

Mã Thế Dương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin.
Câu 2
Đề tài chính của văn bản là: Thực trạng ô nhiễm nhựa và các giải pháp bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa.
Câu 3
Nội dung bao quát của văn bản:
Văn bản đề cập đến tình trạng ô nhiễm nhựa nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt là lượng lớn nhựa thải ra đại dương hằng năm. Vi nhựa đã xuất hiện trong nước uống, không khí và cả cơ thể người, gây nguy hiểm đến sức khỏe và môi trường. Văn bản kêu gọi hành động sớm và nêu lên giải pháp là hạn chế hoặc cấm sử dụng nhựa dùng một lần, khuyến khích tái chế và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
Câu 4
Chi tiết này nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm nhựa đến sức khỏe con người. Nó giúp người đọc nhận thức rõ hơn về tác hại của rác thải nhựa không chỉ đối với môi trường mà còn với chính bản thân con người, từ đó thúc đẩy ý thức và hành động bảo vệ môi trường.
Câu 5
Mỗi người cần nâng cao nhận thức và có hành động thiết thực trong việc hạn chế rác thải nhựa, đặc biệt là nhựa dùng một lần, để bảo vệ môi trường và sức khỏe của chính chúng ta.
Câu 6
Tôi đồng tình với giải pháp “cấm hoặc hạn chế nhựa dùng một lần” vì các sản phẩm này gây ra lượng rác thải khổng lồ, rất khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc hạn chế chúng sẽ góp phần giảm lượng rác thải nhựa, bảo vệ các hệ sinh thái và cả sức khỏe con người. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.
Đề 2:
Câu 1
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin.
Câu 2
Đề tài chính của văn bản là: Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam và vai trò của văn hóa giao thông trong việc giảm thiểu tai nạn.
Câu 3
Nội dung bao quát của văn bản:
Văn bản đưa ra số liệu về tai nạn giao thông tại Việt Nam trong năm 2023 và nêu rõ nguyên nhân chủ yếu là do ý thức kém của người tham gia giao thông. Từ đó, văn bản nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa giao thông an toàn, có trách nhiệm để giảm thiểu tai nạn.
Câu 4
Phân tích mối liên hệ giữa hành vi cá nhân và hậu quả tai nạn giao thông:
Hành vi thiếu ý thức như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, uống rượu bia khi lái xe,… là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông. Điều này cho thấy mỗi hành vi cá nhân đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng bản thân và người khác. Vì vậy, việc tuân thủ luật lệ và có trách nhiệm khi tham gia giao thông là rất quan trọng.
Câu 5
Văn hóa giao thông là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn giao thông. Mỗi người cần nâng cao ý thức, hành xử văn minh, đúng luật để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Câu 6
Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm “văn hóa giao thông bắt đầu từ mỗi người” vì mỗi cá nhân chính là một phần của giao thông. Khi mỗi người có ý thức chấp hành luật lệ, biết nhường nhịn, tôn trọng người khác thì tai nạn sẽ giảm, giao thông trở nên an toàn và văn minh hơn. Nếu ai cũng coi trọng sự an toàn và có trách nhiệm thì sẽ góp phần xây dựng một xã hội giao thông văn hóa, hiệu quả.
II. Phần viết:
Nguyễn Tuân được đánh giá là “nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”, ông có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng ông thoát li hiện thực, tìm về một thời vang bóng, tập “Vang bóng một thời” chính là tập truyện tiêu biểu nhất cho phong cách của ông trước cách mạng. Trong đó ta không thể không nhắc đến “Chữ người tử tù” với niềm trân trọng thú viết chữ tao nhã truyền thống.
“Chữ người tử tù” được in trong tập “Vang bóng một thời” xuất bản năm 1940, tác phẩm khi xuất hiện trên tạp chí Tao đàn có tên “Dòng chữ cuối cùng”, sau in thành sách đổi thành “Chữ người tử tù”. Tác phẩm đã truyền tải đầy đủ tinh thần của tác giả, cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm. “Chữ” là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca. “Người tử tù” là đại diện của cái xấu, cái ác, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Ngay từ nhan đề đã chứa đựng những mâu thuẫn gợi ra tình huống truyện éo le, gợi dậy sự tò mò của người đọc. Qua đó làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.
