Nguyễn Quang Sáng: thể hiện lòng thương cảm sâu sắc với số phận trẻ em nghèo bị áp bức ,đồng thời lên án tố cáo sự bất công tàn nhẫn của xã hội cũ đối với những con người bé nhỏ yếu ớt
Đề 2:
Câu 1:
Bài làm
Mark Twain từng nói: “Hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn đã không làm, hơn là những gì bạn đã làm.” Câu nói ấy như một lời nhắc nhở sâu sắc về sự dũng cảm, dám đối diện thử thách và sống hết mình với tuổi trẻ nhiệt huyết. Trong cuộc sống, nhiều người vì sợ thất bại, ngại thay đổi mà lựa chọn thứ mình cho là an toàn mà bỏ lỡ biết bao cơ hội quý giá. Để rồi khi nhìn lại, điều khiến họ tiếc nuối không phải là những lần vấp ngã mà là những ước mơ dang dở, những điều chưa thực hiện được. Chính vì vậy, chúng ta cần mạnh dạn “tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn” — dám theo đuổi đam mê, chinh phục thử thách và không ngại khó khăn. Dẫu biết phía trước còn nhiều chông gai, nhưng sau mỗi trải nghiệm ta sẽ trưởng thành hơn, sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Đừng để tuổi trẻ trôi qua trong sự an toàn tẻ nhạt, hãy sống sao khi nhìn lại chúng ta không phải hối tiếc về những điều đã bỏ lỡ.
Câu 2:
Bài làm
Trong đoạn trích "Trở về" của Thạch Lam, hình ảnh người mẹ hiện lên thật xúc động, giàu tình thương và đậm chất quê giản dị. Dù con trai — nhân vật Tâm — đã xa cách, thờ ơ với mẹ suốt sáu năm trời, nhưng bà vẫn một lòng thương nhớ và chờ đợi. Khi gặp lại con, bà xúc động đến mức ứa nước mắt, câu nói giản dị “Con đã về đấy ư?” chất chứa biết bao nỗi nhớ nhung và tình cảm thiêng liêng của người mẹ quê.
Bà mẹ trong đoạn trích tuy đã già đi nhiều, phải sống một mình trong cảnh nghèo khó, vẫn luôn mặc bộ áo cũ kỹ và cam chịu cảnh cuộc sống cô đơn, nhưng bà không oán trách con mà luôn quan tâm, săn sóc, hỏi han sức khỏe, công việc của con. Sự yêu thương, quan tâm của bà thể hiện rõ qua việc lo lắng khi nghe tin Tâm ốm, sự vui mừng khi có người giúp đỡ bà đỡ cô đơn, và cả khi nhận số tiền con đưa, bà chỉ biết rưng rưng nước mắt. Tình mẹ dành cho con lúc nào cũng âm thầm, nhẫn nại và vô điều kiện.
Nhân vật người mẹ còn là hiện thân cho sự hy sinh và chịu đựng. Bà chấp nhận sự thờ ơ, lạnh nhạt của con mà không một lời trách móc, chỉ biết lặng lẽ dõi theo, chờ đợi con trở về. Qua đó, Thạch Lam đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những người mẹ quê hiền hậu, giàu tình yêu thương nhưng cũng cô đơn và thiệt thòi trong xã hội cũ.
Nhân vật người mẹ trong đoạn trích không chỉ là hình ảnh một người mẹ cụ thể mà còn là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam xưa vốn giàu đức hy sinh, nhân hậu, luôn dành trọn tình yêu thương cho con cái dù bị con vô tình quên lãng. Từ đó, tác giả nhắn nhủ mỗi người con hãy biết trân trọng, yêu thương và quan tâm đến đấng sinh thành, đừng để tình cảm thiêng liêng ấy bị lãng quên trong guồng quay của cuộc sống.
Đề 1:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là biểu cảm.
Câu 2: Hai lối sống mà con người đã từng đôi lần trải qua được tác giả nêu trong đoạn trích là:
+ Lối sống thụ động, bế tắc, khước từ vận động và trải nghiệm (ẩn mình trong sự an toàn, bỏ quên khát vọng).
+ Lối sống tích cực, chủ động vươn tới, khao khát vận động và trải nghiệm (giống như dòng sông phải chảy ra biển rộng, tuổi trẻ phải hướng đến những điều lớn lao).
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn là so sánh: “Sông như đời người. Và sông phải chảy. Như tuổi trẻ phải hướng ra biển rộng.”
-Tác dụng:So sánh cuộc đời con người với dòng sông đang chảy để nhấn mạnh quy luật tự nhiên và tất yếu của cuộc sống. Giống như dòng sông phải chảy ra biển, tuổi trẻ cần phải sống hết mình, khám phá và vươn tới những điều mới mẻ, ý nghĩa
Câu 4: “Tiếng gọi chảy đi sông ơi” được hiểu là khát vọng sống mãnh liệt, thôi thúc bên trong mỗi con người — giống như tiếng gọi tự nhiên khiến dòng sông phải chảy, khiến con người, đặc biệt là tuổi trẻ, phải không ngừng vận động, vượt qua bế tắc để khẳng định giá trị bản thân.
Câu 5: Từ văn bản em rút ra bài học: Mỗi người, đặc biệt là người trẻ, cần tránh lối sống thụ động, bế tắc, khước từ trải nghiệm và vận động. Thay vào đó, hãy sống tích cực, chủ động vươn lên, dám ước mơ, giống như dòng sông không ngừng chảy ra biển rộng. Vì tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất để khám phá, học hỏi và khẳng định mình. Nếu chỉ sống trong sự an toàn, sẽ khiến cuộc đời trở nên vô nghĩa, lãng phí những cơ hội quý giá mà mỗi người chỉ có một lần trong đời.