Hoàng Như Huế

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Hoàng Như Huế
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1:

Mark Twain từng nói: “Hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn đã không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn.” Câu nói ấy như một lời thức tỉnh mạnh mẽ gửi đến những ai đang do dự, sợ hãi trước hành trình khám phá và trải nghiệm cuộc sống. Thật vậy, trong cuộc đời, có lẽ điều khiến con người day dứt nhất không phải là những sai lầm đã qua, mà là những cơ hội bị bỏ lỡ, những ước mơ chưa từng dám thực hiện. Sự an toàn đôi khi là cái bẫy khiến ta sống mãi trong vùng an toàn, bỏ qua những điều mới mẻ, khiến cuộc sống trở nên đơn điệu và lặng lẽ trôi qua. Tuổi trẻ chỉ đến một lần, đừng chần chừ mà hãy can đảm bước ra ngoài thế giới rộng lớn, dấn thân vào những điều chưa biết. Có thể ta sẽ thất bại, nhưng đó cũng là cách để ta học hỏi, trưởng thành và sống một cuộc đời không hối tiếc. Hãy sống như một dòng sông – luôn chảy, luôn vươn ra biển lớn – bởi chỉ khi ấy, ta mới thực sự chạm đến ý nghĩa sâu xa của cuộc sống.

câu 2:

Trong truyện ngắn Trở về, Thạch Lam đã khắc họa thành công hình ảnh người mẹ quê nghèo, một người phụ nữ mang vẻ đẹp truyền thống với tình yêu thương con sâu sắc, lặng thầm và giàu đức hi sinh.

Người mẹ hiện lên với hình ảnh giản dị, lam lũ trong bộ áo cũ kỹ, ngôi nhà xơ xác, và sự cô đơn giữa thôn quê vắng lặng. Bà không trách cứ người con đã sáu năm không một lần về thăm, cũng không oán hận khi những bức thư của mình bị ngó lơ. Trái lại, khi gặp lại con, bà xúc động đến rơm rớm nước mắt, vẫn lo lắng, ân cần hỏi han sức khỏe con và tha thiết mời con ở lại dùng bữa. Đó là biểu hiện của một tình mẫu tử bao la, âm thầm mà bền bỉ.

Sự đối lập giữa tình cảm chân thành của người mẹ và thái độ dửng dưng, lạnh lùng của Tâm càng làm nổi bật hơn tấm lòng người mẹ. Bà không đòi hỏi gì ngoài sự quan tâm giản dị của con. Niềm vui bé nhỏ của bà là có người sang chơi, có tin tức về con, hay chỉ đơn giản là một cuộc trò chuyện ngắn ngủi. Dù con thờ ơ, bà vẫn đón nhận tấm lòng ấy một cách khiêm nhường, biết ơn, thậm chí xúc động trước món tiền Tâm đưa như một hành động hiếu thuận duy nhất mà Tâm dành cho mẹ.

Qua nhân vật người mẹ, Thạch Lam không chỉ ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ nông thôn Việt Nam mà còn lay động lương tri người đọc về đạo hiếu, về trách nhiệm với cội nguồn. Tình mẫu tử trong truyện không ồn ào mà đằm sâu, thấm thía. Càng đọc, ta càng chạnh lòng cho người mẹ, càng xót xa trước sự xa cách giữa hai thế giới thành thị và làng quê, vật chất và tình thân, lạnh lùng và yêu thương.

Nhân vật người mẹ trong Trở về là minh chứng cho một tình yêu thương không điều kiện, cao cả, vĩnh cửu và xứng đáng được trân trọng.

câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là biểu cảm kết hợp nghị luận và miêu tả.

câu 2:

Hai lối sống mà con người đã từng đôi lần trải qua được tác giả nêu là:

1.Lối sống thu mình, bất động, buông xuôi:"khước từ sự vận động", "tìm quên trong những giấc ngủ vùi", " bỏ quên những khát khao dài rộng"

2.Lối sống vận động, vươn ra, hướng đến trải nghiệm: như dòng sông "phải chảy", " tuổi trẻ phải hướng ra biển rộng", "bước đi", " nghe trong mình tiếng gọi chảy đi".

câu 3:

Biện pháp tu từ được sủ dụng trong đoạn "Sông như đời người. Và sông phải chảy. Như tuổi trẻ phải hướng ra biển rộng." là so sánh.

Tác dụng:

–Tăng tính hình tượng, giúp người đọc hình dung cụ thể, sinh động hơn.

–Gợi liên tưởng sâu sắc: đời người như dòng sông–không thể ngừng chảy, tuổi trẻ cũng không thể dậm chân tại chỗ.

–Nhấn mạnh khát vọng sống có ý nghĩa, dấn thân, khám phá, trải nghiệm của tuổi trẻ.

câu 4:

"Tiếng gọi chảy đi sông " là hình ảnh ẩn dụ cho khát vọng sống mãnh liệt, sự thôi thúc nội tâm muốn vượt khỏi sự trì trệ, hướng tới sự vận động, khám phá, và vươn ra những chân trời mới. Đó là tiếng gọi của lý tưởng, của ước mơ, của tuổi trẻ thôi thúc con người không ngừng bước đi, không chấp nhận sống một cuộc đời tẻ nhạt.

câu 5: Từ nội dung văn bản, em rút ra được bài học là:

–Ta không nên sống thu mình, buiong xuôi hay khước từ vận động. Cuộc đời–đặc biệt là tuổi trẻ–cần sống có lý tưởng, khát vọng, luôn vận động và khám phá để không hoài phí những năm tháng ý nghĩa nhất của cuộc đời.

Vì: Sống thụ động, an phận sẽ khiến con người dần đánh mất chính mình, như dòng sông lịm trong đầm lầy, không bao giờ đến được biển rộng. Chỉ khi dấn thân, trải nghiệm và sống hết mình, ta mới cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cuộc sống.