Sùng A Páo

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Sùng A Páo
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1. (2.0 điểm) a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn - Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. - Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa lao động và ước mơ. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Giải thích: ++ Ước mơ là những khát vọng, hoài bão tốt đẹp mà con người hướng tới. ++ Lao động là quá trình con người nỗ lực làm việc để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội. + Mối quan hệ giữa lao động và ước mơ: Ước mơ tạo động lực thúc đẩy con người cố gắng, nỗ lực trong lao động. Lao động là con đường hiện thực hóa ước mơ, giúp con người rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm. Không có lao động, ước mơ mãi chỉ là những ý tưởng viển vông, thiếu thực tế. + Dẫn chứng: Những tấm gương vượt khó thành công nhờ sự kiên trì lao động để theo đuổi ước mơ (như thầy Nguyễn Ngọc Ký, nhà bác học Edison…). (HS tự rút ra bài học nhận thức và hành động cho chính mình.) d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2. (4.0 điểm) a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích, đánh giá tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ "Nhớ". c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận: - Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: + Khái quát chung về tác giả, tác phẩm. + Khái quát về nhân vật trữ tình và tâm trạng được thể hiện trong bài thơ: ++ Nhân vật trữ tình: Có thể là một người lính, cũng là một người yêu. Tâm trạng của nhân vật trữ tình có sự hòa quyện giữa tình yêu đất nước với tình yêu đôi lứa. ++ Tâm trạng: Sự nhớ nhung khôn nguôi - tuy chiến tranh khốc liệt nhưng nhân vật trữ tình vẫn gửi gắm tình yêu đối với người yêu và đất nước, thể hiện một tình cảm đầy hi sinh và quyết tâm. + Sự vận động và phát triển tâm trạng của nhân vật trữ tình: ++ Nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng nhớ nhung da về người yêu và cuộc sống chiến đấu: Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh - ánh sao thể hiện khát khao được kề cận, gần gũi trong những đêm dài cô đơn; Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh - thể hiện sự mong nhớ, tình yêu mãnh liệt của người lính trong những năm tháng khó khăn nhất. ++ Bên cạnh đó là tâm trạng yêu thương, sự gắn kết giữa tình yêu cá nhân và tình yêu quê hương: Câu Anh yêu em như anh yêu đất nước cho thấy tình yêu người lính dành cho người yêu cũng là tình yêu dành cho đất nước. Như vậy, tình yêu của người lính có sự hòa quyện với tình yêu nước. Câu Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước cho thấy tâm trạng nhớ nhung không chỉ qua không gian mà còn trong từng bước hành quân, từng bước đi của cuộc sống. Tình yêu của người yêu như một nguồn động lực thúc đẩy người chiến sĩ trong mọi hành động. ++ Không những vậy, nhân vật trữ tình còn thể hiện sự kiên định, bền bỉ trong tình yêu và trong chiến đấu: Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt là hình ảnh thể hiện sự kiên định, bền bỉ, dù trong hoàn cảnh khó khăn thì tình yêu và lí tưởng ấy vẫn luôn sáng ngời. Và câu Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời thể hiện quyết tâm lớn lao của nhân vật trữ tình. => Nhận xét: Tâm trạng của nhân vật trữ tình có sự phát triển từ sự nhớ nhung về người yêu đến tình yêu quê hương, đất nước và lòng quyết tâm chiến đấu. Những cảm xúc này được liên kết chặt chẽ, thể hiện sự hòa quyện giữa tình yêu cá nhân và tình yêu đất nước. Tâm trạng trong bài thơ không chỉ đơn thuần là sự nhớ nhung mà còn là sự kiên định, bền bỉ và hi sinh cho đất nước. Đây là tâm trạng của những người lính trong chiến tranh, vừa yêu thương, vừa chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. * Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 1. (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản: Nghị luận.

Câu 2. (0.5 điểm)

Vấn đề: Vai trò, ý nghĩa của lao động.

Câu 3. (1.0 điểm)

- Những bằng chứng được đưa ra là: "Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy.".

- Nhận xét: Đây đều là những bằng chứng điển hình, sinh động, được mọi người dễ dàng thừa nhận, có tác dụng làm tăng tính thuyết phục của văn bản đồng thời cũng giúp việc tiếp nhận vấn đề nghị luận trở nên nhẹ nhàng hơn.

Câu 4. (1.0 điểm)

    Nếu con người hiểu được niềm vui, ý nghĩa của lao động; coi lao động là cống hiến, vun đắp, là khám phá cuộc sống thì người đó sẽ hạnh phúc, ngay cả khi họ phải lao động vất vả, cực nhọc. Ngược lại, nếu con người không nhận ra ý nghĩa của lao động, coi lao động là nô dịch, khổ sai thì người đó sẽ luôn cảm thấy bất hạnh dẫu công việc của họ không quá nhọc nhằn. Vì vậy, chúng ta cần có nhận thức và thái độ đúng đắn về lao động.

Câu 5. (1.0 điểm)

- HS dựa vào trải nghiệm thực tế và ý hiểu của bản thân sau khi đọc văn bản để trả lời. 

- Ví dụ: 

+ Thái độ coi thường những người lao động chân tay dù họ vẫn có những đóng góp nhất định cho cộng đồng. 

+ Một số người giàu có cho rằng con cháu họ không cần làm gì cũng có thể sống thoải mái với số tài sản đã có. Họ không nhận ra rằng chính lao động sẽ mang lại cho họ niềm vui và tạo nên giá trị cho con cháu của họ.

def should_swap(a, b): if a % 2 != 0 and b % 2 == 0: return True elif a % 2 == b % 2 and a > b: return True else: return False def bubble_sort_chan_le(arr): n = len(arr) for i in range(n - 1): for j in range(0, n - i - 1): if should_swap(arr[j], arr[j + 1]): arr[j], arr[j + 1] = arr[j + 1], arr[j] my_list = [64, 34, 25, 12, 22, 11, 90] bubble_sort_chan_le(my_list) print("Mảng đã sắp xếp:", my_list)

Bước 1. Nhập dãy số a[1], a[2], ..., a[n]. Bước 2. Tính tổng các phần tử của dãy số S = a[1] + a[2] + ... + a[n]. Bước 3. Kiểm tra nếu tổng S chia hết cho 2: Bước 3.1. Nếu đúng, trả về "Tổng chẵn". Bước 3.2. Nếu sai, trả về "Tổng lẻ". [1] Chuyển mô tả thành chương trình bằng phương pháp làm mịn dần: A = [int(input(f"Nhập phần tử thứ {i+1}: ")) for i in range(n)] Tính tổng các phần tử của dãy số S = a[1] + a[2] + ... + a[n]. → Làm mịn tiếp tại [2] if S%2 == 0: return "Tổng chẵn" else: return "Tổng lẻ" [2] Làm mịn chương trình tính tổng: S = 0 Duyệt dãy từ i = 0 đến n: → Có thể chuyển trực tiếp thành câu lệnh

Kiểm thử giúp xác nhận rằng chương trình hoạt động đúng như yêu cầu và giúp phát hiện các lỗi trong mã nguồn hoặc lỗi logic mà có thể không được phát hiện trong quá trình lập trình. Từ đón đảm bảo rằng phần mềm hoạt động ổn định và có thể tin cậy trong mọi tình huống. Ví dụ. Kiểm thử số nguyên tố: - Với các số nguyên tố (ví dụ: 2, 3, 5, 7) thì chương trình trả về kết quả đúng. - Với các số không phải là số nguyên tố (ví dụ: 4, 8, 9) thì kết quả trả về là sai.