Tác phẩm có tình huống gặp gỡ hết sức độc đáo, lạ, chúng diễn ra trong hoàn cảnh nhà tù, vào những ngày cuối cùng của người tử tù Huấn Cao, một người mang chí lớn và tài năng lớn nhưng không gặp thời. Vị thế xã hội của hai nhân vật cũng có nhiều đối nghịch. Huấn Cao kẻ tử từ, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít chặt chẽ với nhau. Với tình huống truyện đầy độc đáo, đã giúp câu chuyện phát triển logic, hợp lí đẩy lên đến cao trào. Qua đó giúp bộc lộ tính cách nhân vật và làm nổi bật chủ đề của truyện: Sự bất tử của cái đẹp, sự chiến thắng của cái đẹp. Sức mạnh cảm hóa của cái đẹp.
Nổi bật trong tác phẩm chính là Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp và nổi tiếng khắp nơi: “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” tiếng tăm của ai khiến ai ai cũng biết đến. Cái tài của ông còn gắn liền với khát khao, sự nể trọng của người đời. Có được chữ của Huấn Cao là niềm mong mỏi của bất cứ ai, được treo chữ của ông trong nhà là niềm vui, niềm vinh dự lớn. Cái tài của Huấn Cao không chỉ dừng lại ở mức độ bình thường mà đã đạt đến độ phi thường, siêu phàm.
Không chỉ tài năng, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. “Khoảnh” ở đây có thể hiểu là sự kiêu ngạo về tài năng viết chữ, bởi ông ý thức được giá trị của tài năng, luôn tôn trọng từng con chữ mình viết ra. Mỗi chữ ông viết như một món quà mà thượng đế trao cho bản thân nên chỉ có thể dùng những chữ ấy để trao cho những tấm lòng trong thiên hạ. Trong đời ông, ông không vì uy quyền mà trao chữ cho ai bao giờ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Đặc biệt, tấm lòng thiên lương ấy còn thể hiện trong việc ông đồng ý cho chữ viên quản ngục: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, tấm lòng của Huấn Cao với những con người quý trọng cái đẹp, cái tài.
Ở Huấn Cao ta còn thấy được trong ông vẻ đẹp của một con người có nghĩa khí, khí phách hơn người. Ông là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản, đối đầu với triều đình. Khi bị bắt ông vẫn giữ tư thế hiên ngang, trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng… Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kinh chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.
Và đẹp đẽ nhất là cảnh cho chữ, cả ba vẻ đẹp của ông được hội tụ và tỏa sáng. Trên tấm vải trắng còn nguyên vẹn lần hồ, chữ Huấn Cao “vuông tươi tắn” nói lên hoài bão, tung hoành của một con người có khí phách. Ông không để tâm đến mọi điều xung quanh chỉ tập trung vào việc tạo ra những nét chữ tuyệt tác. Với việc quản ngục xin chữ, Huấn Cao cũng hiểu ra tấm lòng của quản ngục, trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.
Viên quản ngục là người có số phận bi kịch. Ông vốn có tính cách dịu dàng, biết trọng những người ngay thẳng, nhưng lại phải sống trong tù – môi trường chỉ có tàn nhẫn, lừa lọc. Nhân cách cao đẹp của ông đối lập với hoàn cảnh sống tù đầy, bị giam hãm. Ông tự nhận thức về ki kịch của mình, bi kịch của sự lầm đường lạc lối, nhầm nghề. Nhưng dù vậy, trong quản ngục vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp, tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông khao khát có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, và nếu không xin được chữ ông Huấn quả là điều đáng tiếc. Nhưng xin được chữ của Huấn Cao là điều vô cùng khó khăn: bản thân ông là quản ngục, nếu có thái độ biệt nhỡn, hay xin chữ kẻ tử tù – Huấn Cao, chắc chắn sẽ gặp tai vạ. Hơn nữa Huấn Cao vốn “khoảnh” không phải ai cũng cho chữ.
