

Nguyễn Thị Thanh Hương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Truyện ngắn "Con chim vàng" của tác giả Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm vô cùng xúc động, phản ánh số phận bất hạnh và nỗi đau của những đứa trẻ nghèo trong xã hội cũ. Nhân vật trung tâm là một cậu bé mười hai tuổi phải đi ở đợ để trả nợ thay mẹ tên là Bào. Em sống trong cảnh bị sai khiến, đánh đập, không có quyền lên tiếng. Qua hình ảnh con chim vàng, một biểu tượng cho khát vọng và tự do, tác phẩm cho ta thấy bi kịch khi Bào bị buộc phải bắt con chim để làm vui lòng cậu chủ. Chi tiết Bào rơi từ trên cây xuống, máu đổ, tay cố với nhưng không ai đỡ, là một hình ảnh đầy ám ảnh, thể hiện sự cô độc tột cùng của một đứa trẻ bị bỏ rơi trong sự vô cảm. Đặc biệt, sự phũ phàng của người lớn được thể hiện rõ qua câu nói cuối cùng của bà chủ: “Con chim vàng của con tôi chết rồi!”, hoàn toàn bỏ quên nỗi đau của Bào. Qua đó, tác giả không chỉ lên án sự tàn nhẫn, bất công mà còn thể hiện lòng trắc ẩn sâu sắc với những mảnh đời khốn khó, kêu gọi sự yêu thương và công bằng cho con người, nhất là đối với trẻ
Câu2
Cuộc sống không chỉ được tạo nên bởi vật chất mà còn bởi những giá trị tinh thần cao quý, trong đó tình yêu thương là thứ thiêng liêng và quan trọng bậc nhất. Tình yêu thương giống như ánh sáng mặt trời, mang đến hơi ấm cho cuộc sống con người, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, đau khổ và biết sống nhân ái, bao dung hơn
Vậy "Tình yêu thương" là gì? Tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ giữa người với người. Đó có thể là tình thân trong gia đình, tình bạn, hay thậm chí là tình cảm dành cho một người xa lạ. Khi yêu thương ai đó, ta không chỉ nghĩ cho bản thân mà còn đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và hành động vì hạnh phúc của họ. Chính tình yêu thương là sợi dây vô hình gắn kết con người lại với nhau, làm cho xã hội trở nên nhân văn và tốt đẹp hơn
Tình yêu thương mang đến nhiều giá trị to lớn cho mỗi cá nhân và cộng đồng. Với mỗi con người, được sống trong sự yêu thương giúp ta cảm thấy ấm áp, được chở che và có thêm động lực để vươn lên. Tình cảm ấy có thể là lời động viên của cha mẹ, cái ôm an ủi của bạn bè, hay sự sẻ chia từ một người xa lạ khi ta gặp khó khăn. Chính những hành động nhỏ bé đó lại có sức mạnh xoa dịu nỗi đau và tiếp thêm niềm tin cho người nhận. Đối với xã hội, tình yêu thương góp phần xây dựng một cộng đồng biết quan tâm, biết chia sẻ, cùng nhau vượt qua thử thách. Khi con người biết sống vì nhau, biết đồng cảm, thì sẽ hạn chế được những hành vi ích kỷ, vô cảm. Đây là căn bệnh đang ngày càng lan rộng trong xã hội hiện đại
Để tình yêu thương lan tỏa và phát huy giá trị, mỗi người cần học cách lắng nghe, chia sẻ và cảm thông. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: một lời hỏi thăm, một cái nắm tay, một hành động tử tế dành cho người xung quanh. Hãy biết yêu thương không chỉ người thân quen mà cả những người ta chưa từng gặp. Khi tình yêu thương được lan truyền, thế giới này sẽ bớt lạnh lùng và mỗi chúng ta sẽ sống hạnh phúc hơn
