Nguyễn Phương Nhung

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Phương Nhung
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:
"Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của thiên tài". Thế giới luôn không ngừng đổi mới, con người cũng phải luôn không ngừng biến chuyến để song hành cùng xu hướng của thời đại. Và trên con đường ấy, sự không ngừng đối mới sáng tạo luôn là chìa khóa để con người hướng đến thành công. Vậy ta hiểu sáng tạo là gì? Sáng tạo là luôn đổi mới, luôn tìm tòi, khai thác những cái mới, những phương diện mới trên mọi lĩnh vực của cuộc sống và con người dường như đang không ngừng sáng tạo. Khả năng sáng tạo của con người là vô hạn, từ đời sống sinh hoạt đến môi trường làm việc và nghệ thuật, sức sáng tạo luôn không ngừng đem đến cho con người những phát hiện mới về cuộc sống, xã hội. Chúng ta biết và hiểu rằng xã hội đang ngày một thay đổi và ngày càng tiến bộ hơn, nên bản thân ta cũng luôn phải thích ứng và thay đổi, đó là điều cơ bản để có thể tồn tại. Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn đã cũ, chẳng những vừa đánh mất cơ hội của chính bản thân ta mà còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại. Thử đặt câu hỏi rằng nếu không có sự sáng tạo, liệu những con người như Edisson, Picasso,…có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại không, và chính bản thân chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật, những đồ vật tiện ích để sử dụng hay không? Ví như nghệ thuật, sự sáng tạo cũng nắm một vai trò vô cùng quan trọng, vì bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo và những người nghệ sĩ là những nhà sáng tạo, bởi lẽ sự lặp lại, quen nhàm theo một lối mòn là cái chết của nghệ thuật. Vậy mà hiện nay ở một góc nào đó trong xã hội này vẫn còn những kẻ thụ động, lười suy nghĩ,…đó là những con người đáng bị xã hội phê phán và bản thân họ cũng cần thay đổi tư duy của chính mình. Và nếu một xã hội mà không được vận hành bằng yếu tố sáng tạo không ngừng của con người, thì xã hội đó sẽ dần lạc hậu, bị tụt lại phía sau. Sức sáng tạo đã đem đến cho cuộc sống những sự đối mới không ngừng trong nền văn minh hiện đại. Sự sáng tạo không ngừng của các lớp thế hệ trẻ của đất nước sẽ đưa xã hội con người đến một thế giới mới, thế giới của văn minh, sáng tạo và hiện đại.
Câu 2:
Có những vùng đất khi nhắc đến, người ta nghĩ ngay đến màu mỡ của đất, sự trù phú của thiên nhiên, nhưng cũng có những miền quê như miền Nam Bộ, lại khiến lòng người xao xuyến bởi chính cái tình đậm đà, cái nghĩa sâu nặng của con người nơi ấy. Trong “Biển người mênh mông” – một truyện ngắn đượm buồn nhưng đầy nhân văn của Nguyễn Ngọc Tư – hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo đã hiện lên như hai dòng phù sa nhỏ, lặng lẽ bồi đắp nên vẻ đẹp mộc mạc, chân thành mà sâu sắc của con người Nam Bộ giữa dòng chảy đời thường.

“Biển người mênh mông” là truyện ngắn đầy cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư kể về hai nhân vật là Phi – một thanh niên lớn lên trong cảnh thiếu thốn tình cảm gia đình, sống cô độc sau khi bà ngoại mất và ông Sáu Đèo – một người hàng xóm già, nghèo khổ, mang trong mình nỗi day dứt suốt đời vì trót lỡ lời khiến vợ bỏ đi. Cả hai con người cô đơn ấy tình cờ gặp nhau, chia sẻ sự quan tâm giản dị và hình thành mối gắn bó sâu sắc. Trước khi rời đi tiếp tục hành trình tìm vợ, ông Sáu nhờ Phi nuôi giúp con chim bìm bịp như một sự gửi gắm niềm tin và tình nghĩa. Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm tình người, phản ánh vẻ đẹp của những con người miền Tây hiền hậu, thủy chung và giàu tình cảm giữa cuộc đời mênh mông, xô bồ.

Phi là một đứa trẻ sinh ra trong cảnh không cha, thiếu mẹ, lớn lên trong sự thiếu vắng tình yêu thương đầy đủ từ gia đình. Cuộc sống của anh từ bé đã là chuỗi những ngày dài cô độc. Trong ánh mắt của người cha, Phi là “vết tích”, là sự nghi ngờ không bao giờ xóa nhòa. Anh lớn lên bằng những vết cắt âm thầm trong tâm hồn, bằng sự bất cần lặng lẽ – một kiểu phản ứng quen thuộc của những tâm hồn bị tổn thương quá sớm. Thế nhưng, đằng sau dáng vẻ có phần luộm thuộm và lầm lũi ấy lại là một tấm lòng thủy chung và trọn vẹn. Phi không nói nhiều, không than phiền, chỉ âm thầm tiếp nhận mọi thiệt thòi mà cuộc đời mang lại. Khi ông Sáu Đèo – người hàng xóm nghèo – rời đi, Phi đã nhận nuôi con bìm bịp của ông như một lời hứa không lời, một sự nối tiếp nghĩa tình giữa những tâm hồn cô quạnh. Chính hành động ấy đã hé lộ vẻ đẹp âm thầm nhưng sâu sắc của người trẻ miền Tây, họ tử tế, lặng lẽ, không phô trương mà đậm tình người.

