Nguyễn Thanh Hà

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thanh Hà
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Bài làm

Truyện ngắn "Con chim vàng" của Nguyễn Quang Sáng khắc họa một hiện thực xã hội đầy bất công thông qua số phận bi thảm của cậu bé Bào. Mười hai tuổi, Bào phải ở đợ để trả nợ, chịu đựng sự hà khắc, coi thường từ bà chủ. Hình ảnh con chim vàng quý giá trở thành tâm điểm của câu chuyện, khi bà chủ ép buộc Bào phải bắt cho bằng được, đặt mạng sống của cậu bé thấp hơn cả một loài vật. Cái kết bi thảm khi Bào rơi xuống, còn mẹ Quyên chỉ xót xa cho con chim đã chết, là một đòn giáng mạnh vào lương tri người đọc, phơi bày sự vô cảm đáng sợ của tầng lớp thống trị. Qua câu chuyện đau lòng này, Nguyễn Quang Sáng không chỉ thể hiện sự đồng cảm, xót thương sâu sắc đối với những kiếp người nhỏ bé, mất đi quyền tự do và nhân phẩm, mà còn gửi gắm một thông điệp mạnh mẽ về sự cần thiết phải thay đổi những bất công xã hội. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện éo le, khắc họa nhân vật sinh động và sử dụng ngôi kể thứ nhấtđã góp phần tạo nên sức lay động mạnh mẽ cho tác phẩm, để lại dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về một thời kỳ đầy rẫy những ngang trái.

Câu 2

Bài làm

Tình yêu thương, một khái niệm tưởng chừng giản đơn nhưng lại ẩn chứa sức mạnh vô song, là sợi dây vô hình kết nối trái tim con người, là nguồn năng lượng nuôi dưỡng tâm hồn và là nền tảng xây dựng một xã hội tốt đẹp. Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, khi mà sự lạnh lùng và thờ ơ có nguy cơ lan rộng, việc nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của tình yêu thương càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Trước hết, tình yêu thương có thể được hiểu là một loại tình cảm thiêng liêng, xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự đồng cảm sâu sắc giữa người với người, rộng hơn là với vạn vật xung quanh. Nó không chỉ đơn thuần là cảm xúc nhất thời mà còn là thái độ sống, là sự sẵn lòng sẻ chia, thấu hiểu và giúp đỡ người khác một cách chân thành. Tình yêu thương biểu hiện qua vô vàn hành động cụ thể: một ánh mắt cảm thông, một lời động viên kịp thời, một sự giúp đỡ vô tư, hay thậm chí chỉ là sự lắng nghe chân thành. Nó là sự hy sinh quyền lợi cá nhân vì hạnh phúc của người khác, là khả năng tha thứ cho những lỗi lầm và chấp nhận những khuyết điểm.

Đối với những người nhận được tình yêu thương, đó là nguồn động viên tinh thần to lớn, là ngọn lửa sưởi ấm trái tim trong những khoảnh khắc khó khăn nhất. Sự quan tâm, sẻ chia giúp họ cảm thấy mình không đơn độc, có thêm sức mạnh để vượt qua thử thách và vươn lên trong cuộc sống. Điển hình như câu chuyện về Nick Vujicic, người đàn ông không tay không chân nhưng luôn nhận được tình yêu thương, sự động viên từ gia đình và bạn bè, đã trở thành một diễn giả truyền cảm hứng trên toàn thế giới. Tình yêu thương đã tiếp thêm cho anh nghị lực phi thường để vượt qua số phận và lan tỏa niềm tin vào cuộc sống. Đặc biệt đối với những số phận kém may mắn, những người đang phải gánh chịu nỗi đau và bất hạnh, tình yêu thương có sức mạnh hàn gắn vết thương, xoa dịu nỗi buồn và thậm chí thay đổi cả cuộc đời họ. Một mái ấm tình thương, một vòng tay nhân ái có thể thắp lên hy vọng và mang lại tương lai tươi sáng hơn cho những mảnh đời éo le. Chúng ta không thể quên những tổ chức từ thiện, những cá nhân âm thầm cống hiến, mang đến sự hỗ trợ vật chất và tinh thần cho trẻ em mồ côi, người già neo đơn, những nạn nhân của thiên tai.

