Nguyễn Tiến Đạt

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Tiến Đạt
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

_Thường xuyên cắt tỉa, quét vôi gốc cây, vệ sinh vườn để hạn chế nơi trú ẩn của sâu hại.

_Quản lí vườn hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể thiên địch phát triển để hạn chế sự phát triển của sâu hại.

_ Kịp thời sử dụng các biện pháp phù hợp để tiêu diệt sâu hại (bắt tay, bẫy, thuốc trừ sâu sinh học, hoá học...) ưu tiên sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

* Ưu điểm:

- Chi phí thấp: Giâm cành không yêu cầu nhiều thiết bị phức tạp, giảm chi phí đầu tư.

- Nhanh chóng: Cây giâm cành phát triển nhanh hơn so với trồng từ hạt, giúp tiết kiệm thời gian.

- Duy trì đặc tính di truyền: Cây con giữ lại các đặc tính tốt của cây mẹ như năng suất, chất lượng quả.

- Dễ thực hiện: Phương pháp đơn giản và dễ áp dụng, phù hợp với những người không có nhiều kinh nghiệm.

* Nhược điểm:

- Giới hạn cây có thể giâm cành: Không phải tất cả các loại cây đều có thể giâm cành thành công, đặc biệt là các cây khó ra rễ.

- Khả năng nhiễm bệnh: Cành giâm có thể mang theo mầm bệnh từ cây mẹ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.

- Cây con yếu hơn cây mẹ: Cây giâm cành có thể phát triển kém, ít bền vững hơn cây mẹ về khả năng chống chịu điều kiện môi trường.

- Giới hạn số lượng cây con: Mỗi cây mẹ chỉ có thể cung cấp một số lượng cành giâm nhất định, không thể nhân giống số lượng lớn cây trong thời gian ngắn.

Để cây ăn quả phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ít mưa, nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Chọn giống cây phù hợp: Ưu tiên các giống cây chịu hạn tốt như xoài, điều, thanh long.

- Cải thiện đất trồng: Bổ sung chất hữu cơ, phân bón giữ ẩm tốt (như phân chuồng hoai mục, mùn cưa).

- Tưới nước hợp lí: Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới vào sáng sớm và chiều muộn để giảm bốc hơi.

- Phủ gốc giữ ẩm: Dùng rơm rạ, lá khô hoặc màng phủ nông nghiệp để hạn chế mất nước.

- Trồng cây chắn gió: Giúp giảm tốc độ gió, hạn chế mất nước từ lá.

- Cắt tỉa hợp lí: Giữ tán cây hợp lí để giảm thoát hơi nước nhưng vẫn đảm bảo quang hợp.

- Bước 1. Chọn cành chiết:

+ Chọn cành đã trưởng thành (lá có màu xanh đậm). Chọn cành ở ngoài tán, đường kính khoảng 1 - 2 cm, cành không có hoa, quả hay lộc non.

+ Cắt bỏ phần lá, cành không cần thiết, gây vướng khi thao tác.

- Bước 2. Khoanh vỏ:

+ Khoanh tròn vỏ cành chiết ở hai vị trí cách nhau khoảng 3 - 5 cm.

+ Dùng mũi dao tách bỏ phần vỏ đã khoanh. Cạo sạch, loại bỏ lớp vỏ trắng sát phần gỗ.

+ Phơi khô 2 - 3 ngày trước khi bó bầu (nếu có điều kiện).

- Bước 3. Xử lí cành chiết:

+ Bôi chất kích thích ra rễ vào vết cắt khoanh vỏ về phía ngọn (vì rễ sẽ mọc ra từ phần này).

- Bước 4. Bó cành chiết:

+ Viên tròn giá thể, đường kính gấp 10 lần đường kính cành.

+ Chia viên giá thể thành hai phần, đặt hai phần giá thể bao quanh vết khoanh vỏ và bó kín vị trí khoanh vỏ.

+ Dùng tấm nilon sinh học bọc giá thể và buộc cố định bằng dây mềm kín hai đầu để giữ ẩm.

- Bước 5. Cắt cành chiết:

+ Sau khi chiết cành 45 - 60 ngày, nếu quan sát thấy rễ mọc ra chuyển từ màu trắng sang màu nâu vàng, tiến hành cắt cành chiết sát phía dưới bầu giá thể.

+ Bỏ lớp nilon bọc giá thể và gom vào nơi quy định; cắt bỏ bớt cành, lá; trồng vào túi bầu mới và đặt trong nhà ươm cây hoặc nơi có giàn che nắng trong khoảng 30 ngày.