

Lưu Trọng Hoàng
Giới thiệu về bản thân



































câu 1:
Nhân vật Bê-li-cốp trong đoạn trích người trong bao của Sê-khốp là hiện thân tiêu biểu của kiểu người bảo thủ, sợ hãi cuộc sống và luôn tìm cách thu mình trong chiếc "bao" của thói quen, quy tắc cứng nhắc. Bê-li-cốp là một thầy giáo tiếng Hy Lạp cổ, có lối sống khép kín, rụt rè và luôn lo sợ mọi điều đổi thay. Hắn không chỉ mặc quần áo, đi giày, dùng ô, mang kính,... tất cả đều theo kiểu"bọc kín" mà còn luôn giữ mình trong một" vỏ bọc tinh thần" . Tránh xa mọi mối quan hệ xã hội , né tránh tình cảm và mọi phản ứng tiêu cực với bất kỳ sự tự do nào. Hình ảnh" người trong bao" là biểu tượng cho người tiêu cực, bảo thủ trong xã hội Nga cuối thế kỉ XIX, qua nhân vật này, Sê-khốp không chỉ phê phán lối sống trì trệ, sợ hãi, mà còn lên án một xã hội đầy áp lực khiến con người không dám sống là chính mình.
câu 2:
Trong cuộc sống, mỗi con người đều có một" vùng an toàn", đó là nơi ta cảm thấy quen thuộc, thoải mái và ít rủi ro. Tuy nhiên, nếu mãi ở trong vùng an toàn ấy, con người sẽ dần trở nên trì trệ không thể phát triển toàn diện. Vì vậy, việc dám bước ra khỏi vùng an toàn không chỉ cần thiết mà còn mang ý nghĩa to lớn đối với sự trưởng thành và thành công của bản thân.
Buớc ra khỏi vùng an toàn là dám đón nhận thử thách, đối mặt với những điều chưa biết và chấp nhận cả những thất bại. Chính trong quá trình vượt qua khó khăn ấy, con người mới khám phá được khả năng tiềm ẩn của bản thân, học hỏi từ sai lầm và rèn luyện sự kiên trì, bản lĩnh. Nếu không dám thay đổi, chúng ta sẽ mãi chỉ là phiên bản cũ của chính mình, sống cuộc sống giới hạn và thiếu nhiệt huyết. Thực tế đã chứng minh, nhiều người thành công đều từng trải qua những lần dám làm, dám chịu thất bại. Họ không ngại rời bỏ công việc ổn định để theo đuổi đam mê, không sợ bắt đầu lại từ đầu để đi đúng con đường mình mong muốn. Chính tinh thần ấy đã giúp họ trưởng thành và tạo nên dấu ấn riêng trong cuộc sống. Tuy nhiên, bước ra khỏi vùng an toàn không có nghĩa là liều lĩnh hay mù quáng. Điều quan trọng là chúng ta cần xác định rõ mục tiêu, chuẩn bị kiến thức, tâm lý và sẵn sàng đối mặt với thử thách một cách có trách nhiệm. Khi đó, hành trình vượt qua giới hạn của bản thân sẽ trở nên ý nghĩa và xứng đáng hơn.
qua đây, việc dám bước ra khỏi vùng an toàn là một yếu tố quan trọng để mỗi người phát triển, khẳng định giá trị bản thân và sống một cuộc đời trọn vẹn hơn. Hãy coi thử thách là cơ hội, và nỗi sợ là bước đệm để chúng ta trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn mỗi ngày, chúng ta hãy cùng nhau bước ra ngoài thế giới để khám phá khả năng của bản thân nào!.
Câu 1: tự sự
Câu 2: nhân vật trung tâm của đoạn trích là Bê-li-cốp
câu 3: đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất, tác dụng nhằm tạo sự gần gũi và chân thực
câu 4: hắn đi giày cao su, cầm ô và mặc áo bành tô, là con người có lối sống kì dị, luôn tạo cho mình một thứ bao ngăn cách với thế giới bên ngoài. Theo em nhân đề đoạn trích được đặt là "người trong bao" vì hoàn cảnh sáng tác ra tác phẩm, xã hội Nga ngạt thở trong bầu không khí nặng nề cuối thế kỷ XIX, nhân vật trung tâm của tác phẩm cũng là 1 con người luôn tạo cho mình 1 lớp vỏ bên ngoài để ngăn cách với thế giới.
câu 5: bài học rút ra qua đoạn trích phê phán lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỷ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỷ XIX, từ đó thức tỉnh con người không thể sống mãi như thế được