Không chỉ mang lại ý nghĩa cho người nhận, tình yêu thương còn có tác động sâu sắc đến người trao đi. Khi cho đi yêu thương một cách vô tư, tâm hồn con người trở nên thanh thản, bình yên và phong phú hơn. Trái tim giàu lòng nhân ái sẽ cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc thực sự khi chứng kiến người khác được an ủi, được giúp đỡ. Hành động yêu thương không chỉ làm đẹp cho người khác mà còn tô điểm cho chính tâm hồn người trao tặng, giúp họ trở thành những người tốt đẹp hơn.Hình ảnh bác Hồ với tấm lòng yêu thương bao la dành cho đồng bào, cho nhân dân, luôn quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống của họ đã trở thành một biểu tượng cao đẹp về tình yêu hương và sự cống hiến.Chính tình yêu thương ấy đã giúp Người có được sức mạnh tinh thần to lớn để lãnh đạo dân tộc đi đến thắng lợi.

Ở phạm vi rộng hơn, tình yêu thương đóng vai trò là chất keo gắn kết cộng đồng, là nền tảng cho một xã hội văn minh và nhân ái. Nó xóa bỏ những rào cản, những khoảng cách vô hình giữa người với người, tạo nên sự đồng thuận và sẻ chia. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội mà ở đó, mọi người sống chan hòa, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn và hướng tới những giá trị tốt đẹp. Trong những đợt thiên tai, lũ lụt, tinh thần "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" của người Việt Nam đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh đoàn kết và tình yêu thương cộng đồng sâu sắc. Tình yêu thương lan tỏa những xúc cảm đạo đức tích cực, tạo ra một môi trường sống an toàn, ổn định và đầy tính nhân văn.

Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị cao đẹp mà tình yêu thương mang lại, chúng ta cũng không thể không phê phán những người sống ích kỷ, thờ ơ, lạnh lùng, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân mà bỏ qua nỗi đau khổ của người khác. Sự thiếu vắng tình yêu thương sẽ tạo ra những rạn nứt trong các mối quan hệ, gây ra sự cô đơn, lạc lõng và làm xói mòn những giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội. Những vụ bạo hành gia đình, những hành vi vô cảm trước nỗi đau của người khác là những minh chứng đáng buồn cho sự thiếu hụt tình yêu thương trong một bộ phận xã hội.

Tóm lại, tình yêu thương là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Nó không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc và sức mạnh cho mỗi cá nhân mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn. Mỗi chúng ta hãy học cách yêu thương và trao đi yêu thương một cách chân thành, bởi chính những hành động nhỏ bé ấy sẽ góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, làm cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa và đáng sống hơn. Hãy để trái tim mỗi người luôn rộng mở, sẵn sàng đón nhận và sẻ chia yêu thương, để cuộc đời này mãi mãi ngập tràn ánh sáng của tình người.


Câu 1 (0.5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là: Tự sự.

Câu 2 (0.5 điểm):

Tình huống truyện: Quyên - con trai của chủ gia đình mà Bào ở đợ bắt Bào phải bắt bằng được con chim vàng cho nó.

Câu 3 (1.0 điểm):

- Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất.

- Tác dụng:

+ Thể hiện được rõ ràng suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.

+ Giúp câu chuyện được kể một cách chân thực, hấp dẫn.

Câu 4 (1.0 điểm):

- Chi tiết đặc sắc, giàu giá trị, cho thấy được sự lạnh lùng, thờ ơ đến vô tâm, tàn nhẫn của lòng người trước tình cảnh đáng thương của người khác.

- Cho thấy được số phận bi thảm, thân phận rẻ rúng của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa, họ còn không bằng con chim bé nhỏ kia.

- Qua đó còn thể hiện được sự thương xót của nhà văn với những con người nghèo khổ trong xã hội.