Nếu Phi đại diện cho thế hệ trẻ cô độc và nhiều trăn trở, thì ông Sáu Đèo là hiện thân của lớp người cũ – giàu trải nghiệm, chất phác, nặng tình. Cả cuộc đời ông là một hành trình lênh đênh trên sông nước để tìm lại người vợ đã bỏ đi trong một lần ông say xỉn, buông lời nặng nhẹ. “Kiếm để xin lỗi chớ làm gì bây giờ” – câu nói giản dị nhưng lay động đến tận đáy lòng. Đó không chỉ là lời ăn năn muộn màng, mà còn là biểu hiện của một nhân cách giàu nghĩa tình, thủy chung đến khắc khoải. Trong một thế giới đầy biến động, ông Sáu vẫn giữ được ngọn lửa yêu thương nguyên vẹn – thứ tình cảm giản dị mà chẳng phải ai cũng đủ sức gìn giữ suốt cả đời.

Nguyễn Ngọc Tư đã rất tài tình khi để hai con người cô đơn ấy gặp nhau, chia sẻ với nhau những nỗi buồn riêng – như hai khúc sông nhỏ hợp lại thành dòng, rồi lặng lẽ trôi giữa “biển người mênh mông”. Qua Phi và ông Sáu Đèo, ta cảm nhận được chất người Nam Bộ thấm đẫm trong từng chi tiết: chất phát mà sâu lắng, nghèo mà giàu nghĩa, đơn sơ mà đầy yêu thương. Đó là vẻ đẹp không ồn ào, không rực rỡ, nhưng đủ sức neo giữ những tâm hồn nhạy cảm giữa một thế giới dễ dàng bỏ quên nhau.

Nguyễn Ngọc Tư đã kể câu chuyện theo một lối viết nhẹ như gió đồng, thấm như phù sa – không ồn ào mà lay động. Lối tự sự dung dị, lối đối thoại đậm chất Nam Bộ cùng những chi tiết đời thường tưởng như vô nghĩa nhưng lại chạm sâu vào cảm xúc người đọc. Không gian sông nước, nhân vật cô đơn, giọng văn trữ tình đượm buồn... tất cả hòa quyện tạo nên một bản tình ca man mác về tình người, nghĩa cũ giữa “biển người mênh mông”.

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, những con người như Phi và ông Sáu Đèo khiến ta nhận ra rằng: dẫu “biển người” có mênh mông đến đâu, thì tình người – nếu còn – vẫn là chiếc phao cứu rỗi những tâm hồn. Và con người Nam Bộ, với cái tình đằm thắm, chân chất ấy, mãi là một phần thiêng liêng trong ký ức của văn học Việt Nam.

Câu 1:
- Kiểu văn bản của ngữ liệu là văn bản thông tin.
Câu 2: Một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi:
- Rao hàng bằng “Cây bẹo”, cắm dựng đứng trên ghe xuống.
- "Bẹo” hàng bằng các âm thanh lạ tai từ những chiếc kèn.
- Các cô gái bán đồ ăn thức uống thì "bẹo hàng" bằng lời rao.
Câu 3:
* Tác dụng của việc sử dụng tên các địa danh trong văn bản trên:
- Xác thực và làm rõ phạm vi phân bố của các chợ nổi miền Tây.
- Tăng tính thuyết phục và cụ thể cho người đọc, giúp hình dung rõ nét không gian văn hóa sông nước.
- Gợi niềm tự hào về bản sắc địa phương, quảng bá văn hóa vùng miền.
Câu 4:
* Tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản trên:
- Giúp người đọc có cái nhìn trực quan về thông tin, tăng tính xác thực cho thông tin
- Tăng hiệu quả giao tiếp giữa người mua và người bán
- Tạo điểm nhấn độc đáo
Câu 5: Vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây:
- Chợ nổi là một nét văn hóa độc đáo, vừa góp phần thúc đẩy kinh tế vùng sông nước, vừa thể hiện lối sống gắn bó với thiên nhiên, tình người đậm đà của người dân miền Tây. Nơi đó không chỉ là chốn mua bán mà còn là không gian lưu giữ những thanh âm, sắc màu và hồn cốt của một miền quê bình dị mà sâu lắng. Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, chợ nổi như một mảnh hồn quê neo giữ những giá trị truyền thống đẹp đẽ đang dần mai một.