Trong những ngày cuối cùng của ông Huấn, quản ngục có hành động bất thường, biệt nhỡn với người tử tù. Cũng như Huấn Cao, vẻ đẹp tâm hồn của quản ngục được thể hiện rõ nhất ở đoạn cho chữ. Ông trân trọng, ngưỡng mộ nên đã bất chấp tất cả để tổ chức một đêm xin chữ chưa từng có. Ba con người, ba nhân cách cao đẹp chụm lại chứng kiến những nét chữ dần dần hiện ra…, viên quản ngục khúm lúm cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ, với thái độ sùng kính, ngưỡng mộ cái đẹp. Trước những lời giảng giải của Huấn Cao, viên quản ngục chắp tay vái người tù một vái, “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Tác phẩm đã sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thiên lương, khí phách và trọng đãi người tài. Đồng thời tác phẩm cũng thành công khi Nguyễn Tuân đã gợi lên không khí cổ xưa nay chỉ còn vang bóng. Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả, góp phần phục chế lại không khí cổ xưa của tác phẩm. Bút pháp đối lập tương phản vận dụng thành thục, tài hoa.
Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời ông cũng thể hiện tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ lòng yêu nước. Với nghệ thuật xây dựng tình huống đắc sắc, ngôn ngữ tài hoa đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, đặc biệt với thế hệ trẻ – những người sẽ gánh vác tương lai đất nước. Trong bối cảnh ấy, việc xác định cho mình một lí tưởng sống đúng đắn trở thành kim chỉ nam, là nền tảng để giới trẻ không ngừng nỗ lực, cống hiến và trưởng thành. Lí tưởng sống của thanh niên hôm nay không chỉ là khát vọng sống tốt, sống có ích, mà còn là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và xã hội.
Lí tưởng sống là những mục tiêu cao đẹp, là hướng đi mà mỗi người đặt ra cho mình trong suốt hành trình cuộc đời. Với thế hệ trẻ, lí tưởng sống cần gắn liền với khát vọng học tập, rèn luyện bản thân, lao động sáng tạo và cống hiến cho xã hội. Đó có thể là mong muốn trở thành bác sĩ cứu người, kỹ sư xây dựng đất nước, nhà khoa học khám phá tri thức, hay đơn giản là một công dân sống có đạo đức, trách nhiệm, yêu thương con người và có ý chí vươn lên.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều bạn trẻ ngày nay đang sống và phấn đấu theo lí tưởng đúng đắn. Họ chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, sống bản lĩnh và dám nghĩ dám làm. Trong các phong trào tình nguyện, hoạt động vì cộng đồng, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, góp phần lan tỏa lối sống đẹp trong xã hội. Nhiều người trẻ cũng khởi nghiệp, sáng tạo, ứng dụng công nghệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những điều đó chứng minh rằng, khi có lí tưởng sống đúng đắn, tuổi trẻ hoàn toàn có thể tạo ra những giá trị to lớn cho bản thân và cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít bạn trẻ chưa có định hướng rõ ràng, sống buông thả, chạy theo vật chất, sống ảo, thiếu trách nhiệm với cuộc sống. Một số người dễ bị tác động bởi lối sống thực dụng, ích kỷ, hoặc đánh mất phương hướng trước những khó khăn. Đây là điều đáng lo ngại, bởi nếu không có lí tưởng sống, con người sẽ dễ rơi vào lối sống vô nghĩa, thiếu động lực phấn đấu và dễ gục ngã trước thử thách.
Để xây dựng lí tưởng sống, mỗi bạn trẻ cần tự nhận thức về giá trị bản thân, xác định mục tiêu rõ ràng, không ngừng học hỏi, rèn luyện ý chí và đạo đức. Đồng thời, gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần đóng vai trò định hướng, giáo dục để thanh niên có cơ hội phát triển toàn diện và sống đúng với lí tưởng cao đẹp của mình.
Tóm lại, lí tưởng sống là ngọn đèn soi đường cho thanh niên trong hành trình chinh phục tương lai. Một thế hệ trẻ sống có lí tưởng là nền tảng vững chắc cho một xã hội phát triển bền vững và nhân văn. Mỗi người trẻ hãy biết sống, cống hiến và tỏa sáng theo cách của mình, bởi như nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu – Dấn thân vô là phải chịu tù đày – Là gươm kề cổ súng kề tai – Là thân sống chỉ còn một nửa…”. Chỉ khi sống có lí tưởng, tuổi trẻ mới thật sự đáng quý và ý nghĩa.