Câu 5 (1.0 điểm):

-Về cậu bé Bào trong đoạn trích:

+ Thân phận bất hạnh, đáng thương: Mười hai tuổi phải trả món nợ của gia đình (hai thúng thóc); không được quan tâm, chăm sóc, luôn bị bà chủ chửi mắng, đánh đập; mạo hiểm hi sinh bản thân để đáp ứng mong muốn bắt con chim vàng của cậu chủ,…

+ Là một cậu bé hồn nhiên, hết lòng vì chủ: Qua giọng điệu bảo cậu chủ đi lấy chuối để gài bẫy bắt chim vàng.

+ Giàu tình thương và trách nhiệm: Bào hứa với Quyên sẽ bắt chim và cố gắng thực hiện lời hứa đó.

- Thái độ của tác giả qua hình tượng nhân vật Bào:

+ Đồng cảm, xót thương cho số phận của những đứa trẻ nghèo, bất hạnh mất quyền tự do.

+ Trân trọng, ngợi ca những đức tính quý giá của nhân vật Bào: Dù nghèo khổ nhưng không trộm cắp, hết lòng phục vụ nhà chủ,…

Câu 1

Bài làm

Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến đổi và phát triển như vũ bão, tính sáng tạo đóng vai trò then chốt, mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ. Trước hết, sáng tạo là chìa khóa giúp mỗi cá nhân khám phá và phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh riêng biệt. Thay vì đi theo lối mòn, tư duy sáng tạo khuyến khích chúng ta thử nghiệm những ý tưởng mới, từ đó khai phá những khả năng ẩn sâu mà bản thân chưa từng nhận ra. Hơn thế nữa, sáng tạo còn là động lực thúc đẩy chúng ta tìm ra những giải pháp độc đáo và hiệu quả cho mọi vấn đề trong cuộc sống và công việc. Không còn bị gò bó bởi những khuôn mẫu cũ, người trẻ sáng tạo có khả năng nhìn nhận vấn đề đa chiều, linh hoạt ứng biến và đưa ra những quyết định tối ưu. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua thành công của Nguyễn Hà Đông với Flappy Bird hay Trần Việt Anh với chuỗi EcoStay, những minh chứng cho thấy sự sáng tạo không chỉ mang lại thành công cá nhân mà còn tạo ra giá trị cho cộng đồng. Không dừng lại ở đó, sự sáng tạo của thế hệ trẻ còn mang đến những giá trị to lớn cho cộng đồng và xã hội. Những ý tưởng, những phát minh đột phá của tuổi trẻ có thể tạo ra những sản phẩm và dịch vụ hữu ích, giải quyết những thách thức toàn cầu và góp phần xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng sự sáng tạo đôi khi có thể đi kèm với những mặt trái như nguy cơ đạo nhái hay áp lực khi ý tưởng không thành công. Do đó, việc nuôi dưỡng và phát huy tinh thần sáng tạo cần có sự định hướng đúng đắn. Chính vì vậy, nuôi dưỡng và phát huy tinh thần sáng tạo không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội, tạo điều kiện để thế hệ trẻ vươn mình, khẳng định bản lĩnh và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Câu 2

Bài làm

Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn đậm chất Nam Bộ, đã khắc họa nên những trang văn thấm đẫm hơi thở và nhịp sống của vùng đất này. Trong truyện ngắn "Biển người mênh mông", qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, bà đã tài tình thể hiện những vẻ đẹp khuất lấp, những nỗi niềm sâu kín của con người miền Tây sông nước. Đọc tác phẩm, ta không chỉ thấy những phận đời nhỏ bé, lênh đênh mà còn cảm nhận được khát vọng sống, tình người ấm áp và sự gắn bó sâu nặng với quê hương.

Phi hiện lên như một đứa trẻ bất hạnh, lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương trọn vẹn. Sinh ra không cha, năm tuổi rưỡi đã phải xa mẹ, Phi lớn lên dưới mái nhà của bà ngoại. Tuổi thơ của anh là những ngày tháng lặng lẽ, chứng kiến sự hờ hững, lạnh nhạt từ người cha dượng trở về sau chiến tranh. Cái nhìn "lạnh lẽo, chua chát, lại như giễu cợt, đắng cay" của người cha đã gieo vào lòng Phi một vết thương âm ỉ. Đến khi bà ngoại - người thân duy nhất thực sự yêu thương anh - qua đời, Phi trở nên "lôi thôi", sống tạm bợ giữa dòng đời. Dường như, sự thiếu vắng tình thân đã khiến anh khép lòng, buông xuôi với cuộc sống.