Nếu không tồn tại lòng yêu thương, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khô cằn và tăm tối biết nhường nào. Tuy nhiên, nếu lòng yêu thương mà không được đặt đúng lúc đúng chỗ sẽ không thể tạo ta hạnh phúc cho con người. Một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng tình yêu thương đó bị lầm tưởng thành sự cưng chiều, bênh vực quá mức bất chấp phải trái thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng. Thế nhưng, trong cuộc sống, đôi khi ta vẫn thường bắt gặp những con người thờ ơ, thậm chí chế giễu lên nỗi đau của người khác. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được đề cao hơn
Bên cạnh đó, không phải ai cũng hiểu và thực hành tình yêu thương một cách đúng đắn. Có những người chỉ biết sống cho riêng mình, dửng dưng trước nỗi đau của người khác, thậm chí gây ra tổn thương cho đồng loại. Cũng có người lợi dụng lòng tốt và tình cảm của người khác vì mục đích cá nhân. Những điều ấy cho thấy rằng, yêu thương không chỉ là cảm xúc mà còn là hành động, là trách nhiệm và sự chân thành
Tình yêu thương chính là giá trị cốt lõi làm nên vẻ đẹp của cuộc sống. Nó không chỉ giúp con người sống hạnh phúc hơn mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta hãy sống và lan tỏa tình yêu thương như một cách để làm cho cuộc đời này đáng sống hơn từng ngày
Chúng ta đừng ngại ngần khi trao cho nhau tình yêu, lòng yêu thương giữ người với người. Lòng yêu thương khi được trao đi không chỉ là món quà bạn dành tặng cho người khác mà còn là một điều tốt đẹp bạn làm cho chính mình. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 3: -Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
-Tác dụng:
Ngôi kể thứ ba giúp người đọc quan sát toàn cảnh câu chuyện một cách khách quan, đồng thời thể hiện sâu sắc nội tâm nhân vật, đặc biệt là nỗi sợ, sự cam chịu và bi kịch của Bào. Qua đó, tạo hiệu ứng đồng cảm và phê phán rõ rệt.
Câu 5: Nhận xét về nhân vật Bào:
– Bào là một cậu bé ngoan, chịu thương chịu khó, cam chịu số phận nhưng cũng có lúc phản kháng. Dù bị đánh đập, Bào vẫn cố gắng làm theo lời sai khiến, thậm chí mạo hiểm tính mạng để làm hài lòng cậu chủ.
– Em là hình ảnh tiêu biểu cho thân phận trẻ em nghèo khổ trong xã hội xưa: bị áp bức, bóc lột, không được quan tâm như một con người.
Tình cảm, thái độ của tác giả:
Tác giả thể hiện sự xót thương sâu sắc với số phận trẻ em như Bào, đồng thời lên án mạnh mẽ sự bất công, tàn nhẫn của xã hội phong kiến và những người đại diện cho sự độc ác, vô cảm.
Câu 2: Tình huống truyện: Bào – một cậu bé ở đợ, buộc phải tìm cách bắt con chim vàng cho cậu chủ là Thẳng Quyên, vì sợ đòn roi và bị áp bức, em liều mình trèo cây để bắt chim, cuối cùng bị ngã chấn thương nặng, còn con chim cũng chết
Câu 4:
“Mắt Bào chập chờn thấy bàn tay mẹ thằng Quyên thò xuống. Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai.”
– Đây là một chi tiết mang tính biểu tượng sâu sắc. Cánh tay của Bào như khát khao được cứu giúp, được yêu thương, được đối xử như một con người. Nhưng tay em “chẳng với được ai”, thể hiện sự cô độc, tuyệt vọng của một đứa trẻ nghèo bị bóc lột, ngược đãi đến mức thân tàn ma dại, không còn chỗ bấu víu
– Cũng cho thấy sự lạnh lùng, vô cảm của người lớn, đặc biệt là bà chủ – người chỉ lo cho con chim vàng, chứ không hề quan tâm đến mạng sống của Bào