Trong đoạn trích “Trai anh hùng, gái thuyền quyên” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật Từ Hải hiện lên với hình tượng của một đấng anh hùng lý tưởng, mang vẻ đẹp phi thường cả về ngoại hình, khí chất lẫn hành động. Từ Hải không chỉ là người có chí khí lớn lao, khát khao tung hoành giữa trời đất, mà còn là người tình nghĩa, trọng ân nghĩa, thủy chung với Thúy Kiều – người con gái tài sắc nhưng bất hạnh. Trong cuộc gặp gỡ, Từ Hải thể hiện tấm lòng trượng nghĩa khi thấu hiểu nỗi oan của Kiều, hứa hẹn mang lại công bằng và hạnh phúc cho nàng. Từ hành động “gật đầu”, “cười rằng”, đến lời nói đầy quyết đoán, Từ Hải hiện lên như một bậc đại trượng phu có tấm lòng bao dung, trí tuệ sáng suốt và tình cảm sâu sắc. Qua đó, Nguyễn Du không chỉ xây dựng một hình mẫu anh hùng lý tưởng mà còn thể hiện ước mơ về công lý và hạnh phúc cho con người trong xã hội phong kiến đầy bất công. Nhân vật Từ Hải là biểu tượng cho khát vọng giải thoát và công bằng trong tâm thức Nguyễn Du.
Một sự sáng tạo nổi bật của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Từ Hải là ông đã lý tưởng hóa nhân vật này lên tầm vóc của một anh hùng phi thường, mang tầm vóc vũ trụ.
• Nếu trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, Từ Hải chỉ là một hào kiệt có thật, gần gũi đời thường, vẫn mang chất “giang hồ hiệp khách”, có học, có tiền, tính tình khoáng đạt, thì:
• Nguyễn Du đã nâng tầm nhân vật Từ Hải trở thành:
• Một đấng anh hùng trời sinh (“Đường đường một đấng anh hùng”),
• Có diện mạo oai phong lẫm liệt (“Râu hùm, hàm én, mày ngài…”),
• Có chí khí lớn lao, khát vọng tung hoành, cứu đời (“Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”).
=> Sự sáng tạo của Nguyễn Du là ở chỗ: ông không chỉ kể lại, mà còn nhấn mạnh lý tưởng và khát vọng của con người phi thường, từ đó thể hiện cái nhìn nhân văn và khát vọng công lý, tự do qua hình tượng Từ Hải.
Nhân vật Từ Hải được khắc họa bằng bút pháp lý tưởng hóa.
Tác dụng:
• Làm nổi bật hình tượng Từ Hải như một con người phi thường, vượt lên khỏi giới hạn của con người bình thường.
• Thể hiện khát vọng công lý, chính nghĩa và tự do – những lý tưởng cao đẹp mà tác giả gửi gắm qua nhân vật.
• Bút pháp lý tưởng hóa góp phần tạo nên một mẫu hình anh hùng đẹp trong lòng người đọc, đồng thời thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ của Nguyễn Du với Từ Hải.
Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả Từ Hải:
• “Râu hùm, hàm én, mày ngài”
• “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”
• “Đường đường một đấng anh hùng”
• “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”
• “Tấm lòng nhi nữ, tâm phúc tướng giao”
Nhận xét:
• Nguyễn Du sử dụng bút pháp lý tưởng hóa, ca ngợi Từ Hải là một anh hùng phi thường, mang vẻ đẹp oai phong, hào kiệt.
• Tác giả dành cho Từ Hải thái độ trân trọng, khâm phục, xem ông như hình mẫu lý tưởng của người nam nhi có chí lớn và khí phách hơn người.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên; râu hùm, hàm én, mày ngài; đường đường một đấng anh hào; côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài; gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo; tấm lòng nhi nữ; tâm phúc tương giao.
Cuộc gặp gỡ giữa chàng trai anh hùng và cô gái.