Cũng mang trong mình nỗi cô đơn, ông Sáu Đèo xuất hiện như một người đàn ông nghèo khó, phiêu bạt. Bốn cái thùng các tông là tất cả gia sản của ông khi chuyển đến xóm trọ. Người bạn đồng hành của ông là con chim bìm bịp trong chiếc lồng vải xanh. Cuộc đời ông là những tháng ngày lênh đênh trên sông nước, nghèo khó nhưng đong đầy kỷ niệm về người vợ. Nỗi đau mất vợ, sự day dứt vì những lời nặng nhẹ đã khiến ông suốt gần bốn mươi năm ròng rã tìm kiếm, "dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò". Hành trình ấy không chỉ là sự kiếm tìm một người đã mất mà còn là sự sám hối, là khát khao được nói một lời xin lỗi muộn màng.

Dù mang những nỗi đau riêng, Phi và ông Sáu Đèo đều ánh lên vẻ đẹp của những con người Nam Bộ khao khát tình cảm và hạnh phúc. Phi, dù bề ngoài có vẻ thờ ơ, lôi thôi, nhưng sâu thẳm trong lòng vẫn mong mỏi một sự quan tâm, một mái ấm gia đình. Cuộc gặp gỡ và sự quan tâm của ông Sáu Đèo đã sưởi ấm phần nào tâm hồn cô đơn của anh. Về phía ông Sáu Đèo, hành trình tìm vợ gian khổ chính là minh chứng cho tình cảm thủy chung, son sắt và tấm lòng day dứt, trách nhiệm của người đàn ông Nam Bộ. Dù cuộc sống nghèo khó, họ vẫn trân trọng những tình cảm chân thành và luôn hướng về những giá trị tốt đẹp.

Trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc ấy, ta còn nhận thấy ở họ tình yêu và sự gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở. Dù Phi phải rời xa quê nhà lên thị xã học tập và làm việc, trong anh vẫn âm ỉ một nỗi nhớ về những ngày tháng bên bà ngoại. Còn ông Sáu Đèo, dù đã rời bỏ cuộc sống sông nước để lên bờ tìm vợ, hình ảnh chiếc ghe và những kỷ niệm về một thời "lang thang xứ nầy xứ nọ" vẫn in đậm trong tâm trí ông. Việc ông dặn dò Phi chăm sóc con bìm bịp trước khi ra đi cũng thể hiện sự trân trọng những điều thân thuộc, dù nhỏ bé.

Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng một cốt truyện giản dị, không nhiều biến cố nhưng lại có sức lay động lòng người bởi những chi tiết đời thường, gần gũi. Ngôn ngữ truyện đậm chất Nam Bộ, mộc mạc, chân chất, giàu hình ảnh và cảm xúc. Giọng điệu buồn thương, ngậm ngùi xuyên suốt tác phẩm càng làm nổi bật những phận đời long đong, những khát khao thầm lặng của con người nơi đây.

Tóm lại, qua hình tượng nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong "Biển người mênh mông", Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa một cách chân thực và sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của con người Nam Bộ. Đó là những con người nhỏ bé, có thể bất hạnh, lưu lạc nhưng luôn ẩn chứa khát vọng sống, tình người ấm áp, sự thủy chung và lòng yêu quê hương sâu sắc. Tác phẩm không chỉ gợi lên sự đồng cảm, xót xa cho những phận đời mà còn thức tỉnh chúng ta về giá trị của tình thân, đồng thời cảnh báo về sự thờ ơ, hời hợt có thể tạo nên cái "biển người mênh mông" lạnh lẽo trong cuộc sống.

Câu 1.   Kiểu văn bản trong ngữ liệu trên: văn bản thông tin.

Câu 2. Một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi.:

-Các ghe bán hàng dạo chế ra cách “bẹo” hàng bằng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: Có kèn bấm bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có kèn đạp bằng chân (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc).

-Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn...? Ai ăn bánh bò hôn...? Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

Câu 3. Việc sử dụng tên các địa danh giúp thông tin trở nên phong phú, xác thực và sinh động.

Câu 4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên giúp tăng tính xác thực và trực quan cho thông tin.

Câu 5. Vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây: 

-Trung tâm kinh tế, giao thương quan trọng: Chợ nổi là nơi trao đổi hàng hóa, nông sản chủ yếu của người dân, giúp họ tiêu thụ sản phẩm và mua sắm những nhu yếu phẩm cần thiết. Nó tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho rất nhiều người.

-Nơi lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa sông nước độc đáo: Chợ nổi không chỉ là nơi mua bán mà còn là một không gian văn hóa đặc trưng với những hoạt động sinh hoạt, giao tiếp, phong tục tập quán riêng biệt. Nó thể hiện sự thích nghi và gắn bó của người dân với cuộc sống trên sông nước.

-Điểm du lịch hấp dẫn: Với vẻ đẹp độc đáo, sự nhộn nhịp và những nét văn hóa đặc sắc, chợ nổi đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần quảng bá hình ảnh miền Tây và mang lại nguồn thu từ du lịch.


Câu 1:

Bài làm

Câu nói của Mark Twain tựa như một lời cảnh tỉnh, thức tỉnh những tâm hồn đang an phận trong "bến đỗ an toàn" của cuộc đời. "Bến đỗ an toàn" ở đây không chỉ là một nơi chốn vật lý mà còn là trạng thái tâm lý ngại thay đổi, sợ hãi những điều mới mẻ, quen với sự ổn định đến mức trì trệ. Trái lại, hành động "tháo dây, nhổ neo" và "ra khỏi bến đỗ an toàn" lại là một lời kêu gọi mạnh mẽ hướng tới sự khám phá, trải nghiệm và chinh phục những giới hạn của bản thân. Hai mươi năm sau nhìn lại, những hối tiếc lớn nhất thường không phải là những vấp ngã, thất bại ta đã từng trải qua, bởi đó là những bài học quý giá, những dấu ấn làm nên sự trưởng thành. Điều day dứt nhất có lẽ chính là những cơ hội đã bỏ lỡ, những con đường chưa dám bước chân, những đam mê chưa dám theo đuổi. Sự an toàn đôi khi lại trở thành gông cùm vô hình, trói buộc tiềm năng và ngăn cản chúng ta khám phá những khả năng phi thường ẩn chứa bên trong. Cuộc sống vốn dĩ là một hành trình không ngừng vận động và phát triển, và chỉ khi dám bước ra khỏi vùng thoải mái, đối diện với những thử thách, ta mới thực sự cảm nhận được sự phong phú và ý nghĩa của nó. Những người thành công thường là những người có đủ can đảm để mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để theo đuổi mục tiêu và hiện thực hóa ước mơ. Câu chuyện về những doanh nhân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, những nhà khoa học miệt mài nghiên cứu vượt qua bao khó khăn, hay những nghệ sĩ dám thử nghiệm những phong cách mới đều là minh chứng cho sức mạnh của việc dám "tháo dây, nhổ neo". Tuy nhiên, việc mạo hiểm cũng cần sự tỉnh táo và cân nhắc, tránh những quyết định bốc đồng, thiếu tính toán. Quan trọng hơn hết, chúng ta cần lắng nghe tiếng gọi từ trái tim, dũng cảm theo đuổi những khát khao và không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân trên hành trình khám phá những "biển rộng" của cuộc đời.

Câu 2

Bài làm

Thạch Lam, một trong những cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, nổi tiếng với những trang văn nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình và luôn hướng về những phận người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Đoạn trích "Trở về" đã khắc họa một cách chân thực và xúc động hình ảnh người mẹ nghèo khổ, cô đơn nhưng giàu tình yêu thương và đức hi sinh, qua đó gợi lên trong lòng người đọc những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng và trách nhiệm của mỗi người con.

Trước hết, gia cảnh của người mẹ hiện lên đầy éo le và cô đơn. Bà sống một mình trong căn nhà cũ kỹ, sự im ắng bao trùm như chính sự vắng bóng tình cảm, sự quan tâm từ người con trai duy nhất. Sáu năm dài, bà chỉ nhận được những đồng tiền gửi về, một sự bù đắp vật chất lạnh lẽo không thể thay thế được sự ấm áp của tình thân. Sự cô đơn của bà càng được nhấn mạnh khi bà nhắc đến cô Trinh, một người con gái "dở hơi" nhưng lại là người bầu bạn, giúp đỡ bà trong cuộc sống hàng ngày. Chi tiết này cho thấy sự thiếu vắng tình thân, sự hờ hững của Tâm đã đẩy người mẹ vào một hoàn cảnh hiu quạnh, phải nương tựa vào một người ngoài.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, phẩm chất cao đẹp của người mẹ vẫn tỏa sáng rực rỡ. Bà là một người mẹ nhân hậu, giàu tình yêu thương con vô bờ bến. Dù Tâm đã lạnh nhạt, vô tâm suốt sáu năm, khi gặp lại, bà không một lời trách cứ mà chỉ nghẹn ngào trong niềm vui đoàn tụ: "Con đã về đấy ư?". Sự ân cần, lo lắng của bà thể hiện qua những câu hỏi thăm sức khỏe, qua mong muốn giản dị được ăn cùng con một bữa cơm. Bà bỏ qua sự thờ ơ của con, vẫn ấp ủ khát khao được gần gũi, được chia sẻ. Ngay cả khi nhận món quà vật chất từ con, dù biết đó chỉ là sự ban ơn chiếu lệ, bà vẫn run run đón nhận, rơm rớm nước mắt, có lẽ không chỉ vì cảm động mà còn vì xót xa cho sự thay đổi trong tình cảm của con.

Hơn thế nữa, người mẹ còn là hiện thân của sự vị tha, bao dung và đức hi sinh cao cả. Dù Tâm lạnh nhạt, không hề đoái hoài đến cô Trinh, người đã ở bên cạnh chăm sóc bà, người mẹ vẫn âm thầm vun vén, "thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy". Câu nói này không chỉ thể hiện sự quan tâm của bà đến hạnh phúc của con trai mà còn cho thấy sự thấu hiểu, sự nhường nhịn của một người mẹ luôn đặt lợi ích của con lên trên hết. Bà chấp nhận sự cô đơn, lặng lẽ mong nhớ con, thậm chí có lẽ đã từng ra ga tàu để được nhìn thấy bóng dáng con thoáng qua. Tình yêu thương của bà là một thứ tình cảm chân thành, sâu sắc, không đòi hỏi sự đáp đền, chỉ âm thầm trao đi và chịu đựng.

Thạch Lam đã thành công trong việc xây dựng nhân vật người mẹ thông qua những chi tiết đời thường, giản dị. Từ dáng vẻ bề ngoài già nua, bộ áo cũ kỹ đến những lời nói ân cần, những cử chỉ yêu thương, tất cả đều khắc họa chân dung một người phụ nữ Việt Nam điển hình: tần tảo, nhẫn nại, giàu đức hi sinh và một tình yêu con vô bờ bến. Điểm nhìn trần thuật linh hoạt, vừa theo dõi tâm trạng của Tâm vừa khắc họa khách quan hình ảnh người mẹ, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc sự đối lập giữa tấm lòng cao cả của mẹ và sự vô tâm của con. Qua đó, Thạch Lam đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, hướng sự đồng cảm đến những phận người nhỏ bé, bị lãng quên, đồng thời thức tỉnh trong lòng độc giả ý thức trân trọng tình cảm gia đình và trách nhiệm của mỗi người con.

Tóm lại, nhân vật người mẹ trong "Trở về" là một hình tượng xúc động, tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Bằng ngòi bút tinh tế và giàu lòng trắc ẩn, Thạch Lam đã khắc họa thành công một người mẹ nghèo khổ, cô đơn nhưng vẫn giữ trọn vẹn tình yêu thương và sự hi sinh cao cả dành cho con. Qua đó, tác phẩm đã gợi lên những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng và trách nhiệm của mỗi người trong việc trân trọng và gìn giữ những tình cảm gia đình quý giá.

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2.

Hai lối sống mà con người từng đôi lần trải qua được tác giả nêu trong đoạn trích:

- Lối sống buông xuôi, trì trệ, khước từ sự vận động.

- Lối sống chấp nhận sự an toàn trong thụ động, bỏ quên khát khao và ước mơ.  

Câu 3.

- Biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh.

- Tác dụng:

+Tăng tính hình tượng, gợi cảm cho câu văn: Giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được sự tương đồng giữa dòng chảy của sông và hành trình của cuộc đời, đặc biệt là tuổi trẻ.

+Nhấn mạnh thông điệp: Giống như sông phải chảy để đến biển, tuổi trẻ cũng cần phải không ngừng vươn lên, khám phá những điều mới mẻ.

+Thể hiện quan điểm của tác giả về lẽ sống và sự khích lệ: Cuộc đời cần sự vận động, tuổi trẻ cần khát vọng và hướng tới những mục tiêu lớn lao.

Câu 4. 

"Tiếng gọi chảy đi sông ơi" là một hình ảnh ẩn dụ thể hiện khát vọng sống mãnh liệt trong mỗi con người. Đó là lời thúc giục từ sâu thẳm bên trong, thôi thúc ta không ngừng tiến về phía trước, vượt qua sự trì trệ và vùng an toàn để khám phá những chân trời mới. Tiếng gọi ấy đại diện cho ý chí vươn lên, khao khát trải nghiệm và khẳng định bản thân, giống như dòng sông luôn chảy về biển lớn, không ngừng vận động để tìm đến những điều rộng lớn hơn, ý nghĩa hơn trong cuộc sống.

Câu 5. (1.0 điểm)

Qua văn bản, em rút ra được bài học cho chính mình đó là cần biết sống chủ động, tích cực hơn, không ngừng vận động, nỗ lực vươn lên, vượt thoát khỏi vùng an toàn để có thể chạm tay đến thành công. Bởi cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mỗi cá nhân vận động, không ngừng phát triển, giống như con sông cần chảy ra biển lớn, tuổi trẻ cần vươn xa để khẳng định bản thân. 

a. Khi vật ở vị trí cân bằng: \(F_{đ h} = P = m g = 0 , 5.10 = 5\) N

Theo Định luật Hooke: \(F_{đ h} = k . \mid \Delta l \mid \Rightarrow \mid \Delta l \mid = \frac{F_{đ h}}{k} = \frac{5}{100} = 0 , 05 m = 5 c m\)

Do lò xo bị biến dạng kéo nên \(\Delta l = 5 c m\)

\(\Delta l = l - l_{0} \Rightarrow l = l_{0} + \Delta l = 40 + 5 = 45 c m\)

b. Độ biến dạng của lò xo khi đó là:

\(\Delta l^{'} = l^{'} - l_{0} = 48 - 40 = 8 c m = 0 , 08 m\)

Theo Định luật Hooke: \(F_{đ h}^{'} = k . \mid \Delta l^{'} \mid = 100.0 , 08 = 8\) N

Khi vật ở vị trí cân bằng: \(F_{đ h}^{'} = P^{'} = 8\) N

Vậy khối lượng vật cần treo khi đó là:

\(m = \frac{P^{'}}{g} = \frac{8}{10} = 0 , 8 k g\)



a) cùng chiều 

bảo toàn động lượng cho hệ:

m1v1+m2.v2=(m1+m2).V

⇒V=m1.v1+m2.v2/(m1+m2)=60.4+100.3/(60+100)=3,4m/s

b) ngược chiều:

−m1v1+m2.v2=(m1+m2).V

⇒V=−m1v1+m2.v2m1+m2=−60.4+100.3(60+100)=0